Công ty luật Minh Khuê cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại để giải đáp các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, đầu tư nước ngoài, thuế, đất đaitranh tụng tại tòa án. Thông tin pháp luật liên quan vui lòng liên hệ trực tiếp:

Tổng đài luật sư trực tuyến gọi: 1900.6162.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  1900.6162

 

1. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng vay

------------------------------------------------------------------- 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

------

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG VAY

- Căn cứ vào Bộ Luật Dân Sự 2005

- Căn cứ hợp đồng vay nợ số    ký ngày    tháng    năm 20...   giữa Ông …… với Công ty..............

Hôm nay, ngày     tháng     năm 200   tại văn phòng Công ty.................... chúng tôi gồm có :

ĐẠI DIỆN BÊN A: (Người cho vay)

Ông(Bà) :  Chức vụ :

Ông(Bà) :  Chức vụ :

Địa chỉ  :

Điện thoại    :    Fax:

Tài khoản    :
ĐẠI DIỆN BÊN B: (Công ty  vay nợ)

Ông(Bà) :  Chức vụ :

Ông(Bà) :  Chức vụ :

Địa chỉ  :

Điện thoại    :    Fax:

Tài khoản    :

Hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng trên với các nội dung sau đây:

Bên B đã thanh toán đúng và đủ cả gốc và lãi số tiền đã mượn Bên A theo hợp đồng……số ký ngày……tháng ……năm 2008

Tổng số tiền thanh toán gồm có:

-    Tiền gốc

-    Tiền lãi

-    Tổng cộng

(Viết bằng chữ)

Kể từ ngày........... , hợp đồng số........... được thanh lý xong quyền, nghĩa vụ của hai bên đã thực hiện đầy đủ và chấm dứt mà không có vướng mắc hay tranh chấp gì.

Biên bản này được thành lập 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản và có giá trị pháp lý như nhau:

                         ĐẠI DIỆN BÊN A                                                    ĐẠI DIỆN BÊN B

                     NGƯỜI LÀM CHỨNG 1                                            NGƯỜI LÀM CHỨNG 2

 

2. Khái niệm Hợp đồng

Hợp đồng là một khái niệm có nguồn gốc lâu đời và là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự.

Theo Điều 388 Bộ luật dân sự của năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) quy định khái niệm hợp đồng như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Tuy nhiên, quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng bao gồm cả những quan hệ về đầu tư, lao động, kinh doanh thương mại, bảo hiểm… Theo đó, nếu trong khái niệm về hợp đồng từ “dân sự” được đặt đằng sau hai từ “hợp đồng” và sau hai từ nghĩa vụ thì điều này dẫn đến thực tiễn thi hành pháp luật có cách hiểu rằng những quy định của Bộ luật dân sự hiện hành chỉ liên quan đến hợp đồng dân sự. Như vậy, sẽ làm hạn chế phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự đối với tất cả các loại hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh doanh hay hợp đồng thương mại…

Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”.

=> Như vậy, khi so với Bộ luật dân sự cũ thì Bộ luật dân sự năm 2015 đã bỏ cụm từ “dân sự” sau hai từ “hợp đồng”. Quy định mới về khái niệm hợp đồng tại Điều 385 của Bộ luật dân sự năm 2015 là điểm mới quan trọng, đáng chú ý không những về mặt kỹ thuật lập pháp và còn làm tăng tính khả thi, minh bạch trong thực tiễn áp dụng, mở rộng phạm vi điều chỉnh.

 

3. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng 

Về đề nghị giao kết hợp đồng: Theo quy định tại khoản 1 Điều 386 Bộ luật dân sự 2015, đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị). Như vậy, so với quy định trong Bộ luật dân sự của năm 2005, điểm mới trong Bộ luật dân sự 2015 là mở rộng và rõ hơn về bên được đề nghị giao kết hợp đồng. Có thể có nhiều bên nhận được đề nghị trong giao kết hợp đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn áp dụng ở nước ta hiện nay.

Thông tin giao kết hợp đồng: Theo quy định tại Điều 387 Bộ luật dân sự 2015, đối với trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết. Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác. Bên vi phạm quy định trên mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Đây là điều hoàn toàn mới nhằm quản lý chặt chẽ thông tin trong quá trình giao kết hợp đồng và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh.

Tại khoản 1 Điều 388 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau: Do bên đề nghị ấn định. Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Ở đây, Bộ luật dân sự năm 2015 đã bổ sung thêm chế định loại trừ “Trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”, phù hợp với thực tiễn áp dụng ở nước ta. Quy định như vậy là để tránh mâu thuẫn giữa các đạo luật khác, đồng thời ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành.

Về chế định chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng: Theo Điều 391 Bộ luật dân sự  năm 2015, việc đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây: Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng; Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận; Hết thời hạn trả lời chấp nhận; Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực; Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời. Như vậy, ở chế định này đã bổ bổ sung thêm trường hợp: Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng. Việc bổ sung quy định này vừa đúng về mặt lý luận và phù hợp với thực tiễn áp dụng.

