1. Các quyền thương mại hàng không

Trong Luật hàng không quốc tế, các quyền thương mại hàng không còn được gọi là “các quyền tự do hàng không”, bao gồm:

- Quyền bay quá cảnh không hạ cánh qua vùng trời của quốc gia cho phép bay quá cảnh.

- Quyền bay quá cảnh có hạ cánh vì lý do phi thương mại, như tiếp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm... trong lãnh thổ nước cho phép bay quá cảnh.

- Quyền vận chuyển hành khách, hàng hoá và hành lý từ lãnh thổ nước đăng tịch phương tiện bay đến lãnh thổ nước ký kết hiệp định vận chuyển hàng không tương ứng.

- Quyền vận chuyển hành khách, hàng hoá và hành lý từ lãnh thổ nước ký kết hiệp định vận chuyển hàng không đến lãnh thổ nước đăng tịch phương tiện bay.

- Quyền vận chuyển hành khách, hàng hoá và hành lý giữa các nước qua vùng trời cùa quốc gia đăng tịch phương tiện bay. Hiện nay, khả năng thực hiện các chuyến bay thẳng (không thay đổi phương tiên bay) tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách và dành cho các hãng hàng không quyền thương mại mới.

- Quyền vận chuyển hàng không đặc biệt là quyền vân chuyển hành khách, hàng hoá và hành lý giũa hai địa điểm cùng nằm ữong lãnh thổ của quốc gia. Các hãng hàng không quốc gia được ưu tiên sử dụng quyền này còn các hãng hàng không nước ngoài chỉ được quyền thương mại đặc biệt trên cơ sở có giấy phép đặc biệt của quốc gia, nơi quyền này được thực hiện.

Các quyền thương mại hàng không được cụ thể hoá trong các hiệp định thương mại hàng không giữa các hãng hàng không hữu quan. Trong văn bản pháp lý này thường quy định chi tiết thời gian biểu của các chuyến bay hàng không thường xuyên, thể lệ bán vé máy bay, biểu giá vận chuyển hàng không; ngoài ra còn quy định những loại dịch vụ hàng không khác như dịch vụ kỹ thuật cho máy bay và chuyến bay hàng khồng. Trong lưu thông hàng không quốc tế, các hiệp định thương mại hàng không nêu trên có quan hệ gắn bó mật thiết với việc thực hiên các hiệp ước vận chuyển hàng không hai bên. Chính vì vậy, việc ký kết chúng phải chịu sự giám sát và kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có chú ý tói các yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật các quốc gia hữu quan cũng như các điều ước quốc tế hàng không đa phương khác.

2. Giám sát hoạt động các pháp nhân hàng không nước ngoài khi thực hiện quyền thương mại

Trong vận chuyển hàng không quốc tế, các quốc gia giành cho pháp nhân hàng không nước ngoài quyền vận chuyển thương mại đồng thời đảm bảo cho mình quyền giám sát các pháp nhân hàng không nước ngoài khi họ thực hiện các quyền thương mại. Việc giám sát này được thực hiên thông qua thủ tục cấp giấy phép. Pháp nhân hàng không nước ngoài chỉ được cấp giấy phép khai thác đường bay hàng không khi chứng minh được rằng:

- Pháp nhân này có quốc tịch của nước thành viên của hiệp ước hai bên về vân chuyển hàng không.

- Pháp nhân hàng không nước ngoài đảm bảo tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật và các quy định của quốc gia cấp giấy phép khai thác hàng không.

Đảm bảo ngân sách của mình hoàn toàn có khả năng tài chính thanh toán các chi phí trong hoạt động kinh doanh hàng không.

Việc kiểm tra tình trạng tài chính, sử dụng ngân sách của pháp nhân hàng không nước ngoài có vai trò quan trọng trong thể lệ cấp giấy phép khai thác hàng không. Nếu pháp nhân hàng không nước ngoài không chứng minh được tình trạng tài chính khả quan và khả năng chi trả của ngân sách mà họ quản lý thì sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia, nơi sẽ khai thác đường bay hàng không từ chối cấp giấy phép hàng không. Việc giám sát hoạt động của pháp nhân hàng không nước ngoài khi thực hiên quyền thương mại thông qua thủ tục cấp giấy phép là thủ tục cần thiết có tính bắt buộc nhằm hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh hàng không của các hãng hàng không lớn trên thế giới đồng thời đảm bảo xác định có hiệu quả trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân hàng không nước ngoài trong quá trình vận chuyển hàng không quốc tế.

