Mục lục bài viết
- 1. Khái niệm tranh chấp quốc tế
- 2. Đặc điểm của tranh chấp quốc tế
- 3. Phân loại tranh chấp quốc tế
- 3.1. Dựa vào Số lượng các bên trong tranh chấp:
- 3.2. Dựa vào chủ thể tranh chấp
- 3.3. Dựa vào tính chất tranh chấp
- 4. Nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế
- 5. Các đặc điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật Biển 1982
1. Khái niệm tranh chấp quốc tế
Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong đó các chủ thể của LQT có những quan điểm mâu thuẫn trái ngược nhau và gắn với đó là các yêu sách hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau.
2. Đặc điểm của tranh chấp quốc tế
Chủ thể: Là CT của LQT. Những TC giữa 1 bên là CT LQT với bên kia không phải CT LQT không được coi là tranh chấp quốc tế.
Đối tượng: Đa dạng, phát sinh trong mọi LV của ĐSQT.
Tính chất: Không chỉ có sự mâu thuẫn trong quan điểm mà còn gắn với đó là các yêu sách hay những đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau.
Phân biệt với: “tình thế quốc tế” –mới chỉ dừng ở mức độ: các bên có quan điểm trái ngược nhau.
VD: vấn đề hạt nhân ở Iran. Mỹ cho rằng Iran làm giàu Uranium để sản xuất hạt nhân, nhưng Iran bác bỏ và nói răng làm giàu uranium để sản xuất điện năng.
- Cơ chế giải quyết TC: Áp dụng các biện pháp hòa bình giải quyết TCQT. Các bên TC được hoàn toàn tự do thỏa thuận để lựa chọn một biện pháp giải quyết TC, tuy nhiên những biện pháp đó phải dựa trên các NT cơ bản của LQT như NT hòa bình giải quyết TCQT, NT không dùng vũ lực hay đe dọa dùng VL trong quan hệ QT.
- Luật áp dụng: Luật QT bao gồm các NT và QPPLQT. PL QG chỉ được sử dụng để giải quyết TCQT trong trường hợp giải quyết CT tại trọng tài QT và phải có sự thỏa thuận của các chủ thể => phù hợp với NT bình đẳng về chủ quyền giữa các QG.
3. Phân loại tranh chấp quốc tế
3.1. Dựa vào Số lượng các bên trong tranh chấp:
+ tranh chấp song phương (Thái Lan, Camphuchia – đền Preah Vihear).
+ tranh chấp đa phương (tranh chấp có tính chất khu vực: biển Đông – 5 nước 6 bên, tranh chấp có tinh chất toàn cầu).
3.2. Dựa vào chủ thể tranh chấp
+ Tranh chấp giữa các quốc gia (biển Đông)
+ Tranh chấp giữa các TCQT
+ Tranh chấp giữa QG với tổ chức QT (tranh chấp TM giữa Nga và EU về việc Moskva áp mức thuế cao đối với nông sản và hàng chế tạo xuất khẩu của EU).
– Dựa vào nội dung tranh chấp
+ Tranh chấp về kinh tế thương mại
+ Tranh chấp về biên giới lãnh thổ: Về phân định ranh giới biển có các vụ như vụ kiện về thềm lục địa giữa Đức và Đan Mạch năm 1967, vụ giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ kỳ năm 1976, vụ giữa Mỹ và Canada năm 1981, vụ giữa Ukraina và Romania năm 2010; Liên quan tranh chấp biên giới trên đất liền có các vụ như vụ kiện về đền Preah Vihear giữa Campuchia và Thái Lan năm 1957, vụ kiện giữa Libya và CH Chad năm 1990, vụ kiện giữa Benin và Nigeria năm 2002.
+ TC về bảo hộ công dân
3.3. Dựa vào tính chất tranh chấp
+ Tranh chấp chính trị: tranh chấp về việc thực hiện chủ quyền quốc gia
+ Tranh chấp pháp lý: tranh chấp liên quan đến việc giải thích, áp dụng quy phạm pháp Luật quốc tế
Phân loại để xác định biện pháp giải quyết tranh chấp và xác định thẩm quyền của các thiết chế giải quyết tranh chấp. Phân loại chỉ mang tính tương đối, một tranh chấp có thể bao gồm nhiều yếu tố trên.
