1. Khái quát về nam cực

Việc nghiên cứu và chinh phục Nam cực khởi đầu vào thế kỷ XVIII và các nhà thủy thủ-khoa học Nga đã khám phá ra châu Nam cực trong cuộc thám hiểm 1819 -1821.

Cũng như Bắc cực, đối với Nam cực cũng có nhiều quốc gia đưa ra yêu sách để thiết lập danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ, chẳng hạn:

- Sắc lệnh Hoàng gia Anh vào các năm 1908 và 1917 quy định các đảo và lãnh thổ nằm giữa kinh tuyến tây 20° và 50° từ vĩ tuyến 56° xuống phía Nam là “vùng phụ thuộc” thuộc quyền quản lý của Thủ tướng - toàn quyền thuộc địa Anh ở daoFalklend.

- Pháp đưa yêu sách lãnh thổ tại Nam cực vào năm 1924, khi vùng đất Adel được tuyên bố nằm dưới quyền quản lý của Thống trưởng toàn quyền Madagaska. Năm 1938, Pháp tuyên bố chủ quyền của mình đối với vùng đất này và cuối cùng vào năm 1955 tuyên bố thành lập lãnh thổ hải ngoại của Pháp bao gồm Pawen, Amstecdam, Kvoze và Kergenlen.

Tiếp nữa là một số nước như Chi Tê (tuyên bố 1940), Achentina (1940) cũng có yêu sách đối với Nam cực. Cùng với các yêu sách đó là sự xuất hiện của Học thuyết “Khu vực Nam cực” mà đỉnh của khu vực này là điểm cực nam, đường ranh giới bên cạnh là các kinh tuyến, đáy là bờ biển của các nước tiếp giáp hoặc là đường vĩ tuyến.

2. Chế độ pháp lý quốc tế Nam cực

Ngày 15/10/1959, tại Wasinghton, Hội nghị quốc tế về Nam cực đã được khai mạc với thành phần tham dự bao gồm các nước Áo, Achentina, Bỉ, Anh, Niu-Di-Lân, Na Uy, Liên Xô (cũ), Mỹ, Pháp, Chi Lê, Nam Phi và Nhật Bản. Các nước đã thông qua Hiệp ước về Nam cực, xác lâp chê' độ pháp lý quốc tế của Nam cực, Cùng với Hiệp ưởc về Nam cực 1959, các biện pháp có hiệu lực trong khuôn khổ hiệp ước, các điều ước quốc tế khác có mối quan hệ với hiệp ước Nam cực và các biên pháp có hiệu lực trong khuôn khổ các hiệp ước nêu trên (như Công ước bẳo vệ tài nguyên sinh vật biển của Nam cực 1980, Công ước về điều chỉnh nghiên cứu các tài nguyên khoáng sản Nam cực 1988...) tạo thành hệ thống hiệp ước về Nam cực để điều chỉnh chế độ pháp lý quốc tế Nam cực.

Đoạn 1 Điều 1 Công ước quốc tế Nam cực 1959 quy định:

“Nam cực được sử dụng chỉ hoàn toàn vào mục đích hoà bình. Nghiêm cấm các hoạt động mang tính chất vũ trang như xây dựng các căn cứ, công trình quân sự, không được phép tiến hành các hoạt động vũ trang cũng như việc thử bất cứ loại vũ khí nào”.

Như vậy, Nam cực và các vùng trong giới hạn 60 vĩ độ nam là vùng được sử dụng vào mục đích hoà bình. Điều 5 của Công ước nghiêm câm làm phát nổ vũ khí hạt nhân và nghiêm cấm việc thải các chất phóng xạ xuống khu vực biển Nam cực.

Đối với các yêu sách lãnh thổ của các nước đưa ra, Công ước không làm ảnh hưởng gì đến những yêu sách này nhưng cũng không công nhân các yêu sách đó mà trên thực tế là “ướp lạnh” các yêu sách này.

Để bảo vệ tài nguyên sinh vật biển, Công ước năm 1980 đã thành lập ủy ban bảo vệ tài nguyên sinh vật biển Nam cực, ủy ban soạn thảo và áp dụng hệ thống giám sát và kiểm soát cồng tác bảo vệ này.

Công ước về điều chỉnh nghiên cứu các tài nguyên khoáng sản Nam cực năm 1988 bao trùm hiệu lực lên châu Nam cực, cũng như các đảo, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển Nam cực. Công ước quy định thành lập ủy ban tài nguyên khoáng sản Nam cực. Ngày 04/10/1991 tại kỳ họp thứ XI của Hội nghị tư vấn đặc biệt cùa Công ước Nam cực đã thông qua Nghị định thư bảo vệ môi trường liên quan đến Hiệp ước Nam cực 1959. Điều 2 của Nghị định thư đã quy định rõ Nam cực được xác định là khu vực bảo tồn thiên nhiên dành cho hoà bình và khoa học. Nghị định thư 1991 còn quy định hệ thống các nguyên tắc bảọ vệ thiên nhiên. Bên cạnh đó, các phụ bản của Nghị định thư còn quy định các hoạt động được phép hoặc không được phép việc sản xuất và loại bỏ các chất thải, vấn đề chống ô nhiễm môi trường biển.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)