Mục lục bài viết
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
1. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------***-------
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Hợp đồng số: …/20… - HĐMB
- Căn cứ bộ luật Dân sự số 33/2005/QH 11 do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005.
- Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH 11 do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005.
- Căn cứ nhu cầu và năng lực của hai bên.
Hôm nay ngày…. tháng……. năm 2014, tại văn phòng công ty cổ phần …….. số …, …., P. …….; - TP ………….;
Chúng tôi gồm:
Bên A
- Bên Mua: Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại ………………
- Địa chỉ trụ sở chính: Số ………., liền kề….., phường ……, quận ……, thành phố Hà Nội.
- Đại diện ông: …………………………………. Chức vụ: Tổng Giám đốc
- Mã số thuế:…………………………………….
và
Bên B
- Bên bán: Công ty cổ phần …………………………………………………………..
- Địa chỉ trụ sở chính: Số ……,Đường …..,Phường ………………..,TP ……………….
- Điện thoại: …………………… Fax: ………….…………………….
- Tài khoản số: ……………………………………………………………………………
- Mở tại ngân hàng: …………………………………
- Đại diện ông: ……………………………………. Chức vụ: Giám Đốc
Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Nội dung công việc mua bán.
Bên B bán cho bên A:
STT | Tên hàng | Đơn vị | Số lượng | Đơn gía(đ/viên) | Thành tiền | Ghi chú |
1 | Gạch đặc GĐ60A1 | Viên | .000 | …. | ...000.000 | |
Cộng |
Bằng Chữ: …………………………. đồng chẵn.
Bên A thanh toán trước 30 % tổng giá trị đơn đặt hàng trong vòng 6 tháng của mỗi năm. Bên A có trách nhiệm thông báo trước cho Bên B số lượng gạch tiêu thụ trong vòng 6 - 12 tháng. Sau khi đã tiếp nhận đủ số gạch tại chân công trình tương đương với giá trị mà Bên A đã thanh toán, Bên A sẽ thanh toán tiếp số tiền 30 % tổng giá trị dự toán của 06 tháng. Nguyên tắc thanh toán này sẽ được thực hiện trong vòng 42 tháng kể từ ngày ký hợp đồng.
Đơn giá được xác định theo giá của thị trường. Bên B có trách nhiệm thông báo cho Bên A trước đơn giá trong vòng 3 tháng nếu có biến động về giá.
Bên B cam kết cung cấp số lượng gạch trên trong vòng 42 tháng kể từ ngày ký hợp đồng.
Điều 2: Giá cả
Đơn giá mặt hàng trên là ……..đ/viên giá bán tại chân công trình, Giá …….đ/viên đã bao gồm VAT(10%).
Điều 3: Chất lượng và quy cách hàng hóa
Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và quy cách gạch cho nghành xây dựng.
Điều 4: Phương thức giao nhận.
1. Hai bên tiến hành giao nhận hàng tại chân công trình của Bên A;
2. Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì thông báo cho bên bán để có phương án giải quyết. Khi hàng ra khỏi cổng công ty và đã hoàn tất công việc bàn giao thì bên bán không chịu mọi trách nhiệm về lô hàng đó.
Điều 5: Phương thức thanh toán
1. Bên A thanh toán cho bên B theo hình thức Tiền mặt hoặc chuyển khoản, chuyển tiền mới xuất gạch.
2. Bên A chuyển tiền đến đâu cấp hàng đến đó, không chuyển tiền thì ngừng xuất gạch.
Điều 6: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng
1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng.
2. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và cùng bàn bạc giải quyết. (Lập phụ lục hợp đồng nếu cần).
3. Trường hợp hai bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án nhân dân Nghệ An.Quyết định của toà án là quyết định cuối cùng mà hai bên phải chấp hành.Mọi chi phí toà án phát sinh do bên thua kiện chịu.
Điều 7: Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày.
Hợp đồng này được làm thành 04 bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 02 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
2. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa
Theo quy định của pháp luật dân sự (cụ thể là Bộ luật dân sự năm 2015) và Luật thương mại năm 2005 định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa, cụ thể như sau: "Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên bán chuyển hàng hóa cùng quyền sở hữu của hàng hóa đó cho bên mua, bên mua hàng có trách nhiệm nhận hàng hóa và có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán hàng hóa số tiền tương ứng với giá trị của hàng hóa (do các bên thỏa thuận). Việc giao hàng, thanh toán phải thực hiện theo đúng thời gian, địa điểm, phương thức đã được các bên thỏa thuận theo đúng hợp đồng mua bán hàng hóa".