Trường hợp “Im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng” theo quy định tại Điều 393 Bộ luật dân sự năm 2015, sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên. Đây là quy định làm rõ hơn trường hợp nào thì im lặng được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và trường hợp im lặng nào thì không. Với việc bổ sung nội dung này đã hạn chế những tranh chấp phát sinh từ sự im lặng.

 

4. Phân tích nội dung của Hợp đồng 

- Cơ sở pháp lý: Theo quy định tại Điều 398 Bộ luật Dân sự năm 2015 về nội dung của hợp đồng 

“1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

a) Đối tượng của hợp đồng;

b) Số lượng, chất lượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

g) Phương thức giải quyết tranh chấp.”

Như vậy, ta có thể rút ra một số nội dung khi căn cứ vào quy định trên thì các bên giao kết hợp đồng có quyền thỏa thuận về các nội dung của hợp đồng phù hợp với mục đích giao kết mà các bên đã đặt ra. Tuy nhiên, xét về bản chất và vai trò của các điều khoản đối với sự hình thành hợp đồng dân sự, thì có những điều khoản bắt buộc phải có, những điều khoản không bắt buộc phải có hoặc không bắt buộc các bên phải thỏa thuận.

Đối với một Hợp đồng có thể có các nội dung sau:

Thứ nhất, đối tượng của hợp đồng

Là điều khoản cơ bản của mọi hợp đồng dân sự. Đây là điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng dân sự, đồng thời các bên phải thỏa thuận cụ thể về điều khoản này. Nếu các bên không thỏa thuận về đối tượng của hợp đồng thì hợp đồng không thể được hình thành. Trong các loại hợp đồng dân sự thông dụng mà BLDS quy định, nếu dựa vào đối tượng thì được phân chia thành hai nhóm: một là, các hợp đồng có đối tượng là tài sản; hai là, các hợp đồng có đối tượng là công việc.

Thứ hai, số lượng và chất lượng

Trên thực tế, chỉ có số lượng mới là điều khoản cơ bản của hợp đồng, bởi nếu các bên giao kết hợp đồng không thỏa thuận về số lượng của đối tượng thì không thể xác định chính xác về đối tượng của hợp đồng, về chất lượng của đối tượng thì trong nhiều trường hợp, nó không được coi là điều khoản cơ bản vì có thể xác định được theo chất lượng trung bình của đối tượng cùng loại trên thị trường tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng.

Thứ ba, giá không phải là điều khoản bắt buộc đối với mọi trường hợp của Hợp đồng

Vậy , tại dao ta lại nói như vậy? Bởi vì, trên thực tế, khi các bên không thỏa thuận về giá của đối tượng thì giá của đối tượng vẫn có thể được xác định dựa vào giá thị trường của đối tượng cùng loại. Quy định về giá chỉ bắt buộc trong những trường hợp đặc biệt liên quan đến các loại sản phẩm, hàng hóa, các loại dịch vụ phải niêm yết giá để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thứ tư, phương thức thanh toán cũng không phải là điều khoản bắt buộc của mọi hợp đồng.

Các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận để đưa ra phương thức thanh toán cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của mỗi bên. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận về phương thức thanh toán thì áp dụng quy định riêng đối với từng loại hợp đồng hoặc áp dụng quy định chung về phương thức thực hiện của từng loại nghĩa vụ dân sự trong BLDS.

Thứ năm, thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

Đây là điều khoản bắt buộc trong hợp đồng. Các bên phải thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu các bên không thỏa thuận về thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng thì thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng được xác định theo quy định riêng đối với từng loại hợp đồng hoặc quy định chung về thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện nghĩa vụ dân sự trong BLDS.

Thông thường, đối với mỗi loại hợp đồng thì pháp luật đều quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên.

Tuy nhiên, khi giao kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ cụ thể của mỗi bên hoặc áp dụng các quy định của pháp luật về vấn đề này. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ của các bên thì các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong loại hợp đồng tương ứng vẫn được coi là mặc nhiên có giá trị.

Các bên giao kết hợp đồng có thể thỏa thuận về việc xác định trách nhiệm dân sự khi có vi phạm hợp đồng. Sự thỏa thuận này có thể là về vấn đề phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hoặc một loại trách nhiệm khác. Tuy nhiên, nếu các bên không có thỏa thuận thì các quy định của pháp luật về trách nhiệm do vi phạm từng loại hợp đồng nói riêng và các quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ nói chung vẫn mặc nhiên được áp dụng.

Bản chất của Hợp đồng, quan hệ pháp luật về hợp đồng được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận và thống nhất ý chí của các bên tham gia giao kết. Khi tham gia giao kết hợp đồng, các bên được quyền tự định đoạt tất cả các vấn đề liên quan đến hình thức, nội dung, thậm chí là cả phương thức giải quyết tranh chấp. Phương thức giải quyết tranh chấp được ưu tiên hàng đầu luôn là thương lượng và hòa giải giữa các bên. Tòa án chỉ có quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng khi các bên có yêu cầu và chỉ được giải quyết trong phạm vi yêu cầu.

=> Kết luận: Như vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì nội dung hợp đồng trước hết tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, các bên nên có những nội dung cơ bản như trên để đảm bảo nội dung đúng quy định.

 

5. Thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng

- Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

- Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

- Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!