Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả lương là gì?
Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả lương được hiểu là một văn bản do người có khiếu nại sử dụng để trình lên cơ quan có thẩm quyền đề nghị các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét và giải quyết về vấn đề không trả lương của các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả lương cần phải đảm bảo các nội dung liên quan đến thông tin của người làm đơn khiếu nại; nội dung cụ thể cần khiếu nại liên quan đến việc không trả lương; nguyên nhân, lý do dẫn đến viết đơn, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại liên quan đến xử lý việc không trả lương, nội dung đề nghị của người lao động đối với cơ quan, chủ thể có thẩm quyền.
>> Xem thêm: Công ty không trả lương khi nghỉ việc thì giải quyết thế nào?
2. Nguyên tắc trả lương cho người lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 97 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về kỳ hạn trả lương như sau:
- Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
- Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
- Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Thời hạn trả lương được xác định khác nhau tùy vào hình thức trả lương. Người lao động hưởng giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng 1 lần hoặc nửa tháng 1 lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào 1 thời điểm cố định trong tháng. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên, nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
Thời hạn trả lương được ghi trong hợp đồng hoặc trong quy chế trả lương, quy chế tiền lương của người sử dụng lao động. Việc thực hiện đúng kỳ hạn trả lương có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động bởi nó gắn với kế hoạch chi tiêu tài chính của bản thân và gia đình người lao động và phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh thu chi tài chính, việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người sử dụng lao động và của người lao động
Thời hạn trả lương tuỳ vào tính chất công việc và hình thức trả lương mà người sử dụng lao động đã lựa chọn. Người sử dụng lao động phải tôn trọng và trả lương cho người lao động đúng thời hạn mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc theo đúng thời hạn người sử dụng lao động đã quy định phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn thì không được trả chậm quá 30 ngày và nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Nguyên tắc này làm căn cứ cho doanh nghiệp xây dựng tổ chức thực hiện công tác tiền lương công bằng hợp lý trong doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo cho công nhân yên tâm trong sản xuất trong những điều kiện làm việc khó khăn, môi trường độc hại…
>> Tham khảo: Nghỉ quá 5 ngày liên tiếp không phép và bị công ty sa thải và không trả lương thì có đúng luật?
3. Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả lương
>>> Tải ngay: Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả lương mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …, ngày… tháng … năm….. ĐƠN KHIẾU NẠI Kính gửi: Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Họ và tên người khiếu nại: LƯƠNG ĐÌNH THI Địa chỉ: Khu công nghiệp Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân: 1289364648912 Ngày cấp: 01/8/2020 Nơi cấp: Cục quản lý hành chính trật tự xã hội Tên của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại: Công ty Cổ phần TMT Địa chỉ: Khu công nghiệp Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh Khiếu nại về việc: Công ty không trả lương cho người lao động Nội dung khiếu nại: Tôi làm việc tại bộ phận sản xuất linh kiện điện tử của Công ty Cổ phần TMT từ thời điểm 09/11/2022 đến nay. Trong thời gian 4 tháng, tôi đã làm việc tổng cộng là 120 ngày. Tuy nhiên, công ty đã không trả lương cho tôi. Công ty không đưa ra bất kỳ thông báo hoặc lý do nào cho sự chậm trễ này. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của tôi và gia đình. (Tài liệu, chứng cứ kèm theo – nếu có). | |
NGƯỜI KHIẾU NẠI (Ký và ghi rõ họ tên) |
>> Tham khảo thêm: Nếu công ty không trả lương thì người lao động xử lý như thế nào?
4. Nội dung của đơn khiếu nại về việc công ty không trả lương
Để một đơn khiếu nại được chính cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn, đòi hỏi đơn khiếu nại đó phải hoàn chỉnh và thể hiện rõ ý chí của người làm đơn, đồng thời thể hiện sự nghiêm túc, chân thành khi viết đơn. Theo đó, đơn khiếu nại phải có đầy đủ các nội dung sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ: Phần này là một phần không thể thiếu trong các đơn từ.
- Địa điểm, ngày tháng năm viết đơn khiếu nại: Địa điểm là tỉnh, thành phố mà người viết đơn đang sinh sống và làm việc. Ngày tháng năm được ghi trong đơn khiếu nại chính là thời gian mà người lao động làm đơn này.
- Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
- Các thông tin liên quan đến người có yêu cầu giải quyết đơn khiếu nại, cụ thể là người lao động. Thông tin đó phải có đầy đủ các nội dung như: Họ tên người khiếu nại; Địa chỉ thường trú của người khiếu nại; Số Giấy tờ pháp lý cá nhân của người khiếu nại, nơi cấp, ngày cấp giấy tờ pháp lý cá nhân đó.
- Các thông tin liên quan đến đối tượng bị khiếu nại. Ở đây chính là doanh nghiệp mà người lao động đang làm việc. Nội dung thông tin phải bao gồm: Tên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bị khiếu nại; Địa chỉ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó.
- Khiếu nại về việc gì? Người viết đơn cần ghi rõ trong nội dung này là khiếu nại về việc không trả lương của doanh nghiệp. Mặt khác, người lao động cần ghi rõ đây là khiếu nại lần đầu hay lần thức hai...
- Nội dung khiếu nại: Người lao động ghi tóm tắt nội dung khiếu nại; ghi rõ cơ sở của việc khiếu nại; yêu cầu giải quyết khiếu nại.
- Các tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu có.
- Chữ ký và điểm chỉ người khiếu nại. Ký và ghi rõ họ tên.
5. Nộp đơn khiếu nại công ty không trả lương ở đâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP thì người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động của mình bị khiếu nại.
Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP mà khiếu nại không được giải quyết.
>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục khởi kiện công ty không trả lương cho người lao động?
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Minh Khuê về vấn đề này, nếu có bất kỳ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại 1900.6162 để được hỗ trợ. Xin trân trọng cảm ơn!