1. Luật áp dụng cho nội dung tranh chấp

Theo Luật trọng tài 2010 đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất. Luật phù hợp nhất có thể là Điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia và tập quán quốc tế...

Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp, Tòa án hoặc Trọng tài có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định luật áp dụng cho vụ tranh chấp nhưng trong đó có 4 phương pháp cơ bản là:

- Dựa trên nguyên tắc chung của Tư pháp quốc tế

- Áp dụng luật nơi có mỗi quan hệ pháp lý gắn bó nhất với vụ tranh chấp

Thực hiện nghĩa vụ hợp đồng là yếu tố quan trọng nhất trong quan hệ Hợp đồng giữa các bên, ngoài ra nơi thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng luôn luôn là một nơi có thực, gắn liền với một hành vi, sự kiện. Do vậy, áp dụng luật nơi thực hiện nghĩa vụ chính điều chỉnh quan hệ hợp đồng là căn cứ pháp lý đầu tiên để cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp Hợp đồng chọn áp dụng.

Ở Việt Nam, vấn đề quyền và nghĩa vụ của các bên theo Hợp đồng Dân sự được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện Hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Trong trường hợp Hợp đồng khoong ghi nơi thực hiện, thì viêc xác định nơi thực hiện Hợp đồng không ghi nơi thực hiện, thì việc xác định nơi thực hiện Hợp đồng phải thuân theo pháp luật Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Điều 683 Bộ luật Dân sự năm 2015.

- Áp dụng tập quán thương mại

- Áp dụng "lex-mercatoria" hay "nguyên tắc chung của luật"

Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

2. Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài

Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài. Để xác định luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài phải xác định hiệu lực của thỏa thuận.

- Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài có thể được xem xét dưới 3 góc độ:

+ Về nội dung của thỏa thuận trọng tài:

Khi xem xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài các bên cần lưu ý đến yếu tố đặc trưng để phân biệt thỏa thuận trọng tài với các thỏa thuận khác: Năng lực ký thỏa thuận trọng tài, Đối tượng tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài, Hình thức của thỏa thuận trọng tài, Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài.

+ Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài khi tiến hành tố tụng trọng tài

Trong trường hợp một bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài thì bên đó có quyền gửi đơn khiếu nại yêu cầu Tòa án xem xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài và thẩm quyền của trọng tài.

+ Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài khi kết thúc tố tụng trọng tài

Hội đồng trọng tài sẽ ra quyết định về giải quyết vụ tranh chấp và quyết định đó của trọng tài có hiệu lực bắt buộc, các bên không có quyền kháng cáo. 

Khi kết thúc tố tụng và hội đồng đã ban hành quyết định trọng tài, quyết định này có giá trị chung thẩm, nhưng nếu một bên không đồng ý với quyết định đó có thẻ gửi đơn kháng cáo đến Tòa án yêu cầu hủy không công nhận và thi hành quyết định này.

3. Luật áp dụng cho tố tụng trọng tài (lex-arbitri)

Luật này sẽ quy định trình tự, thủ tục nội tại của tố tụng trọng tài như: Quyền lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài; thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài; trình tự thay đổi trọng tài viên; sửa đổi, bổ sung, rút đơn kiện; Quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời; nguyên tắc ra và công bố quyết định trọng tài; vấn đề công nhận và thi hành quyết định trọng tài...

Theo đó, quy tắc của luật trọng tài được áp dụng tại nơi tiến hành tố tụng trọng tài, ngoại trừ những điều khoản và nội dung mà luật nơi tiến hành tố tụng trọng tài bắt buộc các bên phải tuân thủ.

4. Năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài

Một thỏa thuận chỉ hợp pháp khi các bên tham gia ký kết thỏa thuận đó có năng lực đầy đủ. Thực tiễn cho thấy, các bên thường thỏa thuận chọn luật để áp dụng đối với hợp đồng của mình. Tuy nhiên, luật mà các bên lựa chọn đó có điều chỉnh tất cả các khía cạnh của hợp đồng hay chỉ điều chỉnh nội dung của hợp đồng? Liệu các bên có thể thỏa thuận chọn pháp luật điều chỉnh năng lực của mình hay không? Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật nhiều nước không có quy định rõ ràng đối với vấn đề này. Cụ thể, đối với hợp đồng nói chung, pháp luật Việt Nam quy định, “các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng” (khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự năm 2015). Quy định này không cho biết pháp luật mà các bên lựa chọn sẽ được áp dụng để điều chỉnh tất cả những gì liên quan đến hợp đồng, bao gồm cả năng lực chủ thể của các bên giao kết hợp đồng, hay chỉ điều chỉnh nội dung của hợp đồng.

