Mục lục bài viết
- 1. Mẫu di chúc lập tại văn phòng công chứng
- 2. Hướng dẫn lập và soạn thảo di chúc
- 3. Cách điền, viết di chúc chi tiết nhất
- 4. Mẫu di chúc lập tại văn phòng công chứng (có người làm chứng)
- 5. Giữ lại nhà thờ tổ khi không có di chúc?
- 6. Một số câu hỏi thường gặp về di chúc
- 6.1 Di chúc có mấy hình thức?
- 6.2 Thời hạn của di chúc?
- 6.3 Quy định về thời hạn của di chúc?
1. Mẫu di chúc lập tại văn phòng công chứng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
DI CHÚC
Tại Phòng Công chứng số............ thành phố
Tôi là (ghi rõ họ và tên):......................................................
Sinh ngày:........./......../................
Chứng minh nhân dân số:....................cấp ngày......./......./........tại .........................
Hộ khẩu thường trú:
............................................................................................……………………..
Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập di chúc này như sau:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………..
.....................................................................................................................................
Tôi đã đọc di chúc, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong di chúc và ký vào di chúc này trước sự có mặt của công chứng viên.
Người lập di chúc
(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Ngày.........tháng...........năm.............. (bằng chữ ...........................................)
Tại Phòng Công chứng số.........thành phố
Tôi......................................., công chứng viên Phòng Công chứng số.........thành phố
Chứng nhận:
- Ông/bà .................................. đã tự nguyện lập di chúc này;
- Theo sự nhận biết của tôi, tại thời điểm công chứng, ông(bà) có đầy đủ năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;
- Nội dung di chúc phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;
- Người lập di chúc đã đọc bản di chúc này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong di chúc và đã ký vào di chúc trước sự có mặt của tôi;
Số công chứng .........., quyển số ..........
Công chứng viên
(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
2. Hướng dẫn lập và soạn thảo di chúc
(1) Ghi họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản; Trong trường hợp có chỉ định người thực hiện nghĩa vụ thì phải ghi rõ họ tên của người này và nội dung của nghĩa vụ
(2) Chọn một trong các trường hợp sau đây:
- Người lập di chúc đã đọc Di chúc này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và đã ký vào Di chúc trước sự có mặt của tôi;
- Người lập di chúc đã đọc Di chúc này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và đã ký, điểm chỉ vào Di chúc trước sự có mặt của tôi;
- Người lập di chúc đã đọc Di chúc này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và điểm chỉ vào Di chúc trước sự có mặt của tôi;
- Người lập di chúc đã nghe người thực hiện chứng thực đọc Di chúc này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và ký vào Di chúc trước sự có mặt của tôi;
- Người lập di chúc đã nghe người thực hiện chứng thực đọc Di chúc này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và ký, điểm chỉ vào Di chúc trước sự có mặt của tôi;
- Người lập di chúc đã nghe người thực hiện chứng thực đọc Di chúc này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và điểm chỉ vào Di chúc trước sự có mặt của tôi;
3. Cách điền, viết di chúc chi tiết nhất
Để quý khách hàng có thể dễ hiểu hơn về nội dung một di chúc được lập tại văn phòng công chứng sẽ có các nội dung và cách viết như thế nào ? Luật Minh Khuê sẽ giả định một trường hợp cụ thể và viết lại mẫu di chúc phía trên để quý khách hàng tham khảo và vận dụng để từ đó có thể tạo ra một di chúc hợp pháp theo quy định pháp luật hiện nay.
Mẫu di chúc này chúng tôi viết là dạng di chúc chung của hai vợ chồng, trong trường hợp chỉ có một người duy nhất (Là cha hoặc mẹ) còn sống thì có thể lược bỏ thông tin người đã mất.
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại, gọi: 1900.6162
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
DI CHÚC
Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ...., tại trụ sở Văn Phòng công chứng Minh Khuê thành phố Hà Nội, địa chỉ: Số ……….., đường Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Chúng tôi gồm:
Ông ..... sinh năm 19 , CMND số ..... do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày và vợ là bà ..... sinh năm 19...., CMND số.... do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày . Cả hai chúng tôi đều đăng ký hộ khẩu thường trú tại: , phường , quận , thành phố Hà Nội.
Chúng tôi đều đã ở vào tuổi trên dưới ...0, nhưng sức khoẻ vẫn bình thường, tinh thần vẫn minh mẫn. Tuy nhiên, ở vào tuổi của chúng tôi, chỉ có thể biết được “bệnh”, chứ không thể biết được “mệnh” của mình. Vì vậy, chúng tôi lập sẵn Bản di chúc này, phòng khi tôi qua đời, căn dặn đôi điều để các con, các cháu thực hiện.
