1. John Stuart Mill - nhà kinh tế chính trị
John Stuart Mill (sinh ngày 20 tháng 5 năm 1806 – mất ngày 8 tháng 5 năm 1873), thường được viết dưới tên J. S. Mill, là nhà triết học, kinh tế chính trị và là công chức người Anh. Là một trong những nhà tư tưởng gây ảnh hưởng nhất lịch sử chủ nghĩa tự do, ông đóng góp trong nhiều lĩnh vực như lí thuyết xã hội, kinh tế chính trị, lý thuyết chính trị, và kinh tế chính trị. Mill được coi là "Nhà triết học Anh ngữ lớn nhất thế kỉ 19". Tư tưởng của ông về tự do bảo vệ cho quyền tự do cá nhân đối lập với mô hình nhà nước vô hạn và kiểm soát xã hội.
2. Tính chất và phạm vi chính sách kinh tế
Tác phẩm Principles of Political Economy (1848) của Mill đã hoàn thành mục đích nhiều gấp đôi. Một mặt, trình bày một tập hợp các nguyên tắc kinh tế có hệ thống và hoàn chỉnh hơn nội dung tác phẩm quan trọng của Ricardo. Mặt khác, thuyết triển khai phân tích kinh tế thật minh bạch vào trong lĩnh vực cải cách xã hội. Chính trong quan điểm sau cùng này phân biệt rõ nét công trình của Mill trong tư cách nhà kinh tế học.
Mill là người nhiệt thành đấu tranh cho tự do, đồng thời ông luôn quan tâm đến điều kiện của người nghèo. Quan tâm đến tự do cá nhân và thương mại, đôi lúc Mill tán thành những ngoại lệ đối với tự do cá nhân để nuôi dưỡng tự do thương mại. Trong quan điểm của ông, tự do cá nhân đòi hỏi tính bình đẳng cơ hội chứ không phải tính bình đẳng trong thu nhập hay tài năng. Vì thế ông nhận xét:
"... quả thật, nhiều người không nỗ lực nhiều hơn những người đã nỗ lực và thành công, không phải từ công trạng khác nhau, mà là sự khác nhau trong cơ hội, nhưng nếu tất cả đều thực hiện những gì mà lẽ ra khả năng của một chính phủ tốt phải làm, bằng chỉ thị và bằng lập pháp, để thu nhỏ sự bất bình đẳng cơ hội này, sự khác biệt tài sản phát sinh từ thu nhập riêng của con người không thể làm mếch lòng thích đáng”. (Principles, Robson (biên tập), trang 811).
Đối với Mill vấn đề quan trọng đối với tự do là cá nhân nên “tất cả khởi đầu công bằng”, và đây chính là vai trò trọng tâm của chính phủ khi hình thành các chính sách kinh tế, xã hội thúc đẩy cơ hội bình đẳng.
Mill chia sự can thiệp của chính phủ thành hai loại: (1) can thiệp “quyết đoán” ngăn cấm hay hạn chế các tác động thị trường và (2) can thiệp “hỗ trợ” làm tăng tác động thị trường. Hai loại can thiệp này cũng có thể nghĩ theo nghĩa khái niệm trước đó và sau đó. Sự bình đẳng trước đó quy cho những can thiệp nhằm bảo đảm rằng cá nhân khởi đầu công bằng, nghĩa là tất cả vận động viên chạy đua đều ở cùng điểm xuất phát. Sự bình đẳng sau đó quy cho những can thiệp chẳng hạn như đánh thuế cố gắng áp đặt một số tiêu chuẩn công bằng vào kết quả thực của các tiến trình xã hội liên quan đến rủi ro và tính không chắc. Cả hai loại bình đẳng đều tạo ra từ cùng chính sách xã hội, nhưng nói chung sự phân chia này hữu ích khi phân tích các quan điểm chính sách của Mill.
