Kính chào công ty Luật Minh Khuê. Tôi có thắc mắc liên quan đến quyền con người mong nhận được hỗ trợ từ công ty. Xin luật sư cho biết Luật nhân quyền quốc tế quy định như thế nào về việc tiếp nhận và xử lý các vi phạm về nhân quyền? Rất mong nhận được phản hồi từ luật sư. Xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Nông Giang - Lạng Sơn

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900 6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Luật nhân quyên quốc tế quy định việc tiếp nhận và giải quyết khiếu tố về nhân quyền như thế nào?

Ngoài những quy định tại một số công ước cho phép các ủy ban công ước tiếp nhận và giải quyết khiếu tố của các quốc gia và cá nhân liên quan đến những vi phạm nhân quyền của một quốc gia thành viên đã nêu ở trên, Luật nhân quyền quốc tế còn có nhiều quy định khác về vấn đề này.

1.1. Quy định về tiếp nhận và giải quyết khiếu tố về vi phạm nhân quyền

Trên thực tế, việc tiếp nhận và giải quyết những khiếu tố về vi phạm nhân quyền đã được quy định từ rất sớm, trong điểm (b) Điều 87 của Hiêh chương Liên Hợp Quốc, song chỉ giới hạn trong việc xem xét các đơn khiếu nại, thỉnh cầu liên quan đến các lãnh thổ quản thác, về sau thêm chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Vấn đề này sau đó được đề cập trong nhiều nghị quyết của ECOSOC, cụ thể ỉà các Nghị quyết 728 F (XXVIH) ngày 30/7/1959, Nghị quyết 227 (X) ngày 17/2/1950, Nghị quyết 474 A (XV) ngày 9/4/1953, Nghị quyết 607 (XXI) ngay 1/5/1956, Nghị quyết 1235 (XLH) ngày 6/6/1967 và Nghị quyết 1503 (XLCIH) ngày 27/3/1970... Mỗi nghị quyết đề cập đêh việc tiếp nhận và xử lý những khiếu nại về những vi phạm quyền con người trên những lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên, Nghị quyết 1503 có vai trò quan trọng nhất, bởi nó tổng hợp và bổ sung tất cả các thủ tục theo các nghị quyết trước đó.

Theo thủ tục giải quyết khiếu tố quy định trong Nghị quyết 1503 (thường được gọi tắt là Thủ tục 1503), Tiểu ban về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trực thuộc CHR có trách nhiệm chỉ định một nhóm công tác gồm năm chuyên gia, họp hàng năm trong hai tuần để xem xét những khiếu tố cá nhân về vi phạm quyền con người và những phúc đáp có liên quan của các quốc gia thành viên mà Tổng Thư ký đã nhận được theo quy định tại Nghị quyết 728 F (XXVHI). Sau khi xem xét các khiếu tố đó, Tiểu ban phải quyết định những khiếu tố nào cần chuyển lên CHR để tiếp tục xử lý. Sau đó, CHR sẽ xem xét các khiếu tố do Tiểu ban chuyển lên và quyết định: (a) những tình huống nào cần tiến hành nghiên cứu kỹ và báo cáo, khuyến nghị vói ECOSOC theo quy định tại Nghị quyết 1235 (XLII), (b) những tình huống nào cần phải chỉ định một nhóm công tác lâm thời để tiến hành điều tra tại quốc gia có liên quan (với điều kiện có sự đồng ý của quốc gia đó). Để thực hiện nhiệm vụ này, CHR cũng thiết lập một nhóm công tác gồm năm chuyên gia.

