Phần này nêu lên các số liệu thống kê chung về các điểm mới và khác cụ thể trong kỹ thuật lập pháp về nội hàm tại văn bản lập pháp hình sự đầu so với văn bản lập pháp hình sự sau kèm theo số thứ tự cụ thể của từng điều luật mà không nêu tên gọi của điều đó. Việc đối chiếu và so sánh hệ thống Dự thảo Phần chung Bộ luật Hình sự tương lai với hệ thống Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015 có thể nhận thấy rằng, có 81 lần (của các điều và các khoản) mới và khác hoàn toàn (trong số này gồm 53 điều mới hoàn toàn cả về tên gọi và nội hàm, 28 khoản mới hoàn toàn mà không thuộc cơ cấu của 53 điều đã nêu vì 28 khoản này thuộc các điều luật khác nhau chỉ có trong văn bản lập pháp hình sự đầu (tức Dự thảo Phần chung Bộ luật Hình sự tương lai) mà trong văn bản lập pháp hình sự sau (tức Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015) không hề có, cụ thể đó là 81 lần tại 08 chương (I - VIII) như sau:

1. Chương I “Về đạo luật hình sự”

Chương này gồm 10 điều và 02 khoản tại các điều khác nhau là:

Điều 1 về giải thích các thuật ngữ.

Điều 2 về nguồn của pháp luật hình sự Việt Nam.

Bảy điều, đó là từ điều 6 đến điều 12 sẽ quy định về nội hàm của 07 nguyên tắc của pháp luật hình sự Việt Nam cụ thể là: Điều 6 về nguyên tắc pháp chế; Điều 7 về nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật hình sự; Điều 8 về nguyên tắc công bằng; Điều 9 về nguyên tắc nhân đạo; Điều 10 về nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm; Điều 11 về nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của cá nhân và; Điều 12 về nguyên tắc về trách nhiệm do của pháp nhân do sự liên đới với việc phạm tội của cá nhân.

Khoản 3 Điều 13 về hiệu lực của đạo luật hình sự đối với người nước ngoài (không được hưởng đặc quyền về ngoại giao) và người không có quốc tịch (nhưng thường trú tại Việt Nam) phạm tội.

Khoản 2 Điều 15 về định nghĩa pháp lý của khái niệm thời gian phạm tội.

Điều 16 về dẫn độ người phạm tội.

2. Chương II “Về tội phạm”

Chương này gồm 12 điều và 08 khoản tại các điều khác nhau là:

Hai khoản là khoản 2, khoản 3 Điều 17 của Bộ luật sẽ quy định về khái niệm tội phạm với các quy phạm đề cập phân loại tội phạm tương ứng với bốn loại tội phạm tại khoản 1 mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự (khoản 2) và định nghĩa pháp lý của khái niệm hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, đó là khoản 3.

Bốn điều, đó là Điều 19 đến Điều 22 sẽ quy định về các quy phạm của chế định về nhiều (đa) tội phạm là: Tại Điều 19 về định nghĩa pháp lý của khái niệm nhiều (đa) tội phạm; Điều 20 về định nghĩa pháp lý của khái niệm phạm tội nhiều lần; Điều 21 về định nghĩa pháp lý của khái niệm phạm nhiều tội; Điều 22 về định nghĩa pháp lý của khái niệm phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.

Đối với Khoản 3 Điều 23 về định nghĩa pháp lý của khái niệm tái phạm đặc biệt nguy hiểm.

Về Điều 24 về định nghĩa pháp lý của khái niệm lỗi trong việc thực hiện tội phạm và Điều 25 về định nghĩa pháp lý của khái niệm chủ thể có lỗi trong việc phạm tội (tức thực hiện tội phạm).

Trong Khoản 1 Điều 26 về định nghĩa pháp lý của khái niệm phạm tội do cố ý (nói chung) và; 2) Khoản 2 Điều 27 về định nghĩa pháp lý của khái niệm phạm tội do vô ý (nói chung).

