1. Khái quát chung 

Sự nghiệp cách mạng Việt Nam từ hơn 6 thế kỷ qua và công cuộc Đổi mới đất nước do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo trong gần 30 năm qua đã mang lại những thay đổi to lớn trên mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội ở Việt Nam, tạo điều kiện cho mọi người dân trong xã hội được thụ hưởng ngày càng đầy đủ các quyền con người.Tuy nhiên, đất nước ta vẫn còn phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong việc thực hiện cơ chế bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người.

Tuy đạt nhiều thảnh tựu về kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong các năm qua, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, xuất phát điểm thấp, đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, vùng thường bị thiên tai, còn rất nhiều khó khăn. Mặc dù Chính phủ đã dành nhiều ưu tiên cho phát triển các vùng đặc biệt khó khăn thông qua các Chương trình xóa đói giảm nghèo, trợ giúp pháp lý, tín dụng cho vay, miễn phí trong giáo dục và các chính sách ưu tiên đặc biệt, nhưng do nguồn lực của đất nước còn hạn chế nên ở nhiều địa phương, cơ sở vật chất của các ngành y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thông tin, thể thao... còn nhiều thiếu thốn, ảnh hưởng đến việc hưởng thụ đầy đủ các quyền của người dân, đã và đang đặt ra những thử thách mới ngày càng phức tạp hơn trong việc vận hành cơ chế bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người. Trình độ phát triển kinh tế hiện có là thực tại khách quan chi phối và ảnh hưởng trực tiếp sự hình thành phát triển các giá trị xã hội, trong đó có giá trị quyền con người .

 

2. Khó khăn về địa hình 

Đất nước Việt Nam trải dài hơn 2.000 km từ Bắc xuống Nam, trong đó địa hình núi đồi chiếm ba phần tư diện tích đất nước. Dân cư sống phân tán trên các vùng miền với ngôn ngữ, phong tục, tập quán và điều kiện sinh hoạt rất khác nhau. Đặc biệt, những người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, do hạn chế trong việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, thông tin... nên trình độ học vấn còn thấp, sự hiểu biết về pháp luật, chính sách cũng như năng lực tuân thủ pháp luật còn hạn chế. Điều này gây rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng và triển khai các chính sách cụ thể nhằm đảm bảo các quyền con người, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của đồng bào, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền núi và đồng bằng, nông thôn và thành thị. Những biến động của tác động môi trường sống tự nhiên, về khí hậu, thời tiết , nguồn nước, ô nhiễm môi trường... đang có những tác động tiêu cực tới cơ chế bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người. Cùng với biến đổi khí hậu theo chiều hướng bất lợi, sự nóng lên của khia hậu toàn cầu, mực nước biển ngày càng dâng cao; thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng nặng nề dồn dập, vệ sinh an toàn thực phẩm không bảo đảm cùng với gian lận thương mại ảnh hưởng trực tiếp tới quyền của người tiêu dùng, các loại bệnh, dịch bệnh chưa được giải quyết dứt điểm và tiếp tục diễn biến phức tạp....Những thách th ức này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới thực hiện quyền và lợi ích của mỗi tập thể và cá nhân trong xã hội mà còn làm phân tán và suy giảm các nguồn lực của đất nước, làm giảm hiệu quả của các chính sách khuyến khích và bảo đảm thực hiện, phát triển con người, hạn chế khả năng hưởng thụ các giá trị quyền con người. Sự phát triển của kinh tế thị trường một mặt đã đem đến sự đổi mới và phát triển nhanh chóng mọi mặt đời sống xã hội, tôn vinh các giá trị lao động sáng tạo và xuất hiện sự sung túc, giầu sang, thỏa mãn ngày càng cao các nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, nhưng mặt khác kéo theo những tiêu cực và vấn nạn xã hội đáng lo ngại, ảnh hưởng trực tiếp tới vận hành cơ chế bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người. Th ất nghiệp gia tăng; s ự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư và gi ữa các vùng miền ngày càng lớn; nạn tham nh ũng và sử dụng phung phí tiền bạc, tài sản xã hội diễn biến theo chiều hướng phức tạp.

 