Thủ tục 1503 quy định rất chặt chẽ về tính tín cậy và nguồn của thông tin, theo đó, đơn khiếu tố chỉ được coi là đáng tin cậy khi đã được đối chiếu vói phúc đáp của các quốc gia có liên quan và cho thấy có cơ sở chắc chắn về việc quốc gia đó đã vi phạm nhân quyền một cách thô bạo. về nguồn, một khiếu tố chỉ có thể được chấp nhận khi nó được trình lên bởi chính những nạn nhân của sự vi phạm, hoặc bởi những cá nhân hay nhóm trực tiếp chứng kiến những vi phạm đó. Khiếu tố do các tổ chức phi chính phủ trình lên chỉ được chấp nhận nếu tổ chức phi chính phủ đó có quy chế tư vấn với ECOSOC và đưa ra được những bằng chứng đáng tin cậy về sự vi phạm. Những tố cáo lấy từ những nguồn không trực tiếp cũng có thể được chấp nhận với điều kiện chủ thê tố cáo đưa ra được những chứng cứ rõ ràng, tuy nhiên, nếu thông tin được lấy từ các phương tiện thông tin đại chúng hoặc nặc danh thì không được chấp nhận.

Theo Thủ tục 1503, tất cả những tài liệu, thông tin về khiếu tố phải giữ bí mật cho tói khi CHR đưa ra những khuyến nghị về các biện pháp xử lý với ECOSOC . Trong quá trình xem xét khiếu tố, các quốc gia có liên quan có quyền tham dự và trình bày quan điểm về vụ việc.

Như đã đề cập ở trên, HRC kế thừa Thủ tục 1503 của CHR nhưng đổi tên và có những cải tiến để nâng cao hiệu quả của nó. Theo quy định mới, sẽ có hai nhóm công tác được thành lập để xem xét các khiếu tố về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, có tính hệ thống do các cá nhân, nhóm gửi lên và đề xuất phương hướng xử lý với HRC. Việc giải quyết các khiếu tố sẽ theo nguyên tắc lấy nạn nhân làm trung tâm và được tiến hành bí mật, nhanh chóng. Cả hai nhóm công tác sẽ họp hai lần một năm, mỗi lần năm ngày để xem xét các khiếu tố.

1.2. Điều kiện để một đơn khiếu tố được xem xét theo thủ tục của Hội đồng Nhân quyền:

Những điều kiện để một đơn khiếu tố được xem xét theo thủ tục hiện hành của HRC bao gồm:

+ Nội dung khiếu tố không mang động cơ chính trị và phải phù họp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, UDHR và các văn kiện quốc tế khác về nhân quyền;

+ Có dữ kiện mô tả sự vi phạm nhân quyền;

+ Ngôn ngữ không được lạm dụng;

+ Được gửi bởi một cá nhân hoặc một nhóm người coi mình là nạn nhân của vi phạm, hoặc bởi bất kỳ người hoặc nhóm người nào, bao gồm các tổ chức phi chính phủ mà hành động thiện chí theo các nguyên tắc của nhân quyền và có thông tin trực tiếp, đáng tin cậy về sự vi phạm;

+ Thông tin chỉ bắt nguồn từ các phương tiện truyền thông sẽ không được chấp nhận;

+ Vụ việc đã được giải quyết bằng các thủ tục đặc biệt hoặc bởi các cơ quan công ước hoặc cơ quan khác của Liên Hợp Quốc hay bởi các cơ quan khu vực về nhân quyền sẽ không được chấp nhận;

+ Đã vận dụng hết những thủ tục giải quyết vụ việc ở trong nước nhưng không đạt kết quả, hoặc việc giải quyết các thủ tục đó bị trì hoãn, kéo dài một cách vô lý.

2. Thủ tục điều tra đặc biệt là gì?

2.1. Thủ tục điều tra đặc biệt là gì?

Bên cạnh việc tiếp nhận và xem xét những khiếu tố về vi phạm nhân quyền, ĐHĐ, ECOSOC và HRC (trước đây là CHR) còn thực hiện các hoạt động điều tra bất thường (non-conventional investigative procedures) những tình huống vi phạm quyền con người nghiêm trọng diễn ra ở một quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Việc điều tra này được tiến hành thông qua các nhóm công tác (working group) hoặc các báo cáo viên đặc biệt (special rapporteur), hay chuyên gia độc lập (independent expert). Trong một số trường hợp, Tổng Thư, ký cũng có thể chỉ định các đại diện đặc biệt (special representative) để thực hiện nhiệm vụ này.

