Mục lục bài viết
Trong mối liên quan chung và qua lại giữa các tình tiết, sự kiện, không tình tiết, sự kiện nào xảy ra trên thực tế lại không có mối quan hệ với các tình tiết, sự kiện khác; không tình tiết, sự kiện nào xảy ra lại không để lại tin tức, dấu vết. Tin tức, dấu vết của một tình tiết, sự kiện có thể được ghi lại trong trí nhớ của những người trực tiếp chứng kiến tình tiết, sự kiện hoặc để lại dấu vết trên các tài liệu, đồ vật. Do vậy, mặc dù chúng đã xảy ra trước khi có đơn kiện đến toà án người ta vẫn có thể biết được về chúng. Để xác định được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự, toà án phải nghe lời trình bày của đương sự, người làm chửng là những người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến sự kiện và xem xét các tài liệu, đồ vật có chứa đựng các tin tức, dấu vết sự kiện.
1. Khái niệm chứng cứ
Trong tố tụng dân sự, những tin tức, dấu vết về các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự được thể hiện dưới những hình thức nhất định do toà án sử dụng làm cơ sở để giải quyết vụ việc dân sự được gọi là chứng cứ. Do vậy, nếu hiểu thẹo nghĩa chung, chứng cứ là cái có thật mà căn cứ vào đó để toà án giải quyết vụ việc dân sự. Tuy vậy, hoạt động tố tụng cung cấp, giao nộp, xem xét, đánh giá và sử dụng chứng cứ thường bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Để bảo đảm việc giải quyết các vụ việc dân sự được đúng đắn thì các hoạt động tố tụng này phải được pháp luật quy định đầy đủ và chặt chẽ. Từ đó, có thể định nghĩa chứng cứ như sau:
Chứng cứ là cái có thật, theo một trình tự do luật định được toà án dùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự;
Chứng cứ có thể là những tin tức, dấu vết liên quan đen các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự được toà án sử dụng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự. Song để mọi người có thể nhận thức được thì chúng phải được ghi lại, phản ánh iại dưới những hình thức cụ thể như bản hợp đồng, bản di chúc, băng ghi âm, ghi hình ... Từ điều này, trên thực tế thường có cách hiểu chứng cứ trong các vụ việc dân sự là những phương tiện phản ánh lại chúng như bản họp đồng, bản di chúc đó, băng ghi âm, ghi hình đó ... Như vậy, ở đây đã coi là chứng cứ cả những sự kiện dựa vào đó toà án xác định các tình tiết của vụ việc dân sự và những phương tiện phục vụ cho việc xác định những tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Nghĩa là chứng cứ bao gồm cả sự kiện có thật và phương tiện của chứng minh. Nhưng nếu suy cho cùng, những phương tiện đó chẳng qua chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài của chứng cứ. Để giải quyết được vụ yiệc dân sự, toà án phải căn cứ vào những “tin tức”, “dấu vết” về các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự được phản ánh trong các phương tiện đó nên nó mới là chứng cứ.
Trên thực tế, thuật ngữ chứng cứ và bằng chứng được sử dụng như nhau nhưng thực chất chúng là các khái niệm khác nhau. Chứng cứ được dùng làm căn cứ để toà án xác định yêu cầu hay phản đối yêu cầu của đương sự đúng hay không. Trong khi đó, bằng chứng íà cái mà các chủ thể đưa ra dùng để chứng tỏ yêu cầu haý phảii đối yêu cầu của họ lẩ đúng. Thực ra, bằng chứng là phương tiện để các đương sự, người đại diện hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đường sự dựa vào để chứng minh cho ýêu cầu hay sự phản đối của họ. Tuy vậy, toà án cũng có thể sử dụng những tin tức được phân ánh trong các bằng chứng để giải quyết vụ việc dân sự nếu đã kiểm tra được tính xác thực của nó.
Hiện nay, định nghĩa về chứng cứ cũng được quy định tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho toà án trong quá trình tố tụng hoặc do tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được toà án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.”Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng về cơ bản, quy định này đã phản ánh được tương đôi đầy đủ bản chất của chứng cứ.
2. Các thuộc tính của chứng cứ
Chứng cứ có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự nhưng là phạm trù pháp lí khá phức tạp. Tuy vậy, như các sự vật, sự việc khác con người vẫn có thể nhận thức được thông qua các thuộc tính của nó. Thuộc tính là đặc tính vốn có của một sự vật tồn tại và qua đó con người nhận thức được sự vật, phân biệt được . sự vật này với sự vật khác(1). Các thuộc tính của chứng cứ bao gồm: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp.