3. Chế độ pháp lý của các chuyến bay hàng không quốc tế

3.1 Chuyến bay hàng không quốc tế thường xuyên

Đây là chuyến bay hàng không hoàn toàn có tính chất và mục đích kinh doanh, được thực hiện thường xuyên trên các đường bay hàng quốc tế quy định theo một biểu bay xác định với biểu giá hàng không ổn định. Khi thực hiên các chuyến bay hàng không thường xuyên, các pháp nhân hàng không quốc gia phải đảm bảo hoạt động một cách đều đặn, hên tục, phải thực hiên vận chuyển hàng không ngay cả trên các đường bay hàng không quốc tế được quy định nhưng có giá trị kinh tế không lớn’ Chế độ pháp lý của các chuyến bay hàng không quốc tế thường xuyên được Công ước Chicagô 1944 quy định tại Điều 6, theo đó, không một chuyến bay quốc tế thường xuyên nào có thể được thực hiện qua hoặc trên lãnh thổ quốc gia kết ước nếu không có giấy phèp của quốc gia hữu quan và không tuân theo các quy định ghi trong giấy phép này. Như vây, để các chuyến bay hàng không quốc tế thường xuyên được tiến hành cần phải có các cơ sở pháp lý theo trình tự sau:

- Công ước Chicagô 1944;

- Hiệp định vận chuyển hàng không quốc tế;

- Giấy phép khai thác hàng không.

Theo Phụ bản in của Công ước Chicagô 1944, các chuyến bay hàng không quốc tế thường xuyên đều được hưởng 2 quyền thương mại hàng không đầu tiên.

3.2 Chuyến bay hàng không quốc tế không thường xuyên

Đây là chuyên bay hàng không được thực hiện không thường xuyên (bất thường) trên các đường bay quốc tế nhằm mục đích kinh doanh và đáp ứng những nhu cầu vận chuyển hàng không đột xuất và đặc biệt cần thiết trong các hoàn cảnh, điều kiện khẩn cấp. Chuyến bay hàng không quốc tế không thường xuyên ngày càng có xu hướng cạnh tranh với các chuyến bay hàng không quốc tế thường xuyên.

Chế độ pháp lý của chuyến bay hàng không quốc tế không thường xuyên được quy định trong Điều 5 của Công ước Chicagô 1944:

- Các phương tiện bay thực hiện chuyến bay không thường xuyên có thể bay qua hoặc đỗ lại trên lãnh thổ của nước kết ước vì lý do kỹ thuật mà không cần phải xin phép trước, chỉ cần thông báo trước cho quốc gia hữu quan với điều kiện chuyến bay này phải được thực hiên trên các đường bay quốc tế theo quy định.

- Trên những đường bay ở những vùng không thể tới được hoặc ở những vùng không có phương tiện kỹ thuật cần thiết để phục vụ hàng không, các chuyến bay hàng không quốc tế không thường xuyên chỉ có thể được thực hiện khi có giấy phép đặc biệt và phải bay theo đường bay đã quy định.

- Các chuyến bay hàng không quốc tế không thường xuyên có mục đích thương mại có thể đỗ lại trên lãnh thổ nước kết ước khác vì lý do kinh doanh nhưng phải tuân theo mọi quy định, điều kiện hoặc bất kỳ sự hạn chế nào mà quốc gia này cho là cần thiết.

Trong thực tiễn vận chuyển hàng không quốc tế, chế độ pháp lý của chuyến bay hàng không không thường xuyên được áp dụng rất khác nhau, giữa các nước thành viên Công ước Chicagô 1944 không thống nhất cách áp dụng điều khoản 5. Chính vì vậy, các chuyến bay quốc tế không thường xuyên được điều chỉnh chủ yếu trong các điều ước quốc tế hai bên về hàng không, trong luật quốc gia hoặc trong giấy phép hàng không đặc biệt.

4. Trách nhiệm pháp lý dân sự của người vận chuyển hàng không

Người vận chuyển hàng không phải chịu ttách nhiệm pháp lý dân sự đối với thiệt hại xảy ra cho hành khách hoặc chủ hàng. Hệ thống Công ước Vacsava là cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh việc giải quyết và thực hiện trách nhiệm dân sự trong vận chuyển hàng không quốc tế.