2.2. Hình thức tiến hành và chủ đề điều tra theo thủ tục đặc biệt

Thủ tục kể trên được bắt đầu triển khai từ năm 1980 theo hai hình thức:

a) Điều tra những vấn đề nghiêm trọng về nhân quyền (không hạn chế về lãnh thổ, gọi là điều tra theo chủ đề - thematic procedures);

b) Điều tra những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng xảy ra ở một quốc gia (gọi là điều tra theo quốc gia - country-based procedures).

Đơn vị đầu tiên được CHR thiết lập là Nhóm công tác về các vụ cưỡng bức mất tích (1980). Tiếp theo đó, CHR đã chỉ định báo cáo viên đặc biệt để điều tra về những hình thức hành quyết độc đoán (1982), báo cáo viên đặc biệt về tra tấn(1985), báo cáo viên đặc biệt về các hình thức phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng (1986), báo cáo viên đặc biệt về vấn đề lính đánh thuê (1988), Nhóm công tác về các vụ bắt giữ tuỳ tiện (1991)...

Các nhóm công tác, báo cáo viên đặc biệt này có quyền tìm kiếm và tiếp nhận thông tin có liên quan từ tất cả các nguồn có thể và áp dụng các biện pháp điều tra thích hợp để làm rõ vấn đề, sau đó báo cáo với CHR trong phiên họp gần nhất. Tính đến đầu năm 2009, đã có 36 báo cáo viên đặc biệt, đại diện đặc biệt, chuyên gia độc lập được bổ nhiệm và ba nhóm công tác được thành lập để thực hiện hoạt động điều tra bất thường nêu trên. Một số quốc gia đã từng là địa bàn thực hiện thủ tục này bao gồm: Các lãnh thổ Palestine (1993, 2008), Haiti (1995), Liberia (2003), CHDCND Triều Tiên (2005), Burundi (2005), Cam-pu-chia (2005), CHDCND Công-gô (2005), Xu- đăng (2005), Somalia (2008), Miến Điện (2008)...

Các chủ đề đã được điều tra, nghiên cứu theo thủ tục trên bao gồm: Nơi cư trú (2008), Các hình thức nô lệ hiện đại (2007), Quyền giáo dục (2004), Tác động của các chính sách cải cách kinh tế và nợ nước ngoài đối với nhân quyền (2008), Tử hình vô căn cứ hoặc tùy tiện (2004), Quyền có lương thực (2008), Tự do ngôn luận và biểu đạt (2002), Tự do tôn giáo, tín ngưỡng (2004), Hoàn cảnh của những người bảo vệ nhân quyền (2008), Tính độc lập của thẩm phán và luật sư (2003), Các vấn đề của người thiểu số (2005), Sức khỏe thể chất và tinh thần (2005), Bảo vệ nhân quyền trong chống khủng bố (2005), Phân biệt chủng tộc và sự kỳ thị (2008), Buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em (2008), Tra tấn (2004), Buôn người (2004), Sử dụng lính đánh thuê chống lại quyền tự quyết của các dân tộc (2004), Bạo lực chống lại phụ nữ (2003), Nhân quyền và sự nghèo đói cùng cực (2004), Nhân quyền và sự đoàn kết quốc tế (2005), Nhân quyền và việc vận chuyển chất thải bất hợp pháp (2004), Nhân quyền và các công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệp khác (2005), Quyền của người bản địa (2008), Quyền của những người bị buộc rời bỏ nơi ở (2004), Quyền của người lao động nhập cư (2005)...

Như đã đề cập, hiện nay HRC tiếp tục thực hiện các thủ tục đặc biệt như trước đây CHR đã làm nhưng có những cải tiến nhất định trong việc tuyển chọn và quản lý các chuyên gia nhằm nâng cao hiệu quả của các thù tục này.