3. Mill bàn về việc đánh thuế và sự bần cùng
Như Adam Smith, Mill là người ủng hộ việc đánh thuế theo tỉ lệ. Mặc dù về nguyên tắc ông cho rằng thuế thu nhập theo tỉ lệ có thể công bằng nhất, Mill không thiết tha khi đặt sự tin cậy duy nhất vào thuế thu nhập như nguồn thu nhập của chính phủ. Tránh thuế, gian lận, và thực hiện không đúng trong việc thu thuế là kết quả không thể tránh khi thuế thu nhập bị thực thi nghiêm khắc. "Tính không trung thực trong thương mại là tác dụng chắc chắn trong thuế thu nhập của Sir Robert Peel, và sẽ không bao giờ biết thuế có thể tính bao nhiêu đối với sản phẩm có hại ấy. Hoặc có bao nhiêu trường hợp thu nhập giả là tình trạng không nhìn nhận phải nộp phạt". (Essays, trang 702). Mill biện minh cho thuế thu nhập sao cho người giàu phải chia sẻ phần đóng thuế của họ.
Ông nhấn mạnh “sự hy sinh bình đẳng”, nhưng ông cũng thể hiện nhiều quan tâm đến tác dụng của việc đánh thuế về điều kiện của người nghèo. Mill bảo trợ ba chính sách đánh thuế khác nhau nhắm vào giảm nghèo: miễn thuế đối với một số thu nhập, thuế thừa kế, và một số’ hạn chế hàng xa xỉ phẩm.
4. Thuế thu nhập
Đối với Mill, thuế ít khó chịu nhất trong các loại thuế là thuế thu nhập “đánh giá công bằng”. Ông mong muốn các mức thuế phải theo tỉ lệ với tất cả mức thu nhập, với sự miễn trừ có sẵn dành cho mọi thu nhập nằm dưới một số lượng nhất định. Năm 1857, ông cho rằng mức thuế tối thiểu nên ấn định là 100 bảng Anh, mặc dù yếu tố kiểm soát phải là một số lượng nào đó cần phải có đ J mua “những gì cần thiết cho dân số hiện hữu”. Mill đưa ra lập luận một giai đoạn xa hơn bằng cách đấu tranh cho một mức thuế thấp đối với sự tăng dần thu nhập kế tiếp (từ 100 đến 150 bảng Anh) trên cơ sở thuế gián thu lũy giảm và giảm nhiều nhất đối với mức thu nhập cá nhân từ 50 đến 150 bảng Anh (Principles, Robson (biên tập), trang 830). Đề xuất của Mill không hình thành một chương trình thu nhập tối thiểu vì không đảm bảo cho mọi người có thu nhập 100 bảng Anh, đơn thuần chỉ miễn đánh thuế cho những ai có thu nhập thấp hơn mức này. Mill tìm cách gắn vào hệ thống thuế những động cơ cho cá nhân làm việc. Sự miễn thuế quan trọng khi loại bỏ sự nản chí biên tế kiếm được trong sô' những giai cấp nghèo nhất trong xã hội.
Cùng lập luận, thuế theo tỉ lệ được ưa thích hơn thuế thu nhập lũy tiến. Mill nhận xét:
“Muốn đánh thuế những người có thu nhập lớn hơn ở tỉ lệ phần trăm cao hơn những người có thu nhập ít hơn, là phải áp đặt thuế ở công nghiệp và kinh tế, để áp đặt mức phạt lên những người đã làm việc chăm hơn và tiết kiệm nhiều hơn láng giềng của họ. Đây không phải là tài sản kiếm được, mà là những tài sản không kiếm mà có, chính là vì công ích nên phải đặt trong giới hạn”. (Principles, Ashley (biên tập), trang 808).
