1. Xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về Tài sản chung của vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng sẽ gồm tài sản do vợ,chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Như vậy, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung cảu vợ chồng; trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Tài sản chung của vợ chồng sẽ thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình và thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh là tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung. 

Cùng với đó, căn cứ vào Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về tài sản riêng của vợ, chồng: Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, tài sản được tặng cho riêng trong thờ kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định; và tài sản này phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi và lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định. 

Về nguyên tắc chung của chế độ tài sản vợ chồng thì: Hai vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập; Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường. 

Như vậy, việc tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân thì thông thường sẽ là tài sản chung của cả hai vợ chồng. Để xác định đó là tài sản riêng thì cần:

  • Xác định tài sản riêng dựa trên nguồn gốc của tài sản;
  • Hoặc xác định tài sản riêng dựa vào sự thoả thuận của cả hai vợ chồng: Nếu các bên có thoả thuận hợp pháp về việc phân định tài sản chung, tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân thì nguồn gốc tài sản hay thời điểm tạo lập tài sản sẽ không phải yếu tố để xác định là tài sản riêng. 

 

2. Ly hôn mà sổ đỏ đứng tên bố mẹ chồng thì chia đất như thế nào?

Để tiến hành chia được tài sản khi ly hôn thì phải xác định đây là tài sản chung của hai vợ chồng hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định; thì tài sản chung của vợ chồng sẽ bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà hai vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. 

Với trường hợp của bạn, xác định thành hai vấn đề:

- Vấn đề thứ nhất là Đối với quyền sử dụng đất. Vì không biết rõ là mảnh đất mà bố mẹ chồng bạn cho bạn là có được lập thành văn bản hay không? Có đi công chứng hay không? hay chỉ là văn bản bằng miệng thì ta xác định 3 trường hợp sau:

  • Nếu mảnh đất đã được bố mẹ chồng tặng cho cả hai vợ chồng; và được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực thì mảnh đất này sẽ là tài sản thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. => Khi tiến hành ly hôn thì bạn sẽ được quyền chia sử dụng mảnh đât này;
  • Nếu mảnh đất này được bố mẹ chồng bạn tặng cho cả hai vợ chồng nhưng không lập thành văn ản và không được công chứng, chứng thực thì viêc tặng cho mảnh đất sẽ không có giá trị pháp lý và không được pháp luật công nhân. Như vậy, bố mẹ chồng bạn sẽ có quyền với mảnh đất => bạn sẽ không có quyền sử dụng đối với mảnh đất này.
  • Nếu mảnh đất được bố mẹ chồng làm hợp đồng tặng cho và có công chứng cho riêng chồng bạn; thì đây sẽ là tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của chồng bạn => bạn sẽ không có quyền đối với mảnh đất và không được đem ra phân chia khi vợ chồng bạn ly hôn. 

- Vấn đề thứ hai là Ngôi nhà được xây dựng trên mảnh đất trong thời kỳ hôn nhân. Đây sẽ được xem là tài sản chung của hai vợ chồng; và bạn cần xác định chứng minh được công sức đóng góp vào việc xây dựng căn nhà. Khi bạn không chứng minh được công sức đóng góp của mình vào căn nhà là bao nhiêu thì việc phân chia căn nhà sẽ được chia theo pháp luật, và theo nguyên tắc chia đôi; tuân theo quy định của Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. 

 

3. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi không có sổ đỏ thực hiện như thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Và pháp luật về hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng có quy định về tài sản chung của vợ chồng. Như vậy, nếu vợ chồng chưa được cấp Giấy chứng nhận nên căn nhà chưa được pháp luật công nhận là tài sản chung của hai vợ chồng. 

Và tại Điều 62 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn sẽ thuộc về bên đó. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn sẽ được thực hiện cụ thể: Trường hợp vợ chồng sống chung với ia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình mà ly hôn thì quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gai đình thi sẽ được giải quyết theo quy định. 

Như vậy, khi không có sổ đỏ mà vợ chồng ly hôn thì có thể yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn kèm theo yêu cầu phân chia tài sản chung. Nhưng khi chưa có sổ thì Toà án sẽ không có căn cứ để thụ lý và giải quyết việc phân chia căn nhà. 

Trên đây là nội dung tư vấn mà công ty Luật Minh Khuê muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc hay câu hỏi pháp lý khác thì vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!

Quý khách hàng có nhu cầu tham khảo về nội dung cách chia tài sản sau ly hôn theo quy định mới nhất qua bài viết của công ty Luật Minh Khuê:

Cách chia tài sản sau ly hôn theo quy định mới nhất

Tài sản bố mẹ chồng cho thì có được chia khi ly hôn không?

Tư vấn thủ tục sang tên sổ đỏ cho chồng sau khi ly hôn ?