Mục lục bài viết
- 1. Mức thu lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông ?
- 2. Đánh giá về vụ tai nạn nghiêm trọng giữa xe cứu hỏa và xe khách: Ai đúng ai sai ?
- 3. Trình tự thủ tục đăng kí, mở tài khoản giao thông (TKGT) VETC ?
- 4. Lái xe máy bằng một tay có bị phạt vi phạm giao thông?
- 5. Quy định về thời gian phải bật đèn xe khi tham gia giao thông ?
- 6. Người đi bộ sai luật dẫn đến tai nạn cũng có thể bị phạt tù 15 năm?
1. Mức thu lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông ?
Luật sư tư vấn mức phí, lệ phí đăng ký xe mới, gọi ngay: 1900.6162
Trả lời:
Theo khoản 5 Điều 4 Thông tư 229/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định về khu vực để căn cứ tính mức thu lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông như sau:
5. Khu vực: Khu vực I gồm thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; khu vực II gồm các thành phố trực thuộc Trung ương (trừ thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), các thành phố trực thuộc tỉnh và các thị xã; khu vực III gồm các khu vực khác ngoài khu vực I và khu vực II nêu trên.
Theo điều 5 Thông tư số 229/2016/TT-BTC quy định về mức thu lệ phí như sau :
Điều 5. Mức thu lệ phí
1. Mức thu lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông được thực hiện như sau:
Đơn vị tính: đồng/lần/xe
Số TT
Chỉ tiêu
Khu vực I
Khu vực II
Khu vực III
I
Cấp mới giấy đăng ký kèm theo biển số
1
Ô tô, trừ xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống áp dụng theo điểm 2 mục này
150.000 - 500.000
150.000
150.000
2
Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống
2.000.000 - 20.000.000
1.000.000
200.000
3
Sơ mi rơ moóc, rơ móc đăng ký rời
100.000 - 200.000
100.000
100.000
4
Xe máy (theo giá tính lệ phí trước bạ)
a
Trị giá từ 15.000.000 đồng trở xuống
500.000 - 1.000.000
200.000
50.000
b
Trị giá trên 15.000.000 đến 40.000.000 đồng
1.000.000 - 2.000.000
400.000
50.000
c
Trị giá trên 40.000.000 đồng
2.000.000 - 4.000.000
800.000
50.000
d
Xe máy 3 bánh chuyên dùng cho người tàn tật
50.000
50.000
50.000
II
Cấp đổi giấy đăng ký
1
Cấp đổi giấy đăng ký kèm theo biển số
a
Ô tô (trừ xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống di chuyển từ khu vực có mức thu thấp về khu vực có mức thu cao áp dụng theo điểm 4.1 khoản 4 Điều này)
150.000
150.000
150.000
b
Sơ mi rơ moóc đăng ký rời, rơ móc
100.000
100.000
100.000
c
Xe máy (trừ xe máy di chuyển từ khu vực có mức thu thấp về khu vực có mức thu cao áp dụng theo điểm 4.1 khoản 4 Điều này)
50.000
50.000
50.000
2
Cấp đổi giấy đăng ký không kèm theo biển số ô tô, xe máy
30.000
30.000
30.000
3
Cấp lại biển số
100.000
100.000
100.000
III
Cấp giấy đăng ký và biển số tạm thời (xe ô tô và xe máy)
50.000
50.000
50.000
2. Căn cứ mục I Biểu mức thu này, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ban hành mức thu cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
3. Tổ chức, cá nhân hiện ở khu vực nào thì nộp lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông theo mức thu quy định tương ứng với khu vực đó, nếu là tổ chức thì nộp lệ phí theo địa chỉ nơi đóng trụ sở ghi trong đăng ký kinh doanh, nếu là cá nhân thì nộp lệ phí theo địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Đối với ô tô, xe máy của Công an sử dụng vào mục đích an ninh đăng ký tại khu vực I hoặc đăng ký tại Cục Cảnh sát giao thông thì áp dụng mức thu tại khu vực I, riêng cấp mới giấy đăng ký kèm theo biển số áp dụng theo mức thu tối thiểu tại mục I Biểu mức thu này.
4. Một số chỉ tiêu quy định trong Biểu mức thu lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông áp dụng như sau:
4.1. Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống, xe máy chuyển từ khu vực phải nộp lệ phí quy định mức thu thấp về khu vực phải nộp lệ phí quy định mức thu cao (không phân biệt có đổi hay không đổi chủ tài sản), tổ chức, cá nhân phải nộp lệ phí theo mức thu cấp mới quy định tại điểm 2 (đối với ô tô), điểm 4 (đối với xe máy) mục I Biểu mức thu quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm 4.2 khoản này.
