Mục lục bài viết
- 1. Nhận tiền hoa hồng có phạm tội nhận hối lộ không ?
- 2. Tư vấn làm đơn tố cáo hành vi đưa và nhận hối lộ?
- 2.1. Khi tôi đứng ra làm đơn tố cáo thì bản thân tôi bị xử lý như thế nào? Có bị thôi việc giáo viên hay không ?
- 2.2. Người em họ của tôi khi bị kiện sẽ bị xử lý như thế nào?
- 3. So sánh giữa tội đưa hối lộ và tội làm môi giới hối lộ ?
- 4. Tội đưa hối lộ có đặc điểm pháp lý như thế nào ? Bị xử phạt ra sao?
- 5. Hứa thưởng cho cơ quan điều tra có bị coi là hành vi đưa hối lộ không?
1. Nhận tiền hoa hồng có phạm tội nhận hối lộ không ?
Luật sư tư vấn hình sự trực tuyến, Gọi: 1900.6162
Trả lời:
Căn cứ tại Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội nhận hối lộ như sau:
Điều 354. Tội nhận hối lộ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
....
Như vậy, trong trường hợp của bạn để thuận lợi cho việc điều tra án công an băt nộp bản sao kê và bạn đã cam kết nộp nên bạn vẫn phai nộp bản sao kê. Bạn là nhân viên thu mua không được định giá hay lựa chọ nhà cung ứng nên về khách quan bạn không có chức vụ, quyền hạn nên không cấu thành tội nhận hối lộ. Tài khoản chuyển tiền cho bạn là khoản cá nhân không phải là tài khoản của công ty B nên có thể sẽ chứng minh cho việc nhận hoa hồng của bạn.
2. Tư vấn làm đơn tố cáo hành vi đưa và nhận hối lộ?
Xin Hỏi:
1. Khi tôi đứng ra làm đơn tố cáo thì bản thân tôi bị xử lý như thế nào? Có bị thôi việc giáo viên hay không?
2. Người em họ của tôi khi bị kiện sẽ bị xử lý như thế nào?
Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
2.1. Khi tôi đứng ra làm đơn tố cáo thì bản thân tôi bị xử lý như thế nào? Có bị thôi việc giáo viên hay không ?
Hành vi của Bạn có thể cấu thành Tội đưa hối lộ theo quy định tại Điều 364 Bộ luật hình sự năm 2015
Điều 364. Tội đưa hối lộ
1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
...
Đưa hối lộ được hiểu là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (trực tiếp hoặc qua trung gian) để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Người đưa hối lộ là người có lợi ích liên quan đến việc làm hay không làm của người có chức vụ, quyền hạn. Lợi ích này có thể là lợi ích trực tiếp của người đưa hối lộ (ví dụ, để được phân nhà, được đi học, đề bạt, bổ nhiệm trong công tác,...) hoặc là lợi ích của người thân quen, Bạn bè hoặc cũng có thể là lợi ích của một tập thể mà người đưa hối lộ là đại diện... Hình thức đưa hối lộ rất đa dạng: có thể trực tiếp hoặc qua trung gian, có thể kín đáo hay công khai, có thể được che đậy dưới hình thức quà biếu, cho tặng,... Của hối lộ có thể là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. Hành vi đưa hối lộ chỉ cấu thành tội phạm, nếu của đưa hối lộ có giá trị từ 500 ngàn đồng trở lên. Nếu của đưa hối lộ có giá trị dưới 500 ngàn đồng, thì hành vi đưa hối lộ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần.
Tội đưa hối lộ hoàn thành từ thời điểm người đưa hối lộ đã đưa tiền, tài sản và yêu cầu người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa hối lộ không phụ thuộc vào việc người có chức vụ, quyền hạn có đồng ý hay không. Trường hợp người đưa hối lộ mới chỉ yêu cầu người có chức vụ, quyền hạn mà chưa đưa tiền, tài sản cụ thể thì tội phạm chỉ hoàn thành khi người có chức vụ đồng ý nhận của hối lộ đó. Trường hợp người đưa hối lộ nhầm tưởng rằng người mà mình đưa hối lộ là người có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của mình, nhưng trên thực tế người đó không có thẩm quyền, thì người đưa hối lộ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ (phạm tội chưa đạt).
Như vậy, trong trường hợp của Bạn, Bạn đã gửi xin giùm người em và giới thiệu cho người thân của Bạn cùng xin (Bạn không nhận thêm tiền từ hoạt động này) chứng tỏ rằng Bạn đưa tiền cho người khác vì lợi ích của người thân quen (xin việc trong ngành giáo dục). Bản thân Bạn nhận thức được rằng việc đưa tiền này nhằm mục đích gì cho nên việc người em họ của Bạn có phải là người có chức vụ, quyền hạn hay không thì Bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đưa hối lộ theo Điều 289 BLHS.
Khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ ảnh hưởng đến công việc của Bạn Cụ thể theo quy định tại Điều 57 Luật viên chức năm 2010 có quy định:
Điều 57. Quy định đối với viên chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Viên chức quản lý bị Tòa án tuyên phạm tội thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Như vậy nếu bị kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì Bạn sẽ bị buộc thôi việc theo quy định của Luật viên chức.
2.2. Người em họ của tôi khi bị kiện sẽ bị xử lý như thế nào?
- Tương tự như Bạn, nếu em họ Bạn là người không có quyền hạn, chức vụ để giải quyết vấn đề này thì em họ Bạn cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đưa hối lộ theo quy định tại Điều 364 BLHS,
- Nếu em họ Bạn là người có quyền hạn chức vụ giải quyết vấn đề của Bạn thì em họ Bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi nhận hối lộ theo quy định tại Điều 354 BLHS.
Điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
Điều 354. Tội nhận hối lộ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
...
Theo quy định tại khoản 1 Điều 354 BLHS thì việc em họ Bạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm một việc thuộc trách nhiệm của mình vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ (nhận tiền vì lợi ích có việc làm trong ngành giáo dục của em Bạn và người thân của Bạn) là đang thực hiện hành vi nhận hối lộ. Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm người có chức vụ, quyền hạn đồng ý nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác không phụ thuộc vào việc trên thực tế người phạm tội đã nhận hay chưa nhận của hối lộ, đã thực hiện hay chưa thực hiện việc đã hứa với người đưa hối lộ. Trong trường hợp người có chức vụ, quyền hạn chủ động đòi hối lộ, thì tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội tỏ rõ thái độ của mình và người đưa hối lộ chấp nhận sự đòi hỏi đó. Cho nên, mặc dù em họ của Bạn chưa hoàn thành công việc đã nhận thì người đó vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm đối với hành vi nhận hối lộ.
Ngoài ra, em họ của Bạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận hối lộ có tình tiết “ phạm tội nhiều lần” theo điểm c khoản 2 Điều 279 BLHS với khung hình phạt từ bảy năm đến mười lăm năm tù. Thêm nữa, em họ của Bạn còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản theo khoản 5 Điều 279 BLHS.
Trân trọng cảm ơn,
3. So sánh giữa tội đưa hối lộ và tội làm môi giới hối lộ ?
Trả lời
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Sự giống và khác nhau giữa tội nhận hối lộ với tội đưa hối lộ và tội làm môi giới hối lộ:
Tội đưa hối lộ là hành vi cố ý của một người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đưa một lợi ích vật chất có giá trị theo quy định của BLHS dưới bất kỳ hình thức nào cho người có chức vụ, quyền hạn để người này làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Tội làm môi giới hối lộ là hành vi cố ý làm trung gian giúp người đưa hối lộ và người nhận hối lộ thỏa thuận về việc người nhận hối lộ thực hiện một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ để đổi lấy một lợi ích vật chất có giá trị theo quy định của BLHS do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện.
Từ hai khái niệm trên, có thể chỉ ra những dấu hiệu pháp lý cơ bản của hai tội phạm này như sau:
+ Về khách thể của tội phạm, hành vi đưa hối lộ và làm môi giới hối lộ đều xâm hại một loại khách thể đó là những quan hệ xã hội bảo đảm cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, qua đó làm giảm uy tín của các cơ quan, tổ chức này.
+ Về mặt khách quan của tội phạm, cho thấy:
- Hành vi đưa hối lộ chỉ được gọi tên tại Điều 364: “Người nào đưa hối lộ…”. Như vậy, hành vi ở đây chỉ gồm có hành vi “đưa” của hối lộ chứ chưa bao gồm các hành vi “gợi ý đưa”, “hứa đưa” của hối lộ. Hành vi đưa của hối lộ đó có thể được thực hiện dưới bất kể hình thức nào, có thể do người đưa hối lộ trực tiếp đưa hoặc đưa qua người làm môi giới, có thể đưa trao tay có thể gửi qua các dịch vụ chuyển gửi v.v…
Theo quy định này, tội đưa hối lộ chỉ cấu thành khi người đưa hối lộ đó có hành vi đưa “của hối lộ”. Điều này đã thể hiện sự không thống nhất với Điều 354 BLHS về tội nhận hối lộ vì được xác định là hành vi “đã nhận hoặc sẽ nhận” của hối lộ.
