Mục lục bài viết
- 1. Khái niệm khiếu nại trong hợp đồng thương mại
- 2. Hình thức khiếu nại và thời hạn phát đơn khiếu nại
- 3. Khiếu nại người bán hàng
- 3.1. Những trường hợp khiếu nại người bán hàng
- 3.2. Hồ sơ khiếu nại người bán hàng
- 3.3. Thời hạn khiếu nại người bán hàng
- 3.4. Cách giải quyết khiếu nại người bán
- 4. Khiếu nại người chuyên chở
- 4.1. Những trường hợp khiếu nại người chuyên chở
- 4.2. Hồ sơ khiếu nại người chuyên chở
- 4.3. Thủ tục pháp lý ban đầu người nhận hàng phải làm để sau đó khiếu nại người chuyên chở
- 4.5. Thời hạn khiếu nại người chuyên chở
- 5. Khiếu nại bảo hiểm hàng hóa
- 5.1. Bảo hiểm hàng hóa là gì?
- 5.2. Cơ sở khiếu nại người bảo hiểm
- 5.3. Hồ sơ khiếu nại người bảo hiểm
- 5.4. Những điểm người được bảo hiểm cần chú ý trước khi khiếu nại người bảo hiểm
1. Khái niệm khiếu nại trong hợp đồng thương mại
Theo Điều 1 của CISG quy định về trụ sở kinh doanh của các bên tham gia hợp đồng như là tiêu chí để xác định một hợp đồng là hợp đồng thương mại quốc tế. Nếu các bên tham gia ký kết hợp đồng có trụ sở kinh doanh tại các nước khác nhau, khi mà các nước này là thành viên của CISG, hoặc khi quy phạm tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của một nước thành viên CISG.
Hợp đồng mua thương mại quốc tế; còn được gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu, là hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất quốc tế (có yếu tố nước ngoài, có nhân tố nước ngoài). Tính quốc tế của một hợp đồng thương mại quốc tế được hiểu không giống nhau tùy theo quan điểm của từng quốc gia trên thế giới.
Khiếu nại trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là Yêu cầu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên bị thiệt hại đối với bên gây thiệt hại trong thương mại quốc tế.
Theo quy định của pháp luật hầu hết các nước, khiếu nại được xem là bước đầu tiên bắt buộc trong một số lĩnh vực tranh chấp như tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương, tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
Để khiếu nại thành công, bên đi khiếu nại phải tuân thủ một thể thức chặt chẽ sau:
– Người đi khiếu nại phải viết đơn khiếu nại bao gồm 2 vấn đề chính: Lý do đi khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại.
– Gửi đơn khiếu nại kèm với các tài liệu chứng minh: Biên bản giám định, chứng từ hàng hóa, chứng từ bảo hiểm, chứng từ vận tải,…Tài liệu chứng minh, tính toán mức độ tổn thất.
2. Hình thức khiếu nại và thời hạn phát đơn khiếu nại
Khiếu nại phải làm bằng văn bản gồm những số liệu và nội dung về: Tên hàng, số lượng và xuất xứ, địa điểm để hàng, cơ sở khiếu nại, chứng từ vận tải, yêu cầu cụ thể của người mua về việc giải quyết khiếu nại.
Tất cả những chứng từ này đều phải dẫn chiếu đến số hiệu của hợp đồng và số hiệu của chứng từ vận tải có liên quan. Ngày đóng dấu bưu điện tại địa điểm gửi đi được xem là ngày phát đơn khiếu nại.
Trước hết phụ thuộc vào tính chất hành hóa cũng như tương quan của các bên mua bán. Nếu người mua có ưu thế trong quan hệ với người bán, thì thời hạn phát đơn khiếu nại càng dài.