Ví dụ 1: Ông H ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, được Công an tỉnh Bắc Giang cấp giấy đăng ký và biển số xe (ô tô hoặc xe máy), sau đó ông H bán cho ông B tại Hà Nội thì khi đăng ký ông B phải nộp lệ phí theo mức thu cấp mới tại Hà Nội.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp A có trụ sở tại Bắc Giang, được Công an tỉnh Bắc Giang cấp giấy đăng ký, biển số xe (ô tô hoặc xe máy), sau đó Doanh nghiệp A chuyển trụ sở về Hà Nội (hoặc quyết định điều chuyển chiếc xe đó cho đơn vị thành viên có trụ sở tại Hà Nội) thì khi đăng ký Doanh nghiệp A phải nộp lệ phí theo mức thu cấp mới giấy đăng ký, biển số tại Hà Nội.
Ví dụ 3: Ông A có hộ khẩu tại thành phố Hà Nội, đã được Công an thành phố Hà Nội cấp giấy đăng ký và biển số xe, sau đó ông A bán xe đó cho ông B cũng ở tại thành phố Hà Nội thì khi đăng ký ông B chỉ phải nộp lệ phí cấp đổi giấy đăng ký, biển số theo mức thu quy định tại mục II Biểu mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.
4.2. Đối với ô tô, xe máy của cá nhân đã được cấp giấy đăng ký và biển số tại khu vực phải nộp lệ phí quy định mức thu thấp, chuyển về khu vực phải nộp lệ phí quy định mức thu cao vì lý do di chuyển công tác hoặc di chuyển hộ khẩu, mà khi đăng ký không thay đổi chủ tài sản và có đầy đủ thủ tục theo quy định của cơ quan công an thì áp dụng mức thu cấp đổi giấy đăng ký, biển số quy định tại mục II Biểu mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.
Ví dụ 4: Ông C đăng ký thường trú tại tỉnh Bắc Giang, được Công an tỉnh Bắc Giang cấp giấy đăng ký và biển số xe (ô tô hoặc xe máy), sau đó ông C chuyển hộ khẩu về Hà Nội thì khi đăng ký ông C phải nộp lệ phí theo mức thu cấp đổi giấy đăng ký, biển số tại Hà Nội.
4.3. Trị giá xe máy làm căn cứ áp dụng mức thu lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số là giá tính lệ phí trước bạ tại thời điểm đăng ký.
Như vậy, trường hợp bạn ở Thành phố Yên Bái thì bạn thuộc khu vực II và giá xe của bạn là 70.000.000 đồng . Do đó mức lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy của bạn là 800.000 đồng. Xem thêm:
- Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
- Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê về Mức thu lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông ?Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.
2. Đánh giá về vụ tai nạn nghiêm trọng giữa xe cứu hỏa và xe khách: Ai đúng ai sai ?
Luật sư tư vấn:
Vụ tai nạn nghiêm trọng vừa qua giữa xe cứu hỏa và xe khách để lại nhiều tranh cãi trong dư luận và nhân dân. Trước nội dung thắc mắc của bạn về xác định lỗi của các bên trong trường hợp này, tôi xin đưa ra những phân tích như sau:
Xác định các bên liên quan ở đây bao gồm:
+ Chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy điều khiển xe cứu hỏa
+ Tài xê điều khiển xe khách
+ Cơ quan Phòng cháy chữa cháy và cơ quan quản lý tuyến đường Cao tốc
Thứ nhất, từ phía lái xe cứu hỏa
Về quy định pháp luật, Nhà nước cho phép xe cứu hỏa được đi ngược chiều để tiếp cận mục tiêu khi thực hiện nhiệm vụ
Căn cứ điều 22 Luật giao thông đường bộ năm 2008:
1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
Xe cứu hỏa phải trang bị tín hiệu xe theo quy định:
Điều 4 Nghị định 109/2009/NĐ-CP của Chính Phủ về tín hiệu của xe ưu tiên
Xe chữa cháy có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ hoặc xanh gắn trên nóc xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên
Như vậy, theo những quy định trên thì xe cứu hỏa là xe ưu tiên khi thực hiện nhiệm vụ được phép đi vào đường ngược chiều, không giới hạn tốc độ và đèn tín hiệu. Tuy nhiên, xe cứu hỏa vẫn phải đảm bảo an toàn giao thông cho mình và các phượng tiện khác tham gia theo nguyên tắc tham gia giao thông đường bộ.
Căn cứ khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Luật Giao thông đường bộ:
4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ
Theo những thông tin thu thập được từ nhân chứng và video clip ghi lại vụ tai nạn thì về quan điểm cá nhân, nhận thấy xe cứu hỏa đi đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên, liệu lái xe cứu hỏa có chuyển hướng quá nhanh, dẫn đến không đảm bảo an toàn cho các phương tiện đang lưu thông trên tuyến cao tốc hay không?
Thứ hai, từ phía tài xế điều khiển xe khách
Cũng theo quy định tại điều 22 Luật giao thông đường bộ thì khi có xe ưu tiên, tài xế điều khiển xe khách phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại để nhường xe ưu tiên làm nhiệm vụ. Nếu như cố ý không thực hiện điều trên, tài xế điều khiển xe khách gây tai nạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định:
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Bộ luật hình sự 2015
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Thứ ba, từ phía các cơ quan chức năng trong việc phối hợp điều tiết phương tiện tham gia giao thông khi có xe ưu tiên trên đường giữa Cơ quan phòng cháy chữa cháy có thẩm quyền và cơ quan quản lý tuyến đường cao tốc, liệu có hoàn thành nhiệm vụ hay chưa? Điều này cũng góp phần không nhỏ để giải đáp nguyên nhân dẫn đến tai nạn đáng tiếc xảy ra như trên.
