Người bị trầm cảm nói chung thường rất nhạy cảm, nếu bạn quen ai đó đang bị trầm cảm, thì điều quan trọng là tránh đưa ra những lời khuyên không phù hợp hay những lời phê bình, chỉ trích. Thực sự, họ đang đau đớn.
Có thể bạn nghĩ rằng, bạn đang giúp đỡ họ khi nói “Cố vui lên đi”, “Hãy vượt qua nó” nhưng thực ra bạn càng làm họ thấy tệ hơn. Làm sao có thể yêu cầu một người đang không biết niềm vui là gì vui lên chứ, chẳng khác nào bạn bảo một người chưa từng biết xe máy là gì phải lái xe. Nếu làm được thì họ đã làm rồi.
Dưới đây là những điều bạn không nên nói với người trầm cảm.
1. Hãy trưởng thành lên
Trầm cảm có thể xảy ra với bất cứ ai, ở mọi lứa tuổi. Câu nói này cho thấy sự thiếu thông cảm, và cũng thể hiện rằng bạn không hiểu căn bệnh của họ nghiêm trọng thế nào và không thực sự hiểu điều gì đang xảy ra.
2. Cuộc sống vốn không công bằng
Thông thường, cụm từ này có hiệu quả với người đang “sống tốt”. Nhưng với những người trầm cảm, họ rất có rất ít năng lượng để nhận ra điều này. Nỗi buồn của họ đang quá lớn và khiến họ tê liệt đến nỗi họ không thể nhìn thấy những điều tích cực trong cuộc sống. Nói điều này với người trầm cảm thậm chí có thể khiến họ cảm thấy tồi tệ hơn.
3. Tất cả là do suy nghĩ của bạn thôi
Câu nói này rõ ràng khiến người trầm cảm tổn thương, khiến họ nghĩ bạn cho rằng toàn bộ những điều này là do họ mà
4. Nhưng trông bạn đâu có vẻ gì là đang buồn
Ra ngoài xã hội, bạn thường tỏ ra cho người khác thấy mình vui tươi và hạnh phúc hơn những gì bạn thực sự cảm thấy. Những người có dấu hiệu trầm cảm cũng vậy. Một số người rất giỏi trong việc che giấu thái chán nản của họ. Chỉ vì bạn bè của bạn luôn cười nói không có nghĩa là cô ấy không bị tổn thương
5. Tôi đã nghĩ bạn mạnh mẽ hơn như vậy
Khi bạn nói điều này với người với một người đang phải vật lộn với những vấn đề cảm xúc của mình, bạn đang nói rằng họ thật yếu đuối.
Tóm lại, nếu một người đang trầm cảm không yêu cầu bạn đưa ra ý kiến/gợi ý/lời khuyên về căn bệnh của họ, đừng nói gì cả. Hãy chỉ đơn giản gợi mở câu chuyện của họ, cứ để họ chia sẻ thêm về những điều họ mong muốn và nghĩ đến. Một nguyên tắc quan trọng khi trò chuyện với người trầm cảm là chân thành lắng nghe mà không phán xét, tránh đưa ra ý kiến hay lời khuyên đồng thời.
Bộ phận tư vấn tâm lý - Công ty Luật Minh Khuê
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là ý kiến tư vấn chính thức cuối cùng của chuyên gia tâm lý. Nếu có điều gì cần chia sẻ, trợ giúp về tâm lý quý khách hãy gọi đến tổng đài tư vấn tâm lý : 1900.6162 chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng bạn tháo gỡ khó khăn !