Các con thân yêu của bố mẹ!
Bố mẹ có người con là: .... Đến nay Bố mẹ rất tự hào và yên lòng khi các con đã khôn lớn, trưởng thành. Hơn thế nữa là sự đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, điều mà những người làm cha, làm mẹ luôn luôn mong mỏi.
Sinh thời, Bố mẹ cố gắng tần tảo nuôi dạy các con nên không có nhiều tài sản để lại cho các con. Bố mẹ chỉ còn có căn nhà xây dựng trên thửa đất số: , tờ bản đồ số: , có diện tích đất ở là m2 ( mét vuông) tại: , phường , quận , thành phố Hà Nội (trước đây thuộc , thành phố Hà Nội). Thửa đất này của Bố mẹ đã được UBND thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: , số vào sổ: ngày đứng tên bố các con (là ông ). Bố, Mẹ vẫn luôn luôn lo lắng sau này khi Bố mẹ theo ông bà về với tổ tiên mà vẫn chưa kịp dặn dò về ý định của Bố mẹ đối với căn nhà nói trên, điều đó sẽ làm các con thiếu thống nhất và ảnh hưởng đến sự đoàn kết cuả các con. Vì vậy, Bố, Mẹ định đoạt về căn nhà và thửa đất trên như sau:
Sau khi cả Bố và Mẹ qua đời, căn nhà xây trên đất và quyền sử dụng thửa đất nêu trên Bố mẹ để lại cho con sinh năm 19, CMND số 0 do Công an Hà Nội cấp ngày , hiện có hộ khẩu thường trú tại: , phường , quận , thành phố Hà Nội được sở hữu toàn bộ. Khi đó anh là chủ sở hữu duy nhất của căn nhà và quyền sử dụng thửa đất nêu trên, không ai khác được tranh chấp, gây mất đoàn kết gia đình.
Anh có trách nhiệm thờ cúng ông bà tổ tiên, lo trang trải công nợ và hậu sự sau này của Bố mẹ.
Bố, Mẹ mong các con mãi mãi yêu thương nhau, đùm bọc nhau, thuận hoà trên dưới. Chăm lo hương khói, giỗ tết cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Cố gắng phấn đấu vươn lên hơn nữa, xây dựng gia đình đầm ấm, hạnh phúc.
Đây là Di chúc đầu tiên của Bố, Mẹ và cũng là sự định đoạt đầu tiên về quyền sở hữu căn nhà và quyền sử dụng đất nói trên. Bố, Mẹ mong các con hãy thực hiện đúng ý nguyện của Bố, Mẹ, tránh làm những điều gì ảnh hưởng đến hoà khí của gia đình ta.
Bản di chúc này do tự tay tôi (....) viết lại theo ý nguyện chung của hai vợ chồng chúng tôi. Sau khi tự mình đọc lại toàn văn Di chúc, chúng tôi công nhận đã hiểu rõ nội dung Di chúc; công nhận Bản di chúc được ghi chép lại chính xác, rõ ràng, đầy đủ và đúng ý nguyện của chúng tôi. Chúng tôi ký tên và điểm chỉ ngón trỏ bàn tay phải dưới đây để làm bằng chứng.
NHỮNG NGƯỜI LẬP DI CHÚC:
NGƯỜI CHỒNG NGƯỜI VỢ:
CÔNG CHỨNG VIÊN
4. Mẫu di chúc lập tại văn phòng công chứng (có người làm chứng)
Luật Minh Khuê viết một dạng di chúc khác cũng được lập tại văn phòng công chứng có người làm chứng là người thân (không liên quan đến việc phân chia tài sản) đi cùng hai Ông bà đến làm chứng cho việc lập di chúc tại văn phòng công chứng thì có thể viết theo mẫu sau:
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại, gọi: 1900.6162
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
DI CHÚC
Hôm nay, ngày tháng năm 20….. tại trụ sở Văn phòng công chứng ………… thành phố Hà Nội, Trụ sở: Số ……., đường Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. trước sự chứng kiến của Công chứng viên Nguyễn Văn A và hai người làm chứng có tên dưới đây:
- Người làm chứng thứ nhất: Bà , sinh năm 19, CMND số 0 do Công an Hà Nội cấp ngày , hộ khẩu thường trú tại: , phố , phường , quận , thành phố Hà Nội.