Căn cứ theo pháp luật thương mại (cụ thể là Luật thương mại năm 2005) quy định hợp đồng mua bán hàng hóa có thể chia làm 2 loại:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước;
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
3. Chủ thể, đối tượng và mục đích chủ yếu của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
- Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa phải là thương nhân hoặc trong một số trường hợp chỉ cần bên bán là thương nhân vì bên bán thực hiện hoạt động bán hàng mang tính chất nghề nghiệp. Những cá nhân có hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh vẫn có thể giao kết hợp đồng mua bán trong hoạt động thương mại với tư cách là bên mua hàng hóa.
- Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là những tài sản hữu hình, có tính chất lưu thông, có tính thương mại và được chuyển giao quyền sở hữu khi thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa. Hàng hóa trong các giao dịch này không phải là những hàng hóa thương mại thông thường mà phải là những hàng hóa nằm trong danh mục hàng hóa giao dịch do Bộ Công thương quy định.
- Mục đích chủ yếu của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa là việc phát sinh lợi nhuận, tuy nhiên trong một số các trường hợp một bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa giao kết hợp đồng mua bán không nhằm mục đích sinh lời. Những hợp đồng được thiết lập giữa các bên không nhằm mục đích sinh lời với thương nhân thực hiện trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam, về nguyên tắc các hoạt động này không chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại trừ khi bên không nhằm mục đích sinh lời đó lựa chọn áp dụng các quy định của Luật thương mại năm 2005.
4. Các điều khoản cơ bản được quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Các điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa là những điều khoản không thể thiếu được khi các bên giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, nếu các bên không thống nhất và thỏa thuận được về các điều khoản này trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì hợp đồng mua bán hàng hóa đó không thể giao kết được. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa có những nội dung, điều khoản cơ bản sau (Những điều khoản này được quy định cụ thể và chi tiết tại Chương II Luật thương mại năm 2005, cụ thể như sau:
- Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa: Các bên sẽ phải thỏa thuận về tính hợp pháp của từng loại hàng hóa mà các bên giao dịch trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Đối với những loại hàng hóa bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện được quy định tại Điều 25 Luật thương mại năm 2005 thì các bên không được phép đưa những loại hàng hóa này vào kinh doanh, hoặc phải đáp ứng các điều kiện mà luật quy định thì mới được phép đưa những loại hàng hóa này làm đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa. Ngoài ra các bên cũng phải thỏa thuận về số lượng, chất lượng,....của hàng hóa. Hầu hết các loại hàng hóa đưa vào mua bán trên thị trường đều phải có nhãn hàng hóa, nội dung trên nhãn hàng hóa phải thể hiện được: Tên hàng hóa; tên, địa chỉ của người chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa; hạn sử dụng, thành phần định lượng, thông số kỹ thuật,...
- Tiêu chuẩn của hàng hóa: Trong khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa các bên cần phải quy định rõ ràng về tiêu chuẩn của hàng hóa để tránh những trường hợp hàng hóa không như mặt hàng được quy định trong hợp đồng thì bên mua có thể từ chối mua hàng hóa.
- Giá trong hợp đồng mua bán hàng hóa
- Phương thức và thời gian thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa
- Điều khoản về giao nhận hàng hóa: Thời điểm giao hàng và địa điểm giao hàng;
- Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên;
- Các điều khoản về ràng buộc trách nhiệm giữa các bên;
- Điều khoản về thời hạn thực hiện hợp đồng;
- Các điều khoản thông thường của hợp đồng mua bán hàng hóa: Điều khoản về các trường hợp bất khả kháng; điều khoản chấm dứt hợp đồng; điều khoản về giải quyết tranh chấp; điều khoản về hiệu lực hợp đồng; điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng.
- Các điều khoản tùy nghi: Điều khoản về sở hữu trí tuệ; điều khoản về bảo mật thông tin; điều khoản về chuyển giao, chuyển nhượng hợp đồng;...
5. Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa
Về mặt bản chất hợp đồng mua bán hàng hóa là việc bên bán chuyển giao hàng hóa và quyền sơt hữu hàng hóa cho bên mua vì thế pháp luật cần phải quy định rất rõ ràng về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua. Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa này được quy định cụ thể tại Điều 62 Luật thương mại năm 2005, cụ thể như sau:
"Điều 62. Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá
Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao".
Như vậy quyền sở hữu của hàng hóa được chuyển giao từ bên bán sang cho bên mua khi bên bán chuyển giao hàng hóa sang cho bên mua.
Trên đây là hỗ trợ của Công ty Luật Minh Khuê nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào bạn có thể liên hệ số tổng đài của Công ty luật Minh Khuê qua số 19006162 để đươc hỗ trợ trực tiếp.