Liên quan đến thỏa thuận trọng tài, dù là một điều khoản nằm trong hợp đồng hay một văn bản riêng rẽ, thì cũng đều mang bản chất hợp đồng, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 dường như mới chỉ quan tâm đến loại thỏa thuận trọng tài giữa các bên tranh chấp không có yếu tố nước ngoài. Cụ thể, Điều 18 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu; theo đó, “người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật” (khoản 2).

Quy định này không cho biết “theo quy định của pháp luật nước nào” khi mà các bên tham gia thỏa thuận có quốc tịch/trụ sở ở các nước khác nhau. Sau đó, khoản 3 cũng quy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu nếu “Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự”. Như vậy, Luật Trọng tài thương mại đã không có quy định chuyên biệt về năng lực chủ thể mà quy dẫn đến các quy định chung của Bộ luật Dân sự (BLDS). Liên quan đến thỏa thuận trọng tài giữa các bên có quốc tịch/trụ sở khác nhau (tức là có yếu tố nước ngoài) thì sẽ làm phát sinh vấn đề xung đột pháp luật và khi đó sẽ phải được giải quyết theo Phần V, BLDS năm 2015, đặc biệt các Điều 673, 674 đối với cá nhân và Điều 675 đối với pháp nhân. Tuy nhiên, một vấn đề cần được đặt ra đó là liệu trọng tài có phải áp dụng quy phạm xung đột vốn dành cho tòa án hay không? 

Trên bình diện quốc tế, Công ước New York năm 1958 mà Việt Nam là thành viên có quy định một cách gián tiếp về pháp luật điều chỉnh năng lực của các bên tham gia thỏa thuận trọng tài tại Điều 5 nhằm phục vụ cho việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài. Cụ thể, việc công nhận và thi hành quyết định có thể bị từ chối khi chứng minh được rằng “các bên của thỏa thuận […], theo luật áp dụng đối với các bên, không có đủ năng lực, hoặc thoả thuận nói trên không có giá trị theo luật mà các bên chịu sự điều chỉnh, nếu không có chỉ dẫn về điều này, theo luật của Quốc gia nơi ra quyết định”. Một nghiên cứu so sánh tư pháp quốc tế cho thấy, đa số các quốc gia trên thế giới hiện nay đều quy định năng lực chủ thể chịu sự điều chỉnh của luật quốc tịch/nơi cư trú.

Như vậy, có thể nói rằng, năng lực chủ thể với ý nghĩa là một điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nói chung và của thỏa thuận trọng tài nói riêng phải luôn được xác định theo pháp luật của nước mà mỗi bên có quốc tịch hoặc có trụ sở. Năng lực chủ thể không thuộc lĩnh vực mà các bên được quyền chọn luật áp dụng để điều chỉnh. Khi đứng trước vấn đề về năng lực chủ thể ký kết thỏa thuận trọng tài, trọng tài sẽ phải dựa vào luật của nước mà các bên có quốc tịch hoặc trụ sở, chứ không dựa vào luật mà các bên lựa chọn áp dụng đối với hợp đồng.

5. Đối tượng của thỏa thuận trọng tài

Liên quan đến đối tượng của thỏa thuận trọng tài, tức là loại tranh chấp mà các bên muốn trọng tài xét xử, điều cần quan tâm đó chính là tranh chấp mà các bên dự kiến lựa chọn trọng tài để giải quyết có thuộc loại được pháp luật quy định thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với trọng tài hay không.

Điều 2 Luật Trọng tài thương mại (TTTM) quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài. Theo đó, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết: “1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; 2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài”. Tuy nhiên, khoản 6 Điều 18 Luật này quy định thỏa thuận trọng tài sẽ vô hiệu nếu “[…] vi phạm điều cấm của pháp luật”.

Các quy định trên không cho biết đó là pháp luật Việt Nam hay pháp luật nước ngoài. Nếu như tranh chấp giữa các bên không có yếu tố nước ngoài, thì đó hiển nhiên sẽ là pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, câu trả lời sẽ không đương nhiên khi đó là tranh chấp kinh doanh, thương mại quốc tế.

Một nghiên cứu so sánh luật học cho thấy, các tranh chấp liên quan đến đối tượng tranh chấp có thể xét xử bằng phương thức trọng tài thường liên quan đến trật tự công và quy phạm mệnh lệnh. Trong thực tiễn xét xử, trọng tài thường áp dụng luật của nước nơi có địa điểm trọng tài (lex loci arbitri) để xác định xem tranh chấp mà các bên muốn trọng tài giải quyết có thuộc loại tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài hay không. Bên cạnh luật của nước có địa điểm trọng tài, trọng tài còn có thể phải tính đến luật của nước nơi phán quyết sẽ phải được công nhận và thi hành, bởi Điều 5 Công ước New York quy định phán quyết trọng tài có thể bị từ chối công nhận và cho thi hành nếu “Đối tượng của vụ tranh chấp không thể giải quyết được bằng trọng tài theo luật pháp của nước đó [nước nơi yêu cầu công nhận và thi hành.

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm & Biên tập)

Trân trọng!