- Hành vi làm môi giới hối lộ cũng được Điều 365 BLHS nêu tên: “Người nào làm môi giới hối lộ…”. Như vậy, người làm môi giới hối lộ chỉ cần truyền đạt thỏa thuận hối lộ giữa các bên đưa hối lộ và nhận hối lộ là tội phạm đó hoàn thành. Tuy nhiên, trong thực tiễn, do mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ giữa tội làm môi giới hối lộ với tội đưa hối lộ và nhận hối lộ nên thời điểm hoàn thành của tội phạm này phải tương ứng với thời điểm hoàn thành hai tội phạm trên mới chính xác. Tính chất nguy hiểm của hành vi làm môi giới hối lộ chỉ thể hiện khi có hành vi hối lộ (đưa hoặc nhận hối lộ).
Ngoài ra, hành vi làm môi giới hối lộ còn có đặc điểm là nó được chủ thể (người môi giới) thực hiện một cách khách quan, theo sự yêu cầu của các bên, thể hiện vai trò làm cầu nối của chủ thể đối với việc đưa và nhận hối lộ. Hành vi làm môi giới chủ yếu nhằm giúp các bên đi đến thỏa thuận hối lộ chứ không can thiệp vào nội dung thỏa thuận. Nếu người thực hiện vai trò trung gian hối lộ xuất phát từ lập trường chủ quan của mình (không phải do yêu cầu của người đưa hoặc nhận hối lộ) thì đó là người đồng phạm đưa hối lộ hoặc nhận hối lộ chứ không phải người làm môi giới hối lộ.
Đối tượng tác động của hành vi đưa hối lộ, làm môi giới hối lộ hết sức đặc biệt, chính là chủ thể của tội nhận hối lộ, là người có chức vụ, quyền hạn. Theo quy định tại Điều 352 BLHS, người có chức vụ là “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.”. Bên cạnh đó, những đối tượng cụ thể được coi là người có chức vụ, quyền hạn còn được xác định theo Điều 3 Luật PCTN năm 2018:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Trân trọng./.
4. Tội đưa hối lộ có đặc điểm pháp lý như thế nào ? Bị xử phạt ra sao?
Trả lời
Điều 364. Tội đưa hối lộ
1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
...
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Tội đưa hối lộ có đặc điểm pháp lý như thế nào? Bị xử phạt ra sao?
Đưa hối lộ được hiểu là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (trực tiếp hoặc qua trung gian) để người có chức vụ, quyền hạn (người có chức vụ, quyền hạn) làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Người đưa hối lộ là người có lợi ích liên quan đến việc làm hay không làm của người có chức vụ, quyền hạn. Lợi ích này có thể là lợi ích trực tiếp của người đưa hối lộ (ví dụ, để được phân nhà, được đi học, đề bạt, bổ nhiệm…) hoặc là lợi ích của người thân quen, bạn bè hoặc cũng có thể là lợi ích của một tập thể mà người đưa hối lộ là đại diện. Hình thức đưa hối lộ rất đa dạng: có thể trực tiếp hoặc qua trung gian, dưới hình thức quà biếu, cho tặng…
Tội đưa hối lộ hoàn thành từ thời điểm người đưa hối lộ đã đưa tiền, tài sản và yêu cầu người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa hối lộ (không phụ thuộc vào người có chức vụ, quyền hạncó đồng ý hay không). Trường hợp người đưa hối lộ mới chỉ yêu cầu người có chức vụ, quyền hạn mà chưa đưa tiền, tài sản cụ thể thì tội phạm chỉ hoàn thành khi người có chức vụ đồng ý nhận của hối lộ đó. Trường hợp người đưa hối lộ nhầm tưởng rằng người mà mình đưa hối lộ là người có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của mình, nhưng trên thực tế người đó không có thẩm quyền, thì người đưa hối lộ vẫn phải chịu TNHS về tội đưa hối lộ (phạm tội chưa đạt).
Tội đưa hối lộ xâm phạm đến hoạt động đúng đắn, bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội , làm tha hóa cán bộ công chức.
Đối tượng của tội đưa hối lộ là tiền của hoặc lợi ích vật chất.
Mặt khách quan: Tội đưa hối lộ thể hiện ở hành vi đưa tiền của hoặc tài sản, lợi ích vật chất cho người có chức vụ, yêu cầu người có chức vụ làm hoặc không làm một việc có lợi cho mình. Hành vi đưa hối lộ có thể là đưa trực tiếp hoặc đưa qua trung gian, có thể đưa trước hoặc đưa sau khi người có chức vụ giải quyết công việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Chủ thể của tội đưa hối lộ là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật.
Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của điều 289 BLHS là giá trị tiền của hối lộ phải từ 500.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng. Nếu tiền của đưa hối lộ có giá trị dưới 500.000 đồng thì truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần.
Hình phạt cao nhất của tội đưa hối lộ quy định tại khoản 4 điều 364 BLHS thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
Khoản 6 quy định: người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Trân trọng./.
5. Hứa thưởng cho cơ quan điều tra có bị coi là hành vi đưa hối lộ không?
Kính gửi Công ty Luật Minh Khuê, Tôi có tố giác tội phạm đối với người vay tiền của tôi rồi bỏ trốn khỏi nơi cư trú với cơ quan công an. Người này chiếm đoạt tài sản gần 02 tỷ đồng. Tôi có hứa thưởng cho cán bộ điều tra một khoản tiền, khi người vay tiền trả tiền cho tôi và tôi rút đơn.
Tôi làm vậy có phạm tội đưa hối lộ không? Tôi xin trân trọng cảm ơn. Mong nhận được lời tư vấn chi tiết.
Người gửi: Nguyễn Đức T.
Trả lời:
Trước hết, bạn cần hiểu rõ về tội đưa hối lộ. Theo Khoản 1, Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tội đưa hối lộ được hiểu như sau:
Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích về tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc phi vật chất để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ...
Định nghĩa tội đưa hối lộ này có thể được hiểu rằng, người đưa hối lộ phải đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác lợi ích trước khi người có chức vụ, quyền hạn thực hiện một việc nào đó cho người đưa hối lộ.
Thứ hai, về vấn đề hứa thưởng, Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định cụ thể như sau:
Điều 570: Hứa thưởng
1. Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng.
2. Công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Điều này có thể được hiểu rằng, người hứa thưởng chỉ trả thưởng cho người được hứa thưởng sau khi người đó thực hiện công việc yêu cầu của người hứa thưởng.
Trong trường hợp của bạn, bạn sẽ chỉ đưa khoản tiền mà bạn hứa thưởng cho cơ quan điều tra sau khi người nợ tiền bạn trả lại tiền cho bạn và bạn rút đơn, tức là thời điểm bạn đưa khoản tiền đó là sau khi cơ quan điều tra hoàn thành công việc theo yêu cầu của bạn, người nợ tiền bạn hoàn tiền và bạn tiến hành rút đơn. Ngoài ra, công việc bạn yêu cầu cơ quan điều tra thực hiện cho bạn rõ ràng, nằm trong khả năng của cơ quan điều tra, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Do đó, dựa theo quy định của pháp luật liên quan đến tội đưa hối lộ, những phân tích trên và toàn bộ thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi, hành vi của bạn chỉ đơn thuần là hứa thưởng chứ không được coi là hành vi đưa hối lộ. Đây chỉ là một quan hệ dân sự bình thường và không vi phạm pháp luật do đó không có vấn đề gì nghiêm trọng cả.
Những vấn đề cần lưu ý liên quan đến việc hứa thưởng
Người hứa thưởng có quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng, nếu việc đó đáp ứng được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 cụ thể như sau:
Điều 571: Rút lại tuyên bố hứa thưởng
Khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc thì người hứa thưởng có quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng của mình. Việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải được thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã được công bố.
Sau khi người được hứa thưởng thực hiện xong yêu cầu của người hứa thưởng, người hứa thưởng phải tiến hành việc trả thưởng. Việc trả thưởng của người hứa thưởng được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
Điều 572: Trả thưởng
1. Trường hợp một công việc được hứa thưởng do một người thực hiện thì khi công việc hoàn thành, người thực hiện công việc đó được nhận thưởng.
2. Khi một công việc được hứa thưởng do nhiều người cùng thực hiện nhưng mỗi người thực hiện độc lập với nhau thì người hoàn thành đầu tiên được nhận thưởng.
3. Trường hợp nhiều người cùng hoàn thành công việc được hứa thưởng vào cùng một thời điểm thì phần thưởng được chia đều cho những người đó.
4. Trường hợp nhiều người cùng cộng tác để thực hiện công việc được hứa thưởng do người hứa thưởng yêu cầu thì mỗi người được nhận một phần của phần thưởng tương ứng với phần đóng góp của mình.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư về vấn đề thắc mắc của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900 6162 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Minh Khuê