1. Bảo vệ các hạng mục dân sự

Các hạng mục dân sự bao gồm nhiều loại, đó là các đô thị không được bảo vệ, các khu dân cư, bệnh viên, nhà thờ, chùa chiền, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, các phương tiện giao thông dân dụng, các cơ sở y tế cố định hoặc di động, các loại hoa quả, nguổn thức ăn và nguồn nước. Trong quá trình phát triển khái niệm này, tiến bộ khoa học công nghê có ảnh hưởng rất lớn, làm xuất hiên những hạng mục, công trình lớn, như công trình thuỷ điện, đập giữ nước, hệ thống đê điều mà việc huỷ hoại chúng có thể đưa đến những hậu quả không thể lường trước được. Luật quốc tế nhân đạo quy định những biện pháp đặc biệt để phòng ngừa và bảo vệ đặc biệt những hạng mục dân sự quan trọng trong thời chiến. Điều 57 P.I đặt ra các nghĩa vụ cho các chiến quốc khi tiến hành các hoạt động tác chiến phải luôn quan tâm đến các hạng mục dân sự. Các bên tham chiến phải làm mọi việc để chỉ có thể táh công vào các mục tiêu quân sự.

Mục tiêu quân sự là các mục tiêu mà theo tính chất, vị trí, công dụng hoặc tiện nghi của chúng có thể đưa lại những đóng góp hữu hiệu cho các hoạt động tác chiến và trong hoàn cảnh hiện hành của thời chiến, việc tiêu diệt một phần hoặc toàn bộ chúng, việc chiếm giữ hoặc cô lập chúng có thể đưa lại những ưu thế quân sự rõ ràng. Bên tấn công vào các hạng mục quân sự cần phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa khi chọn phương tiện tác chiến để có thể tránh việc mang lại những tổn thất ngẫu nhiên đối với các hạng mục dân sự. Mặt khác, về pháp lý, trong mọi trường hợp, phải giảm độ huỷ hoại các hạng mục đến mức thấp nhất. Các bên tham chiến cũng cần khước từ mọi sự tấn công có thể đưa đến những tổn thất ngẫu nhiên cho thường dân hoặc thiệt hại ngẫu nhiên cho các hạng mục dân sự hoặc cả hai nếu các hạng mục và thường dân đó là tốì cần thiết để có được ưu thế quân sự trực tiếp và cụ thể mà chiến quốc cần nắm giữ (nguyên tắc giành tương quan lực lượng ưu thế).

Để thực hiện được các yêu cầu đó, các bên tham chiến cần phải áp dụng các biên pháp phòng ngừa cụ thể như, sơ tán thường dân và các hạng mục dân sự ra xa khỏi các mục tiêu quân sự, cán đặt hoặc bố trí các mục tiêu quân sự ở những khu vực đông dân hoặc gần những nơi đó; phải áp dụng các biên pháp khác có thể được để bảo vê các hạng mục dân sự.

Một số các hạng mục dân sự sau phải cố sự bảo vệ đặc biệt đó là, khu vực cứu thương, bệnh viện, trạm xá hoặc các khu phi quân sự; các khu vực không được phòng thủ; các hạng mục di tích lịch sử vãn hoá, các hạng mục thuộc phòng thủ dân sự. Các khu vực cứu thương, bệnh viện, trạm xá hoặc những khu phi quân sự là những biến dạng đặc biệt của các hạng mục dân sự và không thể là các mục tiêu tấn công. Các bên tham chiến không được tiến hành các hoạt động quân sự ở đó dưới bất cứ hình thức nào. Thoả thuận giữa các bên tham chiến về việc loại trừ các khu vực này ra khỏi khu vực hoạt động quân sự có thể được ký trong thời bình hoặc trong giai đoạn khởi chiến. Các khu vực không được phòng thủ đó là bất cứ điểm dân cư nào nằm trong khu vực tiếp ranh hoặc tiếp cận với lực lượng vũ trang mà đối phương có thể chiếm đóng bất cứ lúc nào.

Ranh giới về các khu vực này cần phải được thông báo ngay cho đối phương khi khởi chiến một cách cụ thể. Đối với các khu vực cần thiết để sản xuất, nuôi trổng, cung ứng các sản phẩm cần thiết cho cuộc sống của thường dân, luật quốc tế nhân đạo cấm các bên tham chiến tấn công, gây hại chúng. Những công trình quan trọng như nhà máy điện nguyên tử, đập chứa nước, hệ thống đê điều và các hạng mục dân sự khác mà luật quốc tế nhân đạo thống nhất lại dưới khái niệm là những công trình, hạng mục thuộc nguồn nguy hiểm cao độ, cần được đặt dưới sự bảo vệ đặc biệt của quốc tế. Các công trình này không bị tấn công, kể cả trong trường hợp chúng được coi là có cấu thành mục tiêu quân sự, vì nếu tấn công chúng có thể dẫn đến những hậu quả không thể lường trước cho thường dân.