3. Tệ nạn xã hội 

Những tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS và tình trạng bạo lực có chiều hướng lan rộng; tai nạn giao thông ngày càng tăng; môi trường sống bị ô nhiễm, dân số tăng nhanh... Bên cạnh đó, những phong tục, tập quán và định kiến mang tính địa phương, cục  bộ vẫn còn nặng nề tạo nên cách những sự cách biệt nhất định về giới, về vùng miền, về thu nhập, về vị thế xã hội, về tâm lý xã hội...đặt ra những thách thức mới về quyền bình đẳng giữa người với người và các giá trị công bằng xã hội. Tư tưởng trọng nam khinh nữ; nạn ngược đãi phụ nữ, bạo lực trong gia đình và tính gia trưởng vẫn tồn tại, nhất là ở những nơi trình độ dân trí còn thấp. Những vấn nạn này không chỉ ảnh hưởng đến từng người dân trong việc hưởng thụ các quyền, đặc biệt là quyền sống và quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, mà còn là thách thức đối với các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp và các tổ chức xã hội trong việc xây dựng và triển khai các chính sách nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người. Trong những bước đi đầu tiên của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, việc nhận thức và thực hiện pháp luật, thói quen s ống và làm việc theo Hi ến pháp và pháp luật còn nhiều hạn ch ế. Quyền con người được bảo đảm bằng pháp luật, việc th ực hiện pháp luật không nghiêm minh có ảnh hưởng tr ực ti ếp t ới hưởng thụ quyền con người. Ý th ức pháp luật và s ự hiểu biết các quy định pháp luật là y ếu t ố đầu tiên chi ph ối hành vi s ống và làm việc theo Hi ếp pháp, pháp luật. Tuy nhiên nhiều trường h ọp vi phạm pháp luật lại không phải vì không hiểu bi ết các quy định pháp luật mà vì ch ưa có thói quen tôn trọng pháp luật, chưa coi thực hiện pháp luật như thực hiện mệnh lệnh của cuộc sống. Cơ chế quyền kiểm soát quyền, cơ chế độc lập cao và chế ước, kiểm tra kiểm soát lẫn nhau gi ữa các cơ quan quyền lực để bảo đảm mọi người mọi tổ chức đều tuân th ủ nghiêm minh pháp luật, không một tổ chức và cá nhân nào, kể cả đối với nhà nước có thể đứng trên hoặc đứng ngoài pháp luật vẫn đang là m ột thách th ức không nh ỏ để vận hành c ơ ch ế bảo đảm th ực hiện và phát triển quyền con người. Công cuộc đổi mới đất nước đang đặt ra những thách thức mới trong cải cách lập pháp, cải cách tư pháp và cải cách hành chính để bảo đảm quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước là thống nhất nhưng có phân công rành mạch giữa ba quyền có tính độc lập cao và kiểm soát lẫn nhau, một nhà nước c ủa dân, do dân và vì dân. Đổi mới tổ ch ức b ộ máy nhà nước theo hướng xây d ựng nhà nước pháp quyền xã h ội chủ nghĩa Việt Nam không thể không nói đến đổi mới công tác lập pháp, đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất để cơ quan này xứng đáng là cơ quan đại diện trực tiếp quyền lực của nhân dân cả nước. Diễn đàn Quốc Hội phải thực sự là tiếng nói của nhân dân, thống qua Quốc Hội, nhân dân quy ết định nh ững v ấn đề trọng đại c ủa đất nước và th ực hiện quyền quản lý nhà nước. Mỗi đại biểu Quốc Hội phải thực sự là đại diện của cử tri, của từng người dân, có trách nhiệm cao nhất đối v ới chất lượng các đạo luật và nghị quy ết được Quốc Hội thông qua.

 

4. Do hệ thống pháp luật chồng chéo 

Hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung, trong lĩnh vực quyền con người nói riêng, còn chưa đồng bộ, có chỗ còn chồng chéo, mâu thuẫn dẫn tới khó khăn, thậm chí hiểu sai, trong quá trình vận d ụng và th ực thi pháp luật. Đây chính là vật cản lớn đối với sự phát triển c ủa xã hội cũng như trong việc bảo đảm thực hiện, phát triển con người. Nhận diện thách thức đó, Chính phủ Việt Nam đang triển khai Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam định hướng đến năm 2020, trước mắt là rà soát lại toàn bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhằm loại bỏ các văn bản luật mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tiễn; bảo đảm tính hợp hiến, tính thống nhất, tính khả thi, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận và dễ thực hiện của các văn bản quy phạm pháp luật này, bảo đảm có hệ th ống pháp luật và pháp chế thống nhất phản ánh nh ững nhu cầu thực tiến của xã hội, những gì xã hội có, xã hội cần, xã hôi có thể chấp nhận và thực hiện được, một hệ thống pháp luật vì con người và sự phát triển của con người.

 

5. Do trình độ và nhân thực của mỗi người 

Trình độ và nhận thức về quyền con người của một bộ phận cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp trong bộ máy nhà nước, trong hệ thống chính trị, trong các tổ chức, đoàn thể xã hội còn nhiều hạn chế, kể cả ở trung ương và địa phương, trong tất cả các ngành và các lĩnh vực công tác. Sự hạn chế về nhận thức không chỉ ở chỗ không hiểu biết các quy định của luật pháp quốc tế và nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách là quốc gia thành viên của các công ước quốc tế về quyền con người, mà còn cưa hiểu biết đầy đủ sứ mệnh phục vụ nhân dân trong thực thi công vụ và những yêu cầu cơ bản về nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Không hiểu rõ chính sách, pháp luật và nhận thức hạn chế về quyền con người là một nguyên nhân của căn bệnh quan liêu hành chính và cách điều hành tùy tiện để xảy ra các vụ việc vi phạm, làm hạn chế và ảnh hưởng đến việc thụ hưởng quyền của người dân, là thách thức lớn với sự vận hành của cơ chế bảo đảm th ực hiện và phát triển quyền con người.

Luật Minh Khuê ( sưu tầm và biên tập)