- Người làm chứng thứ hai: Bà , sinh năm 19, CMND số do Công an Hà Nội cấp ngày , hộ khẩu thường trú tại: Số nhà , phố , phường , quận , thành phố Hà Nội.
Tôi là , sinh năm 19 có hộ khẩu thường trú tại: Số , phường , quận , Hà Nội. Tôi đã ở vào tuổi nhưng sức khoẻ vẫn bình thường, tinh thần vẫn minh mẫn. Tuy nhiên, ở vào tuổi của tôi, chỉ có thể biết được “bệnh”, chứ không thể biết được “mệnh” của mình. Vì vậy, tôi lập sẵn Bản di chúc này, phòng khi tôi qua đời, căn dặn đôi điều để vợ, con và các cháu thực hiện.
Tôi và vợ tôi là bà , sinh năm 19 (đã mất năm 19), sinh được người con. Con thứ nhất là , sinh năm 19 .Con thứ hai là , sinh năm 19 Sau khi vợ tôi là bà qua đời tôi đã kết hôn với bà . Tôi và bà không có con chung, lấy nhau để nương tựa lúc tuổi già.
Quá trình chung sống tôi với bà .. có tạo lập được một ngôi nhà tại: Số , phố , quận , thành phố Hà Nội, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà số , hồ sơ gốc số do UBND thành phố Hà Nội cấp ngày mang tên cả tôi và bà . Hiện nay tôi, bà và đang cùng chung sống trong ngôi nhà này.
Nếu mai này tôi qua đời, ngôi nhà này là tài sản chung của tôi với bà sẽ do bà tiếp tục quản lý, sử dụng và cho được ở cùng đến hết đời, vợ và con tôi không được quyền bán nhà. Nếu sau này bà cũng qua đời, thì con gái tôi và các con của bà mới được quyền bán nhà, để phân chia di sản chung của tôi với bà . Toàn bộ giá trị phần ngôi nhà là di sản của tôi, con tôi là sinh năm 19 , CMND số cấp tại Hà Nội ngày sẽ được hưởng, để dùng vào việc hương hoả, thờ cúng cha mẹ.
Di chúc này có hiệu lực về phân chia thừa kế tài sản khi tôi đã qua đời, tôi mong vợ, con và cháu thực hiện đúng ý nguyện của tôi.
Bản di chúc này do tôi tuyên bố nội dung và nhờ ông Công chứng viên ghi chép lại. Ông Công chứng viên đã ghi chép lại và in ra bằng máy tính. Sau khi tự mình đọc lại toàn văn Di chúc, tôi công nhận đã hiểu rõ nội dung Di chúc; công nhận bản Di chúc được ghi chép lại chính xác, rõ ràng, đầy đủ và đúng ý nguyện của tôi. Tôi ký tên và điểm chỉ ngón trỏ bàn tay phải dưới đây để làm bằng chứng.
NGƯỜI LẬP DI CHÚC
(ký tên)
XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG
NGƯỜI LÀM CHỨNG THỨ NHẤT:
NGƯỜI LÀM CHỨNG THỨ HAI:
CHỨNG NHẬN CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Hôm nay, vào hồi giờ phút, ngày tháng năm Hai ngàn ….. (//20….) tại trụ sở Văn phòng công chứng ……………. thành phố Hà Nội, địa chỉ: Số ……….., đường Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Tôi, Nguyễn Văn A- Công chứng viên Văn phòng Công chứng ………… thành phố Hà Nội ký tên dưới đây,
Công chứng:
Ông (người có tên, CMND và địa chỉ ghi ở trên) đã tự nguyện lập Bản di chúc này.
Chứng kiến việc lập Di chúc của hai ông bà là các bà: (những người có CMND, địa chỉ nêu ở phần trên của di chúc).
Trước mặt tôi, ông đã tuyên bố toàn bộ nội dung Di chúc và nhờ tôi ghi chép lại. Tôi đã ghi chép lại nội dung Di chúc và in ra bằng máy tính. Sau khi tự đọc lại và nghe người làm chứng đã đọc lại toàn văn Bản di chúc, ông công nhận Bản di chúc đã ghi chép hoàn toàn đầy đủ, chính xác, đúng với ý nguyện của ông.
Ông đã tự tay ký và điểm chỉ vào từng trang của Bản di chúc trước sự chứng kiến của tôi.
Theo sự nhận biết của tôi vào thời điểm lập và ký Bản di chúc này, ông có hành vi năng lực dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật.
Các ông, bà: đã ký vào Bản di chúc với tư cách của người làm chứng.
Bản di chúc này có 04 trang và được lập thành 02 bản chính (lưu tại Phòng Công chứng Gia Khánh thành phố Hà Nội 01 bản).
