- Đánh giá môi trường phải được đật trong thể thống nhất của yêu cầu phát triển và không được đối lập với sự phát triển. Chỉ khi đật việc đánh giá môi trường ttong sự thống nhất với hoạt động phát ttiển kinh tế-xã hội thì mới có thể tạo ra được sự quan tâm thực sự của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân tới việc bảo vệ môi trường. Các biện pháp giảm thiểu tác động của môi trường trong trường hợp này sẽ ưở thành bộ phận của kế hoạch phát ttiển.
- Đánh giá môi trường phải thực sự là công cụ giúp cho việc lựa chọn quyết định dự án đầu tư phát triển. Như ttên đã đề cập, thực chất của quá trình đánh giá môi trường là cung cấp tư liệu đã được cân nhắc, phân tích một cách khoa học về những lợi ích và tổn thất tiềm tàng về tài nguyên môi trường để các cơ quan ra quyết định có điêu kiện lựa chọn phương án phát triển một cách hợp lí hơn, chính xác hơn.
- Đánh giá môi trường phải là hoạt động mang tính chất liên ngành. Phải huy động được đội ngũ cán bộ khoa học và kĩ thuật thuộc các ngành liên quan tham gia, hình thành những tập thể khoa học có đủ kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp luận cần thiết, phù hợp vói nội dung và yêu cầu trong từng trường hợp cụ thể.
- Đánh giá môi trường nhất thiết phải được tiến hành trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (đối với các lĩnh vực chưa có tiêu chuẩn môi trường, cần được sự thoả thuận bằng văn bản của cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường);
- Toàn bộ nội dung của hoạt động đánh giá môi trường nêu trên phải được thực hiện một cách khách quan, khoa học. Tất cả các thông số, các giải pháp đưa ra phải đảm bảo tính hiện thực và khả thi.
- Báo cáo đánh giá môi trường phải do các cơ quan và tổ chức có đủ điều kiện về cán bộ chuyên môn và cơ sở vật chất thực hiện;
Hoạt động đánh giá môi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện ở những phương diện sau:
- Đánh giá môi trường giúp chúng ta xem xết nhiều vấn đề quan ttọng, đặc biệt là công nghệ xử lí chất thải, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và giám sát môi trường. Đánh giá môi trường có thể được tiến hành theo nhiều phương án thực hiện dự án, hoạt động phát triển, với những so sánh về lợi hại của các tác động theo những phương án đó, trên cơ sở đó kiến nghị việc lựa chọn một phương án phù hợp cả yêu cầu phát triển và bảo vệ môi trường. Chính vì thế, đánh giá môi trường góp phần giảm thiểu, hạn chế các tác động tiêu cực của dự án, hoạt động phát triển tới môi trường. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong trường hợp thực hiện Đánh giá môi trường chiến lược sẽ góp phần hạn chế các tác động tiêu cực trên diện rộng do đặc thù của các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có phạm vi tác động rộng lớn, trong nhiều trường hợp có phạm vi là toàn bộ đất nước, do đó sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí khắc phục hậu quả của những quyết định sai lầm.
- Đánh giá môi trường góp phần ràng buộc trách nhiệm pháp lý của các chủ dự án, các cơ sở. Một ttong những nội dung quan trọng của quá trình đánh giá môi trường đó là hoạt động giám sát sau dự án. Hoạt động này giúp cho cơ quan có thẩm quyền xem xét hoạt động của các cơ sở có vi phạm những gì mà họ đã cam kết trong báo cáo đánh giá môi trường đã được xét duyệt hay không.
- Đối với Đánh giá môi trường chiến lược, trong chừng mực cho phép, hoạt động Đánh giá môi trường chiến lược sẽ làm giảm việc phải thực hiện đánh giá tác động môi trường cho từng dự án cụ thể như là những hợp phần của dự án tổng thể xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Đánh giá môi trường chiến lược còn thúc đẩy việc lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường trong quá trình hoạch định chính sách, chiến lược...
Việc đánh giá môi trường được thực hiện dưới hình thức văn bản gọi là báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược. Đây là những văn bản quan trọng và sau khi được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt sẽ có ý nghĩa rất lớn, cụ thể như sau:
- Là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phép triển khai thực hiện dự án;
- Là cơ sở để xác định trách nhiệm của các chủ thể của dự án về những hậu quả gây ra đối với môi trường sau này;
- Là căn cứ để xác định ttách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với những hậu quả mà dự án gây ra đối với môi trường, đặc biệt là cơ quan trực tiếp thẩm định báo cáo này.
Các giai đoạn chính của quá trình đánh giá môi trường
Dưới đây là các giai đoạn chính của quá trình đánh giá môi trường nói chung và được áp dụng tại nhiều nước. Các giai đoạn này bao gồm:
- Giai đoạn sàng lọc: Được thực hiện để xác định đối tượng phải tiến hành đánh giá môi trường. Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam đã đưa ra một cách tương đối rõ ràng danh mục các dự án cần phải tiến hành đánh giá môi trường.
- Giai đoạn xác định phạm vi: Là quá trình xác định các vấn đề chính cần phải được xem xét, phân tích, đánh giá ttong quá trình đánh giá môi trường. Công việc này có thể ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình đánh giá môi trường và ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định của những người có thẳm quyền và trong nhiều trường hợp giúp ngăn chặn được sự lãng phí về thời gian và các nguồn lực.
- Giai đoạn lập báo cáo đánh giá môi trường: Là việc phân tích khoa học về quy mô, tầm quan trọng và ý nghĩa của các tác động được xác định. Đây là khâu then chốt, cơ bản của quá trình đánh giá môi trường. Để thực hiện giai đoạn này có nhiều phương pháp khác nhau nhưng phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản theo quy định của pháp luật.
- Giai đoạn thẩm định báo cáo đánh giá môi trường: Các vấn đề cơ bản của giai đoạn này được đưa ra trong phần 4 dưới đây.
- Giai đoạn sau thẩm định: Hoạt động này được rất nhiều nước chính thức đưa vào pháp luật quốc gia và thực tế cho thấy ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)