Mục lục bài viết
1. Nhà từ đường được hiểu là như thế nào?
Nhà thờ họ hay còn được biết đến với tên gọi khác là nhà thờ đường, nhà thờ này được xây dựng phổ biến tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ. Nhà thờ đường là những công trình xây dựng gắn liền với ý nghĩa tâm linh, thể hiện sự trang nghiêm, kính trọng trong việc thờ cúng trong dòng họ. Nhà thờ đường là nơi để thờ cúng tổ tiên của dòng họ và cũng chính là nơi con cháu trong họ tụ về gặp gỡ, kết nối với nhau tạo nên tinh thần đoàn kết của một dòng tộc.
Nhà từ đường là nơi thờ tự, nhà dùng để thờ các vị Cao, Tổ, Tằng, Khảo và để thờ cúng ông bà tổ tiên của dòng họ, những bậc cha chú trong dòng họ đã có công xây dựng đất nước, xây dựng dòng họ đó. Nhà từ đường còn là nơi ghi danh những người có công của dòng họ v là nơi để những thành viên của dòng họ tụ họp để thảo luận, bàn bạc và đưa ra những quyết định quan trọng có liên quan đến dòng họ.
Nhà từ đường không chỉ làm nơi thờ cúng tâm linh, thờ cúng ông bà tổ họ, mà còn là nơi để con cháu sau này nhớ đến cội nguồn của dòng họ mình. Nhà từ đường là nơi lưu giữ gia phả dòng họ, các kỷ vật từ nhiều đời trước của dòng họ để lại. Nhà từ đường này mang ý nghĩa tinh thần , tâm linh cao, hướng con cháu trong dòng họ sống tốt hơn. Đồng thời hàng năm khi vào các nghi lễ tế cúng hay giỗ tổ, con cháu ở các nơi trên mọi miền tổ quốc tham dự tụ họp, tưởng nhớ đến các thế hệ của dòng họ đã qua đời.
2. Xác định quyền sở hữu nhà từ đường như thế nào?
Theo phân tích về định nghĩa nhà thờ đường nêu trên, nhà từ đường còn được gọi là nhà thờ, nhà thờ đường sẽ được sử dụng cho mục đích thờ cúng tổ tiên và sinh hoạt chung của dòng họ. Theo đó, có thể thấy nhà từ đường được xác định là tài sản thuộc sở hữu chung của cả dòng họ đó.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 211 Bộ luật Dân sự năm 2015, sở hữu chung của cộng đồng chính là sở hữu của dòng họ, của cộng đồng dân cư hoặc của một cộng đồng tôn giáo khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản được hình thành do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp xây dựng, được tặng cho chung hoặc có nguồn gốc hình thành từ các nguồn khác nhau nhưng được sử dụng nhằm mục đích thoả mãn lợi ích chung hợp pháp của cả cộng đồng.
Như vậy, theo phân tích quy định pháp luật nêu trên thì nhà từ đường là tài sản thuộc sở hữu chung của dòng họ, chứ không thuộc quyền sở hữu của riêng cá nhân nào. Đây là tài sản do các thành viên trong họ cùng nhau đóng góp, quyên góp xây dựng để thực hiện cho mục đích thờ cúng chung của cả dòng họ đó.
3. Nhà từ đường có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng hay không?
Theo phân tích quy định pháp luật nêu trên và dựa trên nguồn gốc hình theo thức phong tục, tập quán, do các thành viên của dòng họ sử dụng làm nơi thờ cúng, cũng được xem như việc đóng góp của các thành viên trong dòng họ để xây dựng thành nhà thờ họ, từ đường,… Đất và công trình từ đường, nhà thờ họ… đó được xác định là thuộc sở hữu chung của dòng họ (của cộng đồng).
Thêm vào đó, tại khoản 5 Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định về việc Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất như sau: Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật Đất đai năm 2013 và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng, đất sử dụng chung của cộng đồng dân cư thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Theo quy định đó, đất có từ đường, nhà thờ họ… sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4. Nhà từ đường có được bán hay không?
Theo quy định tại Điều 160 Luật Đất đai năm 2013 việc xác định đường rằng nhà từ đường được xây dựng trên đất tín ngưỡng. Theo đó, việc sử dụng đất tín ngưỡng sẽ phải được sử dụng đúng với mục đích sử dụng đất, sử dụng đúng với quy định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước phê duyệt. Như những loại đất khác, việc xây dựng nhà từ đường hay mở rộng công trình nhà từ đường trên đất tín ngưỡng sẽ phải có sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó, tại khoản 2 và khoản 3 Điều 211 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định rằng đối với nhà từ đường là tài sản chung của cả dòng họ thì các thành viên trong dòng họ phải cùng nhau sử dụng, quản lý và định đoạt tài sản chung đó theo thoả thuận vì quyền lợi, lợi ích chung của cả dòng họ. Bên cạnh đó, nhà từ đường được xác định là tài sản chung hợp nhất, sẽ không phân chia của cả dòng họ.
Như vậy, theo những quy định phân tích nêu trên, có thể thấy rõ, pháp luật không quy định về việc cấm bán nhà từ đường mà chỉ quy định về việc định đoạt tài sản này phải thực hiện theo thoả thuận của các thành viên trong dòng họ, việc định đoạt này phải đảm bảo vì lợi ích chung của cộng đồng, không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Theo đó, nhà từ đường có thể được mang ra bán cho người khác nhưng phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong dòng họ về vấn đề này. Nếu có thành viên không đồng ý thì những thành viên còn lại không được phép bán nhà từ đường.
5. Nhà từ đường bị thu hồi có được bồi thường hay không?
Điều 75 Luật Đất đai năm 2013 hiện hành quy định về điều kiện để nhận được bồi thường khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất để sử dụng cho mục đích quốc phòng- an ninh, phát triển kinh tế- xã hội đối với cộng đồng dân cư:
- Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất mà không phải là do Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Nếu không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của luật Đất đai mà chưa được cấp.
Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên, trong trường hợp cơ quan Nhà nước tiến hành thu hồi đất để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng nếu cộng đồng dân cư (dòng họ) khi đáp ứng những điều kiện nêu trên thì vẫn sẽ được Nhà nước đền bù đối với nhà từ đường bị thu hồi. Việc đền bù sẽ thực hiện theo nguyên tắc bồi thường Luật Đất đai và những văn bản pháp luật khác có liên quan quy định.
Tuy nhiên trên thực tế hiện nay cho thấy, Nhà nước rất ít khi thu hồi đất có nhà từ đường vì yếu tố tâm linh, cũng như thể hiện sự tôn trọng việc thờ phụng tổ tiên, ông bà của người dân.
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết của Luật Minh Khuê để nắm được quy định pháp luật xoay quanh quy định pháp luật luật đất đai:
Mẫu đơn hiến đất làm nhà thờ mới nhất năm 2023
Tranh chấp đất nhà thờ dòng họ nên xử lý thế nào?
Tư vấn khởi kiện liên quan đến nhà thờ họ theo quy định của luật ?
Đất có nhà từ đường, nhà thờ họ thì có phải di sản thừa kế hay không?
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Luật Minh Khuê liên quan đến vấn đề: "Nhà từ đường là gì? Nhà từ đường có bán được hay không ?". Mọi thắc mắc chưa rõ hay có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline: 1900.6162 hoặc gửi yêu cầu tư vấn qua email: lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Minh Khuê. Trân trọng cảm ơn.