1. Chứng cứ và nguồn của chứng cứ

STT Chứng cứ và nguồn của chứng cứ Nội dung
1 Chứng cứ Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan tổ chức cá nhân khác giao nộp xuất trình cho Tòa Án trong quá trình tố tụng hoặc doa Tòa Án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng dân sự quy định và được Tòa Án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp
2 Nguồn của chứng cứ Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được , dữ liệu điện từ, vật chứng, lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ, kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản, văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập, văn bản công chứng, chứng thực, các nguồn khác mà pháp luật quy định

 

2. Khởi kiện vụ án dân sự và ý nghĩa của việc khởi kiện vụ án dân sự

Khởi kiện vụ án dân sự được hiểu là việc cơ quan tổ chức cá nhận được nhà nước cho phép tự mình thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp đưa ra những tranh chấp yêu cầu Tòa Án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo trình tự và thủ tục pháp luật quy định 

Khởi kiện vụ án dân sự là hành vi đầu tiên của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Không có hoạt động khởi kiện thì cũng không có quá trình tố tụng dân sự cho các giai đoạn tiếp theo. Tòa Án chỉ thụ lý giải quyết vụ án dân sự khi có đơn khởi kiện của các chủ thể. Đặc trưng của phương thức khởi kiện là trao cho đương sự quyền tự do hành động cùng với quyền tự định đoạt của các chủ thể có thể hành động ngay tức khắc để tự bảo vệ các quyền dân sự của mình tránh nguy cơ xâm phạm xảy ra như khởi kiện để đòi lại tài sản, khởi kiện để yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với thực hiện quyền dân sự hoặc kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Với hành vi khởi kiện kịp thời như vậy, các cơ quan tố tụng sẽ có hành động can thiệp kịp thời, các quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ, thiệt hại sơm được khắc phục, ngăn chặn và chấm dứt hành vi trái pháp luật và sớm khôi phục lại mối quan hệ thiện chí, cởi mở, giao hòa giữa các bên trong đời sống dân sự

Bằng hoạt động xét xử , tòa án góp phần bảo vệ và củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa đồng thời nâng cao hiệu quả xét xử, xác lập chế độ trách nhiệm cao đối với nhân dân và một môi trường pháp lý an toàn, trong đó các quyền công dân được bảo vệ và củng cố lòng tin của nhân dân đối với chế độ. Khi hoạt động xét xử kết thúc bằng một bản án của tòa án thì bản án phải được mọi người tôn trọng, những người có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Có như vậy kỉ cương phép nước mới được tôn trọng cà đề cao. Đồng thời thông qua phiên tòa công khai và bản án có căn cứ thuyết phục không những có tác dụng tốt đối với bản thân đương sự mà còn có giá trị giáo dục rộng rãi trong xã hội. Với người thật, việc thật được bản án kết luận chính xác khách quan có thể nó dễ đi vào lòng người và được nhân dân chấp nhận hơn là việc thuyết giáo xuống về pháp luật. Khi nhân dân đã tin tưởng vào pháp luật thì pháp luật là chỗ dựa cho họ đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và chính pháp luật đi vào lòng người như vậy nó trở thành sức mạnh bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng, pháp chế xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố và tăng cường

 

3. Không có chứng cứ có được khởi kiện được người khác hay không

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định thì kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu , chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa Án trong quá trình giải quyết vụ án

Đồng thời tại Khoản 2 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định thì trong các trường hợp do bộ luật tố tụng dân sự quy định, tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ: lấy lời khai của đương sự , người làm chứng, đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản, xem xét, thẩm định tại chỗ, ủy thác thu thập xác minh tài liệu chứng cứ, yêu cầu cơ quan tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọ được nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự, xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú, các biện pháp khác...

Về nguyên tắc, khi nộp đơn khởi kiện thì người khởi kiện phải gửi kèm tài liệu chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Trường hợp người khởi kiện không nộp kèm theo bất cứ tài liệu chứng cứ gì để chứng minh thì phải có văn bản tường trình, giải thích lý do không có tài liệu chứng cứ và yêu cầu Tòa Án thu thập tài liệu chứng cứ. Trường hợp lý do việc không nộp được tài liệu chứng cứ là chính đáng thì Tòa Án tiến hành thụ lý vụ án và thực hiện việc thu thập tài liệu chứng cứ theo quy định trên... 

 

4. Những trường hợp Tòa Án trả lại đơn khởi kiện

Một là Tòa Án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Hai là chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được hiểu như thế nào? Theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 5 năm 2017 của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án thì chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật là trường hợp pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật khác có quy định của pháp luật vè truwofng hợp pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật khác có quy định về các điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lọi ích công cộngvaf lợi ích của Nhà nước nhưng người khởi kiện đã khởi kiệnđến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó. Vậy hiện nay pháp luật tố tụng dân sự pháp luật khác có quy định nào bắt buộc người khởi kiện khi nộp đơn khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản với mình đã chết không. Qua nghiên cứu các quy định hiện hành thì thấy rằng không có quy định nào buộc như vậy.

Dù trong tố dân sự hay hành chính thì pháp luật cũng quy định Tòa án không được từ chối nhận đơn khởi kiện nếu tại thời điểm nộp đơn khởi kiện mà người khởi kiện chưa cung cấp hoặc cung cấp không đầy ffur tài liệu chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Cho nên trong quá trình tố tụng, trên cơ sở yêu cầu của người khởi kiện bị xâm phạm. Cho nên trong quá trình tố tụng, trên cơ sở yêu cầu của người khởi kiện thì Tòa Án yêu cầu cơ quan tổ chức cá nhân đang quản lý lưu giữ cung cấp cho mình tài liệu, chứng cứ đó. Trường hợp không có tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm thì Tòa Án bác yêu cầu khởi kiện

>> Xem thêm: Chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì? đặc điểm và đặc tính của chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì?