- 1. Người làm chứng theo luật tố tụng dân sự
- 1.1 Khái niệm người làm chứng trong tố tụng dân sự
- 1.2 Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng trong tố tụng dân sự
- 2. Quy định về người làm chứng theo luật tố tụng hình sự
- 2.1 Khái niệm về người làm chứng trong tố tụng hình sự
- 2.2 Quy định chung về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng trong tố tụng hình sự
- 3. Thuộc tính của chứng cứ trong tố tụng hình sự
- 4. Phân loại chứng cứ trong tố tụng hình sự
1. Người làm chứng theo luật tố tụng dân sự
1.1 Khái niệm người làm chứng trong tố tụng dân sự
Trong tố tụng dân sự, những người biết được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết toà án triệu tập đến tham gia tố tụng để làm sáng tỏ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Người tham gia tố tụng này được gọi là người làm chứng.
Người làm chứng là người tham gia tố tụng để làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự do biết được các tình tiết, sự kiện đó.
Người làm chứng tham gia tố tụng thường khách quan hơn đương sự do họ không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ việc dân sự. Việc tham gia tố tụng của người làm chứng có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự nên pháp luật không quy định hạn chế những người được tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Bất cử người nào biết được các tình tiết của vụ việc dân sự đều có thể tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng để làm rõ vụ việc dân sự. Tuy nhiên, đối với những người không có khả năng nhận thức được hành vi của mình như người chưa thành niên còn quá nhỏ tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có nhược điểm về thể chất không thể nhận thức được sự việc thì không thể làm chứng được. Người làm chứng được toà án triệu tập tham gia tố tụng theo yêu cầu của đương sự hoặc khi toà án xét thấy cần thiết.
1.2 Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng trong tố tụng dân sự
Quyền, nghĩa vụ của người làm chứng được thể hiện ở hai lĩnh vực là cung cấp thông tin về vụ việc dân sự và vật chất. Việc bảo đàm thực hiện đúng được mỗi quyền, nghĩa vụ của người làm chứng có ý nghĩa rất quan ttọng đối với kết quả giải quyết vụ việc dân sự, trong nhiều trường hợp còn mang tính quyết định.
Để làm ttòn được nhiệm vụ của mình, trong tố tụng dân sự người làm chứng có các quyền, nghĩa vụ cung cấp toàn bộ những thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án; khai báo trung thực những gì biết được về vụ án; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại cho người bị hại do việc khai báo sai sự thật gây ra; phải có mặt theo giấy triệu tập của toà án, trường hợp cổ tình vắng mặt gây trở ngại cho việc xét xử có thể bị dẫn giải đến phiên toà; được từ chối khai báo nếu việc khai báo có thể làm lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của đương sự hoặc ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự có quan hệ thân thích với mình; được nghỉ việc ttong thời gian toà án triệu tập tham gia tố tụng; được hưởng các khoản phí đi lại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật; được yêu cầu toà án, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình; được khiếu nại hành vi trái pháp luật của người tiến hành tố tụng; phải cam đoan trước toà án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, trừ người làm chứng là người chưa thành niên.
Trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, quyền, nghĩa vụ của người làm chửng và những vấn đề khác liên quan đến họ đã được quy định tại các điều 78, 229 và 239, Các điều luật này đã quy định khá đầy đủ, cụ thể và chặt chẽ các quyền và nghĩa vụ của người làm chứng. Tuy vậy, đối với người không có khả năng nhận thức được đày đù sự việc như người chưa thành niên còn quá ít tuổi, người có nhược điểm về thể chất v.v. có được làm chứng hay không thì chưa được quy định cụ thể.
2. Quy định về người làm chứng theo luật tố tụng hình sự
2.1 Khái niệm về người làm chứng trong tố tụng hình sự
Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
2.2 Quy định chung về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng trong tố tụng hình sự
Trong quan hệ pháp luật nói chung, người làm chứng là người có đủ điều kiện do pháp luật quy định, có mặt và trực tiếp làm chứng cho việc xảy ra của một sự kiện pháp lí nhất định.
Trong quan hệ tố tụng, người làm chứng là người biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án và được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến để khai báo về những sự việc (tình tiết) cần được xác minh trong vụ án.
Trong tố tụng hình sự, người làm chứng có thể là người trực tiếp hoặc qua người khác biết được những tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội. Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: người nào biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng. Vai trò của người làm chứng rất quan trọng vì lời khai của họ khi được thẩm vấn có thể là chứng cứ trong Vụ án.
Để lời khai của người làm chứng được khách quan, luật quy định những người sau đây không được làm chứng: người bào chữa của bị can, bị cáo; người do nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
Người làm chứng có nghĩa vụ: có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án. Nếu cố ý không đến mà không có lí do chính đáng thì có thể bị dẫn giải; khai báo trung thực và đầy đủ về những tình tiêt liên quan đến vụ án mà mình biết. Nếu từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lí do chính đáng thì phải chịu trách nhiêm hình sự theo Điều 308 Bộ luật hình sự, khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 Bộ luật hình sự.
3. Thuộc tính của chứng cứ trong tố tụng hình sự
(i) Tính khách quan của chứng cứ trong tố tụng hình sự:
(ii) Tính liên quan của chứng cứ trong tố tụng hình sự:
(iii) Tính hợp pháp của chứng cứ trong tố tụng hình sự:
4. Phân loại chứng cứ trong tố tụng hình sự
Hoạt động thu thập chứng cứ quy định tại Điều 65. Thu thập chứng cứ
"1. Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.
2. Những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.- Tùy từng giai đoạn tố tụng, khi thu thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, người bào chữa phải kịp thời giao cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đưa vào hồ sơ vụ án. Việc giao, nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này."
Lưu ý:
Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do lời khai của người làm chứng; lời khai của bị hại; lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án. Đồng thời, không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.