Trong Điều 28 về định nghĩa pháp lý của khái niệm phạm tội vởi hai hình thức lỗi.

Ba khoản là khảon 2, khoản 3, và khoản 4 Điều 32 của Bộ luật sẽ cụ thể hóa vấn đề trách nhiệm hình sự tương ứng của ba loại người đồng phạm khác (không phải là người thực hành) do tự nguyện chấm dứt tội phạm như: Khoản 2 về định nghĩa pháp lý của khái niệm người tổ chức; Khoản 3 về định nghĩa pháp lý của khái niệm người xúi giục và; Khoản 4 về định nghĩa pháp lý của khái niệm người giúp sức.

Hai điều tương ứng với hai định nghĩa pháp lý của khái niệm và vấn đề trách nhiệm hình sự cụ thể trong hai trường hợp phạm tội khác nhau là: Điều 33 về định nghĩa pháp lý của khái niệm tội phạm hoàn thành và; Điều 34 về định nghĩa pháp lý của khái niệm tội phạm chưa hoàn thành.

Ba Điều, điều 36, điều 37, điều 39 của Bộ luật hình sự sẽ quy định về: Ba định nghĩa pháp lý của khái niệm tương ứng với ba hình thức đồng phạm khác nhau (tại Điều 36); Định nghĩa pháp lý của khái niệm tổ chức tội phạm (trong Điều 37) và; Định nghĩa pháp lý của khái niệm hành vi thái quá của ngưòi thực hành trong đồng phạm (là Điều 39).

3. Chương III “Về những trường hợp loại trừ tính tội phạm của hành vi”

Chương này gồm 03 điều và 14 khoản tại các điều khác nhau là:

Ba điều 42, 50, 51 về: Khái niệm và hệ thống những trường hợp loại trừ tính tội phạm của hành vi (Điều 42); Nội hàm của các quy phạm về loại trừ tính tội phạm của hành vi do tính chất và mức độ không đáng kể của hành vi (Điều 50) và; Nội hàm của các quy phạm về loại trừ tính tội phạm của hành vi do tình trạng bất khả kháng (Điều 51).

Mười bốn khoản tại 07 Điều 43 – Điều 49 khẳng định ngay từ đầu về bản chất pháp lý (khoản 1) và ghi nhận khái niệm của từng trường hợp loại trừ tính tội phạm của hành vi (khoản 2) tương ứng cụ thể tại 07 điều là: Sự kiện bất ngờ (Điều 43); Gây thiệt hại trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 44); Sự bất đắc dĩ phải gây thiệt hại khi bắt giữ người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã (Điều 45); Sự rủi ro có căn cứ về kinh tế hoặc nghề nghiệp (Điều 46); Chấp hành chỉ thị, quyết định hoặc mệnh lệnh (Điều 47); Phòng vệ chính đáng (Điều 48) và; Tình thế cấp thiết (Điều 49).

4. Chương IV “Về trách nhiệm hình sự”

Chương này gồm 06 điều và một khoản 1 tại một điều khác là:

Sáu điều về các quy phạm của chế định lớn thứ tư về trách nhiệm hình sự như: Điều 52 về định nghĩa phốp lý của khái niệm trách nhiệm hình sự; Điều 55 về thời điểm bắt đầu và thời điểm chấm dứt của trách nhiệm hình sự; Điều 56 về định nghĩa pháp lý của khái niệm và các hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự; Điều 57 về định nghĩa pháp lý của khái niệm năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ; Điều 58 về định nghĩa pháp lý của khái niệm năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế và; Điều 59 về định nghĩa pháp lý của khái niệm tuổi chịu trách nhiệm hình sự và định nghĩa pháp lý của khái niệm người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Khoản 1 Điều 60 về độ tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự.