Theo Công ước Vacsava năm 1929, người vân chuyển chịu trách nhiệm đối với hành khách trong trường hợp họ bị chết, bị thương hoặc bị huỷ hoại thân thổ. Đồng thời, người vận chuyển cũng phải chịu trách nhiệm trong vận chuyển hàng hoá, hành lý nếu xảy ra thiệt hại mất mát, hư hỏng, huỷ hoại hàng hoá trong vận chuyển hàng không. Trong trường hợp vận chuyển chậm trễ, người vận chuyển hàng không cũng phải chịu trách nhiêm bồi thường nếu phát sinh thiệt hại.

Sau Công ước Vacsava 1929, xuất hiên một loạt các điều ước quốc tế bổ sung và thay đổi Công ước này như Nghị định thư Lahaye 1955, Công ước bổ sung Guadalara 1961, Nghị định thư Goatêmala 1971 và bốn nghị định thư Montrean 1975. Trong hệ thống Công ước Vacsava quy định trách nhiệm có giới hạn của người vận chuyển (giới hạn bồi thường cao nhất). Điều này thể hiện quan điểm và chính sách bảo hộ đặc thù của các quốc gia đối với các hãng hàng không quốc gia của mình. Trách nhiêm của người vận chuyển hàng không là trách nhiệm dựa trên cơ sở lỗi; thủ tục và trình tự bổi thường thiệt hại cũng được quy định trong hệ thống này.

Trong lĩnh vực này còn có thoả thuận Montrean năm 1966 giữa các hãng hàng không, điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng không vào, ra và qua lãnh thổ Hoa Kỳ. Theo thoả thuận, giới hạn trách nhiệm cùa nguôi vận chuyển hàng không được nâng cao như saụ:

- 75.000 đôla Mỹ tính cả án phí.

- 58.000 đôla Mỹ không tính án phí.

Từ năm 1978, một số các hãng hàng không châu Âu cũng nâng cao giới hạn frách nhiệm của người vận chuyển. Việc nâng cao như vậy được giải thích vì lý do cạnh tranh trong kinh doanh hàng khỗng và có cơ sở ở điểm 1 Điều 22 Công ước Vacsava 1929 cho phép được tăng giói hạn bồi thường thiệt hại theo sự thoả thuận giữa người vận chuyển hàng không và hành khách.

Nhìn chung, các điều ước quốc tế bổ sung sau này được soạn thảo và thông qua theo quan điểm nâng mức giói hạn trách nhiệm và đưa nguyên tắc trách nhiệm khách quan của người vận chuyển vào nội dung các điều khoản của mình như Nghị định thư Goatêmala 1971, Nghị định thư số 4 Montrean 1975.

Vào cuối thập kỷ 90, các nước phát triển và các hãng hàng không lớn trên thế giới đều có quan điểm chủ đạo loại bỏ nguyên tắc trách nhiệm dựa trên cơ sở lỗi và thay vào đó là trách nhiệm khách quan (khồng dựa trên cơ sở lỗi). Để thực hiện ý tưởng này, vào tháng 5 năm 1999, các điều ước quốc tế về vận chuyển hàng không được tập hợp thành Công ước Montrean với mục đích thống nhất các quy định trong vận tải hàng không quốc tế. Công ước này được các quốc gia tham gia Hội nghị quốc tế về Luật hàng không tại Montrean ký ngày 28 thẳng 5 năm 1999.

Theo quy định của Công ước Montrean 1999 thì các quy định của Công ước sẽ được ưu tiên áp dụng trước các quy định có liên quan của hệ thống Công ước Vacsava (bao gồm các điều ước quốc tế về vân chuyển hàng không quốc tế) giữa các quốc gia là thành viên của Công ước Montrean, đồng thời cũng là thành viên của các điều ước quốc tế thuộc hệ thống Cồng ước Vacsava. Quyền ưu tiên áp dụng được thực hiên không chỉ ưong phạm vi vân chuyển hàng không quốc tế mà còn có hiệu lực trong lãnh thổ quốc gia thành viên Công ước Montrean đồng thời là thành viên của một hoặc một số các điều ước quốc tế thuộc hệ thống Công ước Vacsava.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)