5. Thuế thừa kế và tiêu dùng
Mill nhận thấy thuế thừa kế như một phương tiện đền bù những bất công quá đáng về tài sản và nhằm khuyến khích một tình huống trong đó tất cả đều khởi đầu thật công bằng, ông cho rằng:
“Thuế thừa kế và tài sản kế thừa, vượt quá một số lượng nhất định, đều phải chịu mức thuế thích đáng cao hơn: và thu nhập từ số này sẽ nhiều khi có thể thực hiện được nhưng không làm tăng sự thoái thác, bằng cách biếu inter vivos (giữa những người đang sống) hoặc che giấu tài sản, chẳng hạn như không thể kiểm tra thích đáng”. (Principles. Ashley (biên tập), trang 809).
Mill không phản đối nguyên tắc tăng dần (mức cao hơn hay số lượng lớn hơn) trong vấn đề thuế thừa kế như ông đã làm trong vấn đề thuế thu nhập. Sự khác biệt này là vấn đề động cơ, và của cải có được so với của cải không kiếm mà có.
Việc đánh thuế nói chung là phương tiện để tái phân bố của cải, và trong thời đại của ông, Mill nghĩ rằng thuế gián thu, chẳng hạn như thuế đánh vào hàng hóa, không tương xứng với người nghèo, nhất là quá nhiều thuế đều đánh vào “những mặt hàng cần thiết”, ông tán thành sự phân biệt có chọn lọc trong việc áp đặt những loại thuế nhập khẩu và mức tiêu dùng sao cho gánh nặng của việc đánh thuế không đánh quá mức đối với người nghèo. Ông không đặt vấn đề tính tỉ lệ hay tính hợp pháp của những loại thuế này, nhưng ông phản đối gánh nặng tương đối của chúng:
“Thuế hiện nay gần như mang lại tổng số thu nhập của thuế nhập khẩu và thuế hàng hóa đánh vào đường, cà phê, chè, rượu vang, bia, rượu mạnh và thuốc lá đều nằm trong chính bản thân chúng, nơi phần lớn thu nhập là điều cần thiết, những loại thuê' cực kỳ thích đáng, nhưng hiện tại cực kỳ bất công, từ trọng lượng bất đối xứng mà họ áp đặt cho các giai cấp nghèo hơn... Có lẽ hầu hết những loại thuế này có thể giảm bớt nhiều mà không gây nên bất kỳ thiệt hại về thu nhập vật chất nào”. (Principles, Robson (biên tập), trang 872).
Thậm chí yêu cầu thu nhập được ngăn lại bằng các nguyên tắc của thuyết phân phối sự đánh thuê' công bằng của Mill.
Quan tâm của Mill rằng người nghèo phải thụ hưởng cơ hội bình đẳng cũng giải thích cho sự ủng hộ của ông về thuế xa xỉ phẩm, nhất là thuế đánh vào các mặt hàng “đua đòi”. Ông tuyên bố sự chi tiêu của người giàu không:
“Phải vì lợi ích của sự ưa thích được cung cấp bằng những món hàng mà tiền được chi ra không cần suy nghĩ, và quan điểm cho rằng họ phải chi tiêu nhàn thế như là phần thêm vào địa vị... là đối tượng đáng đánh thuế nhất”. (Principles, Ashley (biên tập), trang 869).
Kết hợp tất cả những đề xuất này với nhau và công nhận yêu cầu tài chánh của nhà nước, Mill tìm cách đề xuất tính bình đẳng cơ hội bằng cách khuyến khích làm việc, giảm gánh nặng lũy thoái của thuế gián thu đối với người nghèo, và đền bù cho người nghèo bằng thuế thừa kế cao, lũy tiến. Tiếp cận tích hợp của Mill đối với chính sách kinh tế, vì thế đề xuất một chương trình sử dụng giảm thuế. Sự phân bố thu nhập nhất quán với cơ hội bình đẳng có thể và nên thay đổi, theo quan điểm của Mill, bằng khả năng lập pháp. Nhưng sự ủng hộ gián tiếp thông qua giảm thuế bản thân nó vẫn chưa đủ. Mill dự định có hình thức ủng hộ trực tiếp hơn.
LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)