Chứng ,cứ có tính khách quan bởi chứng cứ là cơ sở để nhận thức vụ việc dân sự. Theo lí luận về nhận .thức thì người ta chỉ nhận thức đúng bản chất của sự vật, sự việc khi nó được phản ánh lại một cách khách quan. Những cái có được là do sự tưởng tượng, hư cấu không bao giờ nói lên được bản chất sự vật, sự việc và không thể làm cơ sờ của nhận thức.
Tính khách quan của chứng cứ thể hiện ở chỗ chứng cứ phải là cái có thật, tồn tại ngoài ý muốn của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Trong quá trình tố tụng, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng không thể tạo ra chúng theo ý muốn chủ quan của họ mà chỉ có thể thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chúng.
Xác định được tính khách quan của chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự có ý nghĩa rất quan trọng. Căn cứ vào tính khách quan của chứng cứ, toà án loại bỏ được những cái không có thật, không sử dụng để giải quyết vụ việc dân sự bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, đúng đắn.
Chứng cứ có tính liên quan bởi chứng cứ được toà án dựa vào để giải quyết vụ việc dân sự. Tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở chỗ giữa chứng cứ và vụ việc dân sự có mối quan hệ nhất định. Nhờ chứng cứ mà toà án có thể công nhận hay phủ nhận được tình tiết, sự kiện này hay tình tiết, sự kiện khác của vụ việc dân sự hoặc đưa ra tin tức về nó.
Thông thường, chứng cứ bao gồm những tin tức liên quan trực tiếp đến vụ việc dân sự. Thông qua nó toà án có thể khẳng định ngay được có hay không tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự nhưng trong nhiều trường hợp, chửng cứ còn bao gồm cả những tin tức liên quan gián tiếp đến vụ việc dân sự. Tuy vậy, nhờ chúng toà án vẫn có khả năng đưa ra những kết luận nhất định về vụ việc dân sự đang giải quyết. Ví dụ: Trong tranh chấp xác định cha cho con, bị đơn chỉ ra rằng mình không có quan hệ với mẹ đứa ttẻ vào thời gian có thể thụ thai vì ở địa điểm khắc. Đe chứng minh điều này bị đơn xuất trình giấy công tác, vé xe, hoá đơn thanh toán tiền nghỉ khách sạn, chỉ ra người biết được mình ở địa điểm khác vào thời gian mẹ đứa trẻ có thể thụ thai ... Sự kiện bị đơn ở địa điểm khác không phải là sự kiện mà quan hệ pháp luật giữa các đương sự trực tiếp liên quan đến. Tuy vậy, nếu những bằng chứng bị đơn đưa ra là có thực thì sẽ giúp cho toà án kết luận được bị đơn không phải là cha của đứa trẻ. Những sự kiện này tuy có tính chất trung gian, gián tiếp liên quan đến vụ việc dân sự được sử dụng để giải quyết vụ việc dân sự nên cũng được coi là chứng cứ. Như vậy, tính liên quan của chứng cứ được thể hiện ở cả hai mặt là liên quan trực tiếp và liên quan gián tiếp, tức là qua một khâu trụng gian.
Căn cứ vào tính liên quan của chứng cứ, trong quá trình giải quyết vụ việc, toà án có thể loại bở được những cái không có liên quan đến vụ việc dân sự. Từ đó, không phải xác minh làm rõ chúng, bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng và đúng đắn.
Chứng cứ có tính hợp pháp, bởi việc giải quyết vụ việc dân sự không thể tách rời quá trình nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ. Quá trình này lại rất phức tạp, pháp luật phải quy định cụ thể những vẩn đề liên quan đến chúng thì mới có thể làm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng với bản chất của nó.
Tính hợp pháp của chứng cứ yêu cầu chứng cứ phải được rút ra từ những nguồn nhất định do pháp luật quy định; quá trình thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
Trọng quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các chủ thể chứng minh phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về chửng cứ. Đối với những gì không được rút ra từ các nguồn do pháp luật quy định, không được thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật thì không được coi là chứng cứ, không được sử dụng giải quyết vụ việc dân sự.
Như vậy, chứng cứ có ba thuộc tính cơ bản. Căn cứ vào các thuộc tính này, trong quá trình chứng minh, toà án và các chủ thể khác sẽ xác định những gì được coi là chứng cứ. Chỉ những cái có đủ bạ thúộc tính đổ mới được sử dụng với tư cách là chứng cứ.
Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, tố tụng dân sự về chứng cứ cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến. Trân trọng./.