Ví dụ về tranh chấp quốc tế: Tranh chấp giữa TL và Campuchia về ngôi đền Preah Vihear: Do ngôi đền nằm ở một khu vực không được phân định rõ ràng trên biên giới Campuchia và Thái Lan nên tranh chấp đã xảy ra giữa 2 quốc gia trong nhiều thập niên. Sau khi Preah Vihear được công nhận là Di sản thế giới, xung đột đã nổ ra gây thương vong cho cả 2 phía. Ngày 11/11/2013, Tòa án Công lý Quốc tế ra phán quyết rằng khu vực quanh ngôi đền cổ này thuộc về Campuchia và tuyên bố Thái Lan phải rút quân đội và cảnh sát khỏi Preah Vihear.
4. Nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế
Sự hình thành và phát triển nguyên tắc “giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế” gắn liền với sự hình thành và phát triển của nguyên tắc “cấm đe dọa dùng vũ lực và dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế”, và là hệ quả tất yếu của nguyên tác trên.
Trong thực tiễn quốc tế, tranh chấp luôn là khả năng tiềm ẩn phát sinh từ các mối quan hệ giữa các quốc gia. Đó là hoàn cảnh cụ thể mà trong đó các chủ thể Luật quốc tế có những quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau, không thống nhất được về quyền và lợi ích xung đột, mâu thuẫn.
Trong hệ thống các Công ước The Hague năm 1899 và năm 1907 có Công ước về hòa bình giải quyết xung đột quốc tế, là Công ước đa phương đầu tiên đề cập đến vấn đề quan trọng này. Tuy nhiên, Công ước này mới chỉ đưa ra lời kêu gọi các quốc gia tự nguyện thực hiện các biện pháp trung gian, hòa giải trước khi dùng vũ lực.
Quy chế Hội quốc liên ở mức độ nhất định đã đưa ra quyền của các quốc gia dùng chiến tranh như là phương tiện giải quyết tranh chấp, lần đầu tiên đã xác định nghĩa vụ của các quốc gia giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình như giải quyết ở tòa án hoặc đưa ra Hội đồng của Hội quốc liên. Quy định này không mang tính chất là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc của mọi quốc gia và việc giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình chỉ được coi là khả năng có thể xảy ra khi có tranh chấp mà thôi.
Liên hiệp quốc cùng với bản Hiến chương Liên hợp quốc lần đầu tiên đã nâng vấn đề giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế lên thành nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia. Khoản 3 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc ghi nhận “Thành viên Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng phương pháp hòa bình, làm thế nào khỏi nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế cũng như đến công lý”.
Thế nào là “tranh chấp quốc tế”? Luật quốc tế chưa có một định nghĩa chính xác về tranh chấp quốc tế được thừa nhận rộng rãi, nhưng đa số các tác giả đều cho rằng tranh chấp quốc tế là những vấn đề phát sinh giữa các chủ thể Luật quốc tế và những bất đồng về các vấn đề cơ bản của quan hệ quốc tế.
Nguyên tắc “giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế” được ghi nhận lần đầu tiên trong Hiến chương Liên hợp quốc và được khẳng định rõ ràng trong Tuyên bố năm 1970, trong đó chỉ rõ “mỗi quốc gia giải quyết tranh chấp quốc tế của mình với các quốc gia khác bằng phương pháp hòa bình để không dẫn đến đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế và công bằng”.
Các biện pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế được quy định tại Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc, theo đó, các biện pháp hòa bình mà các bên tranh chấp có thể lựa chọn như: đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng các tổ chức hoặc các hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình. Như vậy, “giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế” là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi quốc gia - thành viên của cộng đồng quốc tế. Các bên có quyền tự do lựa chọn các biện pháp phù hợp nhất, sao cho mọi tranh chấp đều được giải quyết trên cơ sở Luật quốc tế và nguyên tắc công bằng. Thực tiễn cho thấy, phương pháp đàm phán là phương pháp thường xuyên được các quốc gia sử dụng để giải quyết các tranh chấp hoặc bất đồng với nhau.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc luôn phải tôn trọng biện pháp “giải quyết hòa bình” mà các bên lựa chọn. Trong trường hợp các bên tự lựa chọn mà vẫn không giải quyết triệt để vấn đề, Hội đồng Bảo an có quyền kiến nghị các bên áp dụng các biện pháp khác nhằm nhanh chóng chấm dứt những mối đe dọa.
Cùng với quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, với việc tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế, hiện nay cộng đồng quốc tế đang dần thừa nhận vai trò cũng như tính hiệu quả của các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của các tổ chức quốc tế như: EU, ASEAN, Liên Hợp quốc…
5. Các đặc điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật Biển 1982
a) Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật Biển năm 1982 quy định nghĩa vụ các quốc gia thành viên giải quyết theo thủ tục bắt buộc các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước.
b) Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật Biển năm 1982 chiếm một dung lượng khá lớn trong toàn bộ nội dung của Công ước.
c) Đối tượng điều chỉnh của cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật Biển năm 1982 khá rộng.
Các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước Luật Biển năm 1982 có thể được phân loại thành các tranh chấp cụ thể dưới đây:
- Tranh chấp liên quan tới việc phân định các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển;
- Các tranh chấp liên quan đến việc thực thi các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trên vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia ven biển, bao gồm:
+ Các tranh chấp liên quan đến việc thực thi các quyền của quốc gia ven biển trong việc đánh bắt cá và bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật, đặc biệt là nguồn tài nguyên cá ở vùng đặc quyền kinh tế, kể cả việc bắt giữ tàu thuyền vi phạm các quy định về đánh bắt cá của quốc gia ven biển;
+ Các tranh chấp liên quan đến quyền tự do hàng hải, tự do lắp đặt dây cáp, ống dẫn ngầm ở các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa;
+ Các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường biển;
+ Các tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự, kể cả hoạt động quân sự của tàu thuyền và phương tiện bay của nhà nước được sử dụng cho một dịch vụ không có tính chất thương mại, việc thực hiện tập trận ở vùng đặc quyền kinh tế;
+ Các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện các quy định về nghiên cứu khoa học biển…
- Các tranh chấp liên quan đến việc thực thi các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trên vùng biển nằm ngoài phạm vi quyền tài phán quốc gia.
- Các tranh chấp liên quan tới các hoạt động ở khu vực vùng, khu vực đáy biển nằm ngoài phạm vi quyền tài phán quốc gia.
d) Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước 1982 có đối tượng áp dụng rộng.
đ) Nội dung cơ chế giải quyết tranh chấp trong công ước 1982 được xây dựng trên cơ sở và là sự phát triển các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
6. Nội dung cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật Biển 1982
Nội dung và các nguyên tắc cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước 1982 bao gồm:
Thứ nhất: Các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết hòa bình các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước 1982
Điều 279 Công ước Luật Biển năm 1982 quy định: “Các quốc gia thành viên sẽ giải quyết bất cứ tranh chấp nào giữa họ liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng biện pháp hòa bình phù hợp với Điều 2, khoản 3 của Hiến chương Liên hợp quốc và vì mục đích này, cần tìm ra giải pháp bằng các biện pháp đã được nêu ra tại Điều 33 của Hiến chương”.
Thứ hai: Thủ tục bắt buộc đưa đến các quyết định mang tính ràng buộc
Đây là đặc trưng cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước 1982 và đươc coi như là một bước phát triển mới của luật pháp quốc tế nói chung và trong lĩnh vực luật biển quốc tế nói riêng, do hầu hết các điều ước quốc tế liên quan đến luật biển đều không quy định nghĩa vụ bắt buộc giải quyết tranh chấp bằng bên thứ ba.
Các thủ tục bắt buộc dẫn đến các quyết định bắt buộc được quy định trong Mục 2 của phần XV, từ các Điều 286 đến Điều 296 của Công ước 1982. Theo quy định tại Mục này, bất cứ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước 1982, khi không được giải quyết bằng đàm phán hay các cơ chế khác như được trù liệu trong Mục 1 của phần XV, theo yêu cầu của bất cứ bên tranh chấp nào, sẽ được đệ trình ra trước trọng tài hoặc tòa án có thẩm quyền theo quy định tại phần này (Điều 286).
Theo quy định tại phần này thì việc giải quyết bắt buộc tranh chấp được tiến hành thông qua các thiết chế xét xử sau:
i) Tòa án Công lí quốc tế;
ii) Tòa án quốc tế về Luật biển;
iii) Tòa Trọng tài;
iv) Tòa Trọng tài đặc biệt.
Trong trường hợp các quốc gia thành viên không tiến hành lựa chọn hoặc không cùng lựa chọn thủ tục thì họ có nghĩa vụ đưa tranh chấp của mình ra xét xử theo thủ tục trọng tài (Điều 287, Công ước Luật Biển năm 1982).
Bất cứ thời điểm nào (ký, phê chuẩn hoặc tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 hoặc bất cứ thời điểm nào sau đó) các quốc gia có thể ra tuyên bố chấp nhận trước quyền tài phán của một hoặc nhiều thể chế xét xử nêu trên trong việc giải quyết các tranh chấp của mình liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước. Các quốc gia cũng có quyền hủy, thay đổi tuyên bố về việc lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp của mình theo những điều kiện được quy định tại khoản 1, 2, 6, 7 và 8 Điều 287 của Công ước. Tuyên bố này được gửi tới Tổng Thư ký Liên hợp quốc để lưu chiểu và Tổng Thư ký Liên hợp quốc sẽ thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên khác về vấn đề này cũng như Tuyên bố này sẽ được đăng tải tại website chính thức của Vụ các vấn đề Biển và Đại dương của Liên hợp quốc.