3. Những cơ quan nào của Liên Hợp Quốc tiếp nhận các khiếu nại cá nhân về vi phạm nhân quyền?

Trong trường hợp cá nhân công dân của một quốc gia cho rằng mình là nạn nhân của các hành vi vi phạm nhân quyền và đã khiếu nại, tố cáo theo các cơ chế, thủ tục trong nước nhưng cảm thấy sự giải quyết không thỏa đáng thì có thể khiếu nại lên các ủy ban giám sát công ước nhân quyền Liên Hợp Quốc có liên quan mà có chức năng tiếp nhận và giải quyết những khiếu nại dạng này, với điều kiện là quốc gia thành viên mà người đó là công dân đã chấp nhận thẩm quyền của ủy ban công ước đó trong việc tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại cá nhân.

Thông thường, các quốc gia bày tỏ sự chấp thuận thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết khiếu nại cá nhân của các ủy ban công ước bằng một tuyên bố chấp nhận (như đối với Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc - ICERD (việc tuyên bố theo Điều 14), Công ước chống tra tấn - CAT (việc tuyên bố theo Điều 22), hay phê chuẩn hoặc gia nhập một Nghị định thư bổ sung (thiết lập thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết khiếu nại từ cá nhân) của một công ước (như đối vói Công ước về các quyền dân sự và chính trị - ICCPR, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ - CEDAW, Công ước về các quyền của người khuyết tật - ICRPD). Nếu quốc gia chưa có sự chấp thuận, công dân không thể khiếu nại đềh cơ chế đó. Chẳng hạn như Việt Nam, mặc dù quốc gia đã gia nhập ICCPR, nhưng lại chưa tham gia Nghị định thư bô’ sung thứ nhất của Công ước này (thiết lập thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết khiếu nại từ cá nhân khi thấy các quyền của mình quy định trong ICCPR bị quốc gia vi phạm), thì công dân Việt Nam không thể khiếu nại đến ủy ban Nhân quyền (Human Rights Committee - cơ quan giám sát ICCPR).

Khác với cơ chế giám sát theo điều ước, bất kỳ ai cũng có thể nộp các thông tin về vi phạm nhân quyền đến những chủ thể có thẩm quyền về thủ tục đặc biệt. Chính vì vậy, có nhận xét rằng, "việc gửi những khiếu nại cá nhân theo các thủ tục đặc biệt là một trong những phương thức hữu hiệu nhất để có được sự can thiệp trực tiếp vào các vụ việc đơn lẻ. Tuy nhiên, như đã nêu ở các phần trên, không phải mọi vụ việc đều có thể khiếu nại theo thủ tục đặc biệt. Thông thường, chỉ những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng hay mang tính phổ biến, trên diện rộng mới được chấp nhận giải quyết theo thủ tục này.

Tùy loại quyền bị vi phạm mà cá nhân có thể nộp khiếu nại đến các nhóm công tác (như Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện, Nhóm công tác về mất tích cưỡng bức...) hay báo cáo viên đặc biệt (như Báo cáo viên Đặc biệt về tự do tôn giáo, Báo cáo viên đặc biệt về tình hình của những người bảo vệ nhân quyền...). Các cơ chế này không đòi hỏi sự chấp thuận của quốc gia có liên quan. Chẳng hạn, Nhóm công tác về việc giam giữ tùy tiện (Working Group on Arbitrary Detention, cơ quan được thiết lập theo nghị quyết 1991/42 của ủy ban Nhân quyền, được mở rộng thẩm quyền thêm ba năm theo Nghị quyết 6/4 ngày 28/9/ 2007 Hội đồng Nhân quyền), có thể nhận khiếu nại từ các cá nhân là nạn nhân bị giam giữ tùy tiện hoặc từ người đại diện của họ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê - Sưu tầm & biên tập