>> Phân tích mô hình tỏ chức của công ty, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH Minh Khuê. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Cơ sở pháp lý: Luật doanh nghiệp năm 2020

 

Các loại hình công ty TNHH theo Luật Doanh nghiệp 2020, mô hình tổ chức vầ quản lý của công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên như sau:

 

1. Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu

Cơ cấu tổ chức quản lý công ty được quy định tại điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020

Điều 79. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

2. Đối với công ty có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp khác do công ty quyết định. Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, tiêu chuẩn, điều kiện, miễn nhiệm, bãi nhiệm, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên thực hiện tương ứng theo quy định tại Điều 65 của Luật này.

3. Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.

4. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác thì cơ cấu tổ chức, hoạt động, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thực hiện theo quy định của Luật này.

 

2. Công ty được tổ chức quản lý theo mô hình có hội đồng thành viên

Chức năng , quyền hạn, nghĩa vụ của hội đồng thành viên được quy định cụ thể tại điều 79 Luật doanh nghiệp 2020.

Thành viên Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm. Gồm từ 03 đến 07 thành viên với nhiệm kỳ không quá 05 năm.

Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quyền, nghĩa vụ và quan hệ làm việc của Hội đồng thành viên đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.

Chủ tịch Hội đồng thành viên do chủ sở hữu bổ nhiệm hoặc do các thành viên Hội đồng thành viên bầu. Theo nguyên tắc quá bán, theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, thì nhiệm kỳ, quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 57 và quy định khác có liên quan của Luật này.

 

3. Công ty được tổ chức, quản lý theo mô hình có chủ tịch công ty

3.1 Chủ tịch công ty

Chủ tịch công ty do chủ sở hữu bổ nhiệm.

Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty. Nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty. Trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty.

Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty, Luật này và pháp luật có liên quan.

 

3.2 Giám đốc, Tổng giám đốc

Có thể được bổ nhiệm hoặc thuê. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng thuê. Nhiệm kỳ không quá 05 năm. Giám đốc, Tổng giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. hoặc Chủ tịch công ty cũng có thể kiêm chức vụ này. Trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây

  • Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
  • Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
  • Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
  • Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty. Trừ các đối tượng thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
  • Ký kết hợp đồng nhân danh công ty. Trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
  • Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
  • Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
  • Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
  • Tuyển dụng lao động;
  • Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty. Hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.

 

3.3 Kiểm soát viên

Chức năng cũng như quyền và nghĩa vụ của kiểm soát viên cũng được quy định khá cụ thể trong Điều 82 Luật doanh nghiệp 2020:

Chủ sở hữu công ty quyết định số lượng Kiểm soát viên, bổ nhiệm Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ không quá 05 năm. Và việc thành lập Ban kiểm soát. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty.

Kiểm soát viên thực hiện chức năng giúp chủ sở hữu công ty kiểm soát mọi hoạt động về tài chính, kinh doanh của công ty. Là cánh tay đắc lực của chủ sở hữu trong việc quản lý công ty theo mô hình 1 chủ sở hữu.

 

4. Đối với công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu

Cơ cấu tổ chức quản lý công ty gồm: chủ tịch công ty và giám đốc hoặc tổng giám đốc.

Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm tổng giám đốc, giám đốc. Tổng giám đốc, giám đốc có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại điều lệ công ty hoặc tại hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, luật doanh nghiệp còn quy định quyền và nghĩa vụ của các thành viên. Họ phải tuân thủ pháp luật, điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty. Đồng thời các cá nhân này phải trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty. Không sử dụng thông tin, bí quyết, công nghệ kinh doanh, lạm dụng chức vụ quyền hạn để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích cho tổ chức khác.

Trên đây là câu trả lời của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lực chọn Công ty Luật TNHH Minh Khuê.

 

5. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên (Công ty TNHH hai thành viên) là doanh nghiệp. Trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng thành viên từ hai cho đến 50 người. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được phát hành cổ phiếu.

 

5.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty.

 

5.2 Hội đồng thành viên

Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên công ty. Đây là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Điều lệ công ty quy định định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.

 

5.3 Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên

Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:

– Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên

– Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty

– Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty

– Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện

– Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty

– Quyết định tổ chức lại công ty

– Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty

– Quyết định các vấn đề quan trọng trong công ty: về chiến lược kinh doanh; tăng giảm vốn điều lệ; dự án đầu tư; thông qua báo cáo tài chính hàng năm;…

– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 và Điều lệ công ty.

 

5.4 Chủ tịch Hội đồng thành viên

Chủ tịch Hội đồng thành viên do Hội đồng thành viên bầu. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.

Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ: Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên; Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên; Lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng thành viên; Thay mặt Hội đồng thành viên ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên; Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;…

 

5.5 Giám đốc, Tổng giám đốc

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc, Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Giám đốc, tổng giám đốc ký kết hợp đồng nhân danh công ty. Trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty. Trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên. Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;…

 

5.6 Tiêu chuẩn làm Giám đốc, Tổng giám đốc

– Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp.

– Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty (nếu Điều lệ công ty không có quy định khác).

– Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện trên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.

 

5.7 Ban kiểm soát công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát. Trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.…

 

5.8 Người đại diện theo pháp luật công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Người đại diện theo pháp luật trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể là một người hoặc nhiều người. Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH hai thành viên thường là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Người đại diện theo pháp luật cụ thể của Công ty TNHH hai thành viên trở lên được ghi nhận trong Điều lệ công ty.

Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH hai thành viên nếu chỉ có hai thành viên thì trong trường hợp người đại diện theo pháp luật bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú …thì thành viên còn lại đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của Công ty cho đến khi bầu mới.

Trân trọng./.

Công ty luật Minh Khuê (phân tích)