2. Bảo vệ các giá trị văn hoá

Bảo vệ các giá trị văn hoá trong thời chiến bao gồm các nội dung về gìn giữ và tôn trọng các giá trị vãn hoá. Gìn giữ các giá trị văn hoá theo luật quốc tế nhân đạo được hiểu là tổng thể các biện pháp được quốc gia thực hiện trên lãnh thổ của mình ngay từ khi thời bình đến suốt cả thời chiến để bảo . tồn các giá trị đó khỏi bị các hậu quả có thể xảy ra.

Tôn trọng các giá trị văn hoá có nghĩa là thực thi các nghĩa vụ quốc gia nhằm nghiêm cấm sử dụng các giá trị văn hoá đó vào mục đích có thể dẫn đến sự huỷ loại chúng, hoặc gây tổn thất cho chúng khi có xung đột vũ trang; cấm mọi hoạt động trộm cắp, áp dụng mọi biện pháp để phòng chống và loại trừ bất cứ hành động trộm cắp hoặc chiếm đoạt bất họp pháp các giá trị văn hoá dưới bất cứ hình thức nào cũng như bất cứ hành vi làm giả mạo, đánh tráo các giá trị đó; cấm tịch thu sung công các giá trị văn hoá động sản của quốc gia này nằm trên lãnh thổ của quốc gia khác. Ngoài ra, luật quốc tế nhân đạo còn quy định cấm thực hiện bất cứ hành vi thù địch nào nằm chôhg phá các di tích lịch sử, các tác phẩm nghệ thuật hoặc các địa điểm tín ngưỡng, cấu thành các di chỉ văn hoá và tinh thần của các dân tộc; cấm sử dụng các hạng mục đó để làm chỗ trú quân hoặc bàn đạp quân sự. Công ước năm 1954 cũng quy định việc bảo vệ đặc biệt đối với các giá tộ văn hoá đã được thế giới công nhận hoặc xếp hạng. Theo quy định này, quốc gia thành viên công ước, ngay sau khi giá trị văn hoá dân tộc đã được đưa vào sổ xếp hạng quốc tế hoặc được quốc tế thừa nhận, phải có nghĩa vụ áp dụng mọi biện pháp để các giá trị văn hoá đó được hưởng quyền miễn trừ quốc tế, được tránh mọi hành vi thù địch nhằm chống lại chúng và nhằm tránh sử dụng chúng vào các mục đích quân sự hoặc mục đích trái với công dụng, ý nghĩa quốc tế của chúng.

Luật quốc tế nhân đạo cũng quy định các biện pháp bảo vệ đặc biệt đối với một số thiết bị, phương tiện bảo tồn các giá trị văn hoá động sản, một số trung tâm, cơ sở tập trung các giá trị văn hoá với các điều kiện sau: (a), chúng phải ở xa các điểm công nghiệp lớn hoặc căn cứ quân sự quan trọng (sân bay, trạm thu phát tín hiệu vô tuyến, cảng biển, sân ga tàu hoả...); (b), chúng không được sử dụng vào mục đích quân sự. Các trung tâm, cơ sở đó sẽ bị coi là sử dụng vào mục đích quân sự nếu trong đó có tiến hành những hoạt động có liên hệ trực tiếp đối với hoạt động quân sự, có phân bố một số bộ phận lực lượng vũ trang, sản xuất các nhu yếu phẩm hâu cần cho quân đôi, các vật liêu quân sự để chuyển tiếp đi nơi khác.

Các quốc gia có nghĩa vụ ngay từ thời bình phải đưa vào điều lệnh quân đội, các tài liệu học tập cả binh sĩ những quy định cần thiết của luật quốc tế nhân đạo về bảo về các giá trị văn hoá, giáo dục chiến sĩ và sĩ quan quân đội theo tinh thần tôn trọng và gìn giữ các giá trị văn hoá của mọi dân tộc và đào tạo cán bộ quân đội chuyển về vấn đề này để dễ dàng hợp tác với chính quyền dân sự trong bảo vệ các giá tri văn hoá theo pháp luật quốc tế.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)