SỐ CÔNG CHỨNG: /DC, QUYỂN SỐ: 01/TP/CC-SCC/HĐGD
CÔNG CHỨNG VIÊN |
5. Giữ lại nhà thờ tổ khi không có di chúc?
Thưa luật sư, cha mẹ tôi mất không để lại di chúc, trên phần đất của gia đình đã xây dựng khuân viên nhà thờ tổ (của chi tộc họ lê), Anh trai thứ tư trong gia đình là người quản lý phần tài sản này hiện nay có ý định bán đất và bán cả phần đất đã thờ cúng. Tôi muốn hỏi luật sư là việc làm đó có vi phạm pháp luật không ? và tôi cần xử lý thế nào ?
Người gửi: Lê Việt Hoàng (tỉnh Nam định).
>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Trong trường hợp này, khi bố mẹ bạn mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế của bố mẹ bạn được chia thừa kế theo pháp luật cho tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất .
Theo đó việc bố mẹ bạn mất và không để lại di chúc thì toàn bộ di sản sẽ phân chia theo pháp luật. Việc anh trai thứ 4 của bạn bán đất và có ý định bán nhà thờ tổ là vi phạm pháp luật. Do đó để giữ và đòi lại quyền thừa kế hợp pháp của các thành viên thì cần làm đơn khởi kiện. Khi làm đơn khởi kiện và việc phân chia di sản theo pháp luật hoàn thành thì các thành viên có thể thỏa thuận giữ lại nhà thờ tổ. Đối với anh trai thứ 4 của bạn nếu vẫn khăng khăng muốn bán phần thừa kế theo di chúc mà anh trai thứ 4 của bạn được hưởng thì các thành viên có thể thỏa thuận trả số tiền tương đương với phần di sản đó để mua lại tài sản đó vì những người đồng sở hữu có quyền ưu tiên mua lại tài sản.
Việc anh trai thứ 4 của bạn đã tự ý bán mảnh đất nông nghiệp, do mảnh đất đó là di sản thừa kế mà ba mẹ bạn để lại, những người đồng thừa kế đều có quyền sử dụng đối với mảnh đất đó, nếu anh trai thứ 4 của bạn bán cả phần của những người còn lại mà không có chữ ký của những người còn lại thì sẽ không thực hiện được bán mảnh đất này hợp pháp. Trường hợp này bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Xin hướng dẫn cho bạn Thủ tục khởi kiện phân chia di sản thừa kế theo pháp luật:
Thành phần hồ sơ khởi kiện:
+ Đơn khởi kiện (theo mẫu)
+ Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;
+ Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
+ Bản kê khai các di sản;
+ Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
+ Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản ( Nếu có).
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết về việc thụ lý và yêu cầu người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.
Thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng, trường hợp có lý do chính đáng thì được kéo dài nhưng không quá 2 tháng.
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Theo quy định của Bộ luật dân sự, thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác quyền thừa kế của người khác là mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Đối với yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại, thời hiệu khởi kiện là ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
6. Một số câu hỏi thường gặp về di chúc
6.1 Di chúc có mấy hình thức?
- Di chúc có thể được thể hiện dưới một trong hai hình thức:
+ Di chúc miệng
+ Di chúc bằng văn bản.
Di chúc bằng văn bản bao gồm 4 hình thức:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có công chứng.
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
6.2 Thời hạn của di chúc?
- Đối với di chúc bằng miệng: theo quy định tại Khoản 2 Điều 629 Bộ luật dân sự 2015: sau 3 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên hết hiệu lực.
- Đối với di chúc bằng văn bản: theo quy định tại Điều 640 Bộ luật dân sự 2015 , di chúc bằng văn bản có hiệu lực cho tới khi có di chúc mới hợp pháp thay thế nó. Nếu bản di chúc hợp pháp mới chỉ có nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung di chúc cũ thì chỉ phần bị sửa đổi, bổ sung mới bị mất hiệu lực.
6.3 Quy định về thời hạn của di chúc?
- Đối với di chúc bằng miệng: theo quy định tại khoản 2 Điều 651: sau 3 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên hết hiệu lực.
- Đối với di chúc bằng văn bản: theo quy định tại Điều 662 và Điều 664 BLDS, di chúc bằng văn bản có hiệu lực cho tới khi có di chúc mới hợp pháp thay thế nó. Nếu bản di chúc hợp pháp mới chỉ có nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung di chúc cũ thì chỉ phần bị sửa đổi, bổ sung mới bị mất hiệu lực.