5. Chương V “Về các biện pháp cưỡng chế hình sự”

Chương này gồm hai điều và hai khoản 1, 2 tại một điều khác là:

Hai điều ghi nhận về định nghĩa pháp lý của khái niệm, hệ thống và các mục đích của biện pháp cưỡng chế hình sự nói chung (Điều 61) và của biện pháp tư pháp hình sự nói riêng (Điều 63).

Hai khoản 2,3 Điều 62 ghi nhận: Hệ thống các hình phạt trong Bộ luật Hình sự tương ứng với ba chủ thể bị kết án là người lớn, người chưa thành niên và pháp nhân (khoản 2); Mục đích của việc áp dụng hình phạt (khoản 3).

6. Chương VI Về quyết định hình phạt”

Chương này chỉ duy nhất có một khoản là Khoản 3 mới hoàn toàn của Điều 81 về các nguyên tắc và căn cứ quyết định hình phạt gồm ba khoản, trong đó: các khoản 1, 2 và khoản 3 ghi nhận vị trí áp dụng các quy phạm về quyết định hình phạt trong Bộ luật Hình sự tương ứng đối với ba chủ thể khác nhau là: Cá nhân là người đã thành niên, Cá nhân là người chưa thành niên và Pháp nhân thương mại phải liên đới chịu trách nhiệm hình sự.

7. Chương VII “Về các biện pháp tha miễn”

Chương này gồm 17 điều là:

Mười ba điều về các quy phạm đề cập các định nghĩa pháp lý của các khái niệm và các hệ thống của các biện pháp tha miễn nhân đạo khác nhau như: Điều 89 về định nghĩa pháp lý của khái niệm và hệ thống các biện pháp tha miễn; Điều 90 về định nghĩa pháp lý của khái niệm chung của thời hiệu trong pháp luật hình sự; Điều 94 về định nghĩa pháp lý của khái niệm miễn trách nhiệm hình sự, hậu quả pháp lý và hệ thống những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự; Điều 102 về định nghĩa pháp lý của khái niệm miễn trách nhiệm hình sự do tự nguyện chấm dứt tội phạm của những người đồng phạm; Điều 107 về định nghĩa pháp lý của khái niệm và hệ thống những trường hợp miễn hình phạt; Điều 109 về miễn hình phạt thuộc một trong 05 trường hợp giảm nhẹ nhất định tại Phần riêng Bộ luật này nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự; Điều 110 về miễn hình phạt do thuộc một trong các đối tượng nhất định; Điều 111 về định nghĩa pháp lý của khái niệm và hệ thống những trường hợp miễn chấp hành hình phạt; Điều 120 về định nghĩa pháp lý của khái niệm tha tù trước thời hạn có điều kiện; Điều 121 về định nghĩa pháp lý của khái niệm giảm thời hạn chấp hành hình phạt đã tuyên; Điều 122 về định nghĩa pháp lý của khái niệm hoãn chấp hành hình phạt tù có thời hạn; Điều 123 về định nghĩa pháp lý của khái niệm tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù có thời hạn; Điều 124 về định nghĩa pháp lý của khái niệm án tích, thời điểm bắt đầu và thời điểm chấm dứt của án tích.

Bốn điều đề cập nội hàm của: Cách tính thời gian thử thách và những điều kiện thử thách của án treo (Điều 119); Tình trạng được coi là không có án tích (Điều 125); Đại xá (Điều 129) và; Đặc xá (Điều 130).

8. Chương VIII ‘Về trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội”

Trong Chương này gồm ba điều là:

Ba điều với các quy phạm đề cập các định nghĩa pháp lý của: Khái niệm người chưa thành niên phạm tội và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của họ (Điều 131); Khái niệm và hệ thống biện pháp tư pháp hình sự riêng đối với người chưa thành niên phạm tội và điều kiện áp dụng (Điều 134) và; Khái niệm miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên phạm tội có nhân thân tốt và được cơ quan tổ chức nhận giám sát, giáo dục (Điều 137).

Trân trọng!