Tóm lại, cơ quan điều tra cần có những đáng giá xác thực nhất và chi tiết cụ thể nhất để có thể xác minh trọn vẹn nguyên nhân vụ việc nghiêm trọng này.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
3. Trình tự thủ tục đăng kí, mở tài khoản giao thông (TKGT) VETC ?
Luật sư trả lời:
Tài khoản giao thông (VETC) là tài khoản do khách hàng mở để sử dụng dịch vụ thu phí tự động đường bộ tại các trạm thu phí có dịch vụ VETC trên toàn quốc. Đây là dịch vụ thu phí tự động tại các trạm thu phí thông qua thẻ định danh phương tiện dán trên xe, giúp xe qua trạm thu phí không phải dừng chờ thanh toán mà vẫn giữ được tốc độ lưu thông ổn định và tiết kiệm nhiên liệu.
Đối với cá nhân, thủ tục giấy tờ để mở tài khoản VETC bao gồm:
- Giấy chứng minh thư/Thẻ căn cước/ Hộ chiếu còn hiệu lực: Yêu cầu bản gốc để đối chiếu
- Giấy đăng kiểm xe: Bản gốc để đối chiếu.
- Giấy đăng ký xe: Bản gốc để đối chiếu.
( Đối với xe đăng ký lần đầu, yêu cầu bản gốc giấy hẹn của Công an để đối chiếu.)
( Đối với xe trả góp, thế chấp ngân hàng: bản photo công chứng có xác nhận của ngân hàng để đối chiếu).
Đối với tổ chức/doanh nghiệp, thủ tục giấy tờ để mở tài khoản VETC bao gồm:
- Công văn đề nghị mở tài khoản VETC (Đối với cơ quan/tổ chức).
- Giấy phép Đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp: Bản photo công chứng.
- Bản danh sách số lượng xe đăng ký dán thẻ E-Tag: Đối với doanh nghiệp/cơ quan/tổ chức có nhiều phương tiện: yêu cầu bản gốc đã có xác nhận của doanh nghiệp/cơ quan/tổ chức.
- Giấy đăng kiểm xe: Bản gốc để đối chiếu.
- Giấy đăng ký xe: Bản gốc để đối chiếu.
Đối với xe đăng ký lần đầu, yêu cầu bản gốc giấy hẹn của Công an để đối chiếu.
Đối với xe trả góp, thế chấp ngân hàng: bản photo công chứng có xác nhận của ngân hàng để đối chiếu. Tham khảo thêm quy định chi tiết tại: Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg quy định về việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.
4. Lái xe máy bằng một tay có bị phạt vi phạm giao thông?
Luật sư tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Theo Điểm a khoản 9 Điều 6 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi buông cả hai tay khi điều khiển xe máy:
"9. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe..”.
Mặt khác, tại Điểm đ, Khoản 3, Điều 30, Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.”
Như vậy, hiện nay, pháp luật chưa có quy định xử phạt việc đi xe máy bằng một tay. Tuy nhiên, hành vi điều khiển xe bằng một tay này rất nguy hiểm khi tham gia giao thông. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông, bạn cũng không nên điều khiển xe máy bằng một tay.
Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
5. Quy định về thời gian phải bật đèn xe khi tham gia giao thông ?
Luật sư tư vấn:
Từ ngày 01/8/2016, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt bắt đầu có hiệu lực thi hành. Theo đó:
- Bắt buộc người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô; mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy; máy kéo, xe máy chuyên dùng:
“Sử dụng đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn”.
Điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;
b) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 (ba) xe trở lên;
c) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;
d) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
đ) Tránh xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;
e) Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
g) Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;
h) Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe".
Theo quy định này thì thời gian bật đèn chiếu sáng khi tham gia giao thông đường bộ là từ 19h ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau. Vì vậy cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt đối với bạn là không đúng theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
6. Người đi bộ sai luật dẫn đến tai nạn cũng có thể bị phạt tù 15 năm?
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Theo quy định mới tại Bộ luật hình sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2018) có quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thì:
Điều 260: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, thì trong trường hợp này, theo quy định mới của Bộ luật hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2018) về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thì quy định không còn bị bó hẹp trong phạm vi những người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ nữa mà còn được mở rộng ra về người nào tham gia giao thông đường bộ, như vậy thì phạm vi người nào tham gia giao thông đường bộ bao gồm cả phạm vi là người đi bộ. Nếu người đi bộ băng qua đường (là nguyên nhân chính) dẫn đến tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng theo khoản 3, điều 260 của bộ luật hình sự mới nhất năm 2015 thì cũng đối diện với nguy cơ bị phạt tù ở khung cao nhất là 15 năm tù giam.
Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê về "Từ ngày 1/1/2018 người đi bộ sai luật dẫn đến tai nạn cũng có thể bị phạt tù 15 năm?" . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Giao Thông - Công ty luật Minh Khuê