Thứ ba: Giới hạn và ngoại lệ đối với việc áp dụng thủ tục bắt buộc đưa đến các quyết định mang tính ràng buộc
Bản chất của những quy định này là hạn chế quốc gia thành viên sử dụng và áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc trong Công ước 1982 trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Nếu như các quy định tại Mục 2 của phần XV Công ước 1982 cho phép quốc gia thành viên đơn phương đưa tranh chấp ra giải quyết tại một trong bốn thiết chế giải quyết tranh chấp được nêu trên thì Mục 3 được xây dựng trên cơ sở là một số loại tranh chấp nhất định sẽ không phải là đối tượng điều chỉnh của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc. Nói cách khác, trong một số điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc giải thích hoặc áp dụng Công ước của các thiết chế xét xử được nêu tại Điều 287 của Công ước 1982 bị “triệt tiêu”. Việc loại bỏ một số loại tranh chấp nhất định ra khỏi thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc là điều kiện tiên quyết để các quốc gia thành viên tham gia Hội nghị Luật Biển lần thứ 3 chấp nhận các quy định về giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật Biển năm 1982.
Theo quy định tại Mục 3 phần XV của Công ước Luật Biển năm 1982, có 2 hình thức “miễn trừ” việc áp dụng quyền tài phán bắt buộc, đó là miễn trừ đương nhiên và ngoại lệ. Miễn trừ đương nhiên được quy định tại Điều 297 và miễn trừ mang tính ngoại lệ được điều chỉnh bởi Điều 298 của Công ước Luật Biển năm 1982.
Theo điều 297, một số loại tranh chấp nhất định đương nhiên được loại bỏ khỏi thủ tục bắt buộc, bao gồm: Tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước trong việc nghiên cứu khoa học biển theo các Điều 246 và 253; tranh chấp liên quan đến quyền quản lí của quốc gia ven biển đối với tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế theo Điều 61-72 của Công ước… Điều này có ý nghĩa rằng, liên quan đến các tranh chấp này, các quốc gia thành viên không bị ràng buộc bởi thủ tục mang tính chất bắt buộc.
Mặt khác, theo Điều 298 “nếu một quốc gia thành viên Công ước Luât Biển năm 1982 tuyên bố vào bất cứ thời điểm nào rằng họ không chấp thuận một trong các thủ tục giải quyết tranh chấp mang tính chất bắt buộc liên quan đến một số loại tranh chấp nhất định, các bên tranh chấp khác không thể sử dụng thủ tục mang tính chất bắt buộc để chống lại quốc gia thành viên này khi có phát sinh các tranh chấp này”.
Những loại tranh chấp mà các quốc gia có thể tuyên bố không thuộc đối tượng điều chỉnh của việc giải quyết tranh chấp bắt buộc bao gồm:
- Các tranh chấp liên quan đến việc phân định các vùng biển theo Điều 15, 74 và 83 của Công ước Luật Biển năm 1982 hoặc các vụ tranh chấp về vịnh hay danh nghĩa lịch sử.
- Các tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự, kể cả hoạt động quân sự của tàu thuyền và phương tiện bay của nhà nước được sử dụng cho một dịch vụ không có tính chất thương mại.
- Tranh chấp liên quan đến các hành động bảo đảm thi hành luật pháp trong việc thực thi các quyền thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia về quản lí tài nguyên sinh vật và nghiên cứu khoa học và khoản 2 và 3 Điều 297 đã loại trừ khỏi thẩm quyền của một tòa án.
- Các tranh chấp mà Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giải quyết theo thẩm quyền của mình được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc.
Tuyên bố về việc không chấp nhận một hoặc nhiều thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc có thể được các quốc gia thành viên Công ước Luật Biển năm 1982 đưa ra vào bất cứ thời điểm nào, song phải dưới hình thức văn bản và được gửi tới Tổng Thư kí Liên hợp quốc. Các quốc gia cũng có quyền đưa ra một tuyên bố mới hoặc rút lại tuyên bố về vấn đề này theo các thủ tục quy định tại Điều 298 của Công ước 1982. Cũng như tuyên bố lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc, tuyên bố không chấp nhận thủ tục cũng được đăng tải tại website chính thức của Vụ các vấn đề Biển và Đại dương của Liên hợp quốc.