3. Khiếu nại người bán hàng
3.1. Những trường hợp khiếu nại người bán hàng
Muốn biết những trường hợp nào khiếu nại người bán hàng, người mua phải dựa vào các căn cứ sau đây: Thứ nhất dựa vào hợp đồng mua bán ngoại thương do các bên ký kết. Trong hợp đồng quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của bên bán, bên mua. Vì thế khi quyển lợi của người mua bị ngưòi bán vi phạm thì người mua có quyển khiếu nại người bán. Thừ hai: Tùy vào điểu ước quốc tế, luật áp dụng cho hợp đồng và tập quán thương mại quốc tế về Điều này được giải thích rằng quyền lợi của người mua không những chỉ được quy định trong hợp đồng mà còn được quy định trong điều ước quốc tế, trong luật quốc gia áp dụng cho hợp đồng và tập quán thương mại quốc tế. Do đó khi những quyền lợi này bị người bán vi phạm thì người mua cũng có quyền khiếu nại. Cụ thể khiếu nại ngưồi bán hàng thường bao gồm các trường hợp sau:
- Khiếu nại về thiếu số lượng, trọng lượng hàng Người mua có quyền khiếu nại người bán về thiếu số lượng hàng khi hàng thực giao lên tàu ở cảng bốc hàng ít hơn số lượng hàng được quy định trong hợp đồng. Người mua cũng có quyền khiếu nại trọng lượng hàng khi hàng đóng trong bao kiện không đủ so vối phiêu đóng gói hoặc trọng lượng ghi ngoài bao.
- Khiếu nại vi phạm, nếu người bán giao hàng có phẩm chất kém so với phẩm chất quy định trong hợp đồng, hoặc trong luật áp dụng cho hợp đồng khi hợp đồng không quy định gì về phẩm chất, thì người mua có quyền khiếu nại người bán về phẩm chất hàng.
- Khiếu nại về bao bì xấu, không hợp quy cách. Khi người bán giao hàng có bao bì xấu, hoặc không hợp cách, tức là không đúng với loại bao bì quy định trong hợp đồng hoặc theo tập quán thương mại thì người mua hoàn toàn có quyền khiếu nại người bán. cả trong trường hợp người bán cung cấp bao bì xấu, không đảm bảo làm cho hàng bị hư hỏng trong quá trình chuyên chở thì người mua cũng có quyền khiếu nại người bán.
- Khiếu nại về việc không giao hàng hoặc giao hàng chậm.
- Khiếu nại người bán về việc không giao hoặc giao chậm tài liệu kỹ thuật, chứng thư phân tích, không thông báo hoặc thông báo chậm việc hàng đã giao lên tàu.
3.2. Hồ sơ khiếu nại người bán hàng
Để khiếu nại người bán, người mua phải lập hồ sơ khiếu nại. Hồ sơ khiếu nại gồm đơn khiếu nại và các chứng từ kèm theo làm bằng chứng.
Đơn khiếu nại phải được làm bằng văn bản. Hình thức văn bản có thể là thư bảo đảm, điện báo điện chữ (telex), fax; nếu dùng điện thì sau đó phải có thư bảo đảm xác nhận.
Đơn khiếu nại gửi cho người bán phải được trình bày rõ ràng, ngắn gọn, câu văn lịch sự, kể cả mở đầu và kết thúc. Đơn khiếu nại hợp lệ; tức là phải bao gồm đầy đủ những nội dung cần thiết. Thông^thường nội dung cần thiết của đơn khiếu nại bao gồm:
- Tên, địa chỉ đầy đủ của bên bị khiếu nại và bên khiếu nại;
- Số lương hàng khiếu nại, số vận đơn, số hợp đồng mua bán;
- Nội dung khiếu nại: khiếu nại về việc gì? giao hàng chậm, giao hàng thiếu hay giao hàng kểm phẩm chất, lý lẽ và căn cứ;
- Yêu sách cụ thể đối với người bán.
Cần lưu ý rằng nếu nội dung của đơn khiếu nại thiếu một trong những chi tiết cần thiết thì đơn khiếu nại bị coi là không hợp lệ.
Các chứng từ kèm theo đơn khiếu nại là những chững từ bắt buộc phải có trong hồ sơ khiếu nại để làm bằng chứng cho việc khiếu nại. Các chứng từ đó thường bao gồm:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế.
Có thể sao cả hợp đồng và gạch chân những điều khoản mà người bán đã vi phạm, hoặc chỉ cần trích sao những điều khoản mà người bán đã vi phạm.
- Vận đơn
Có thể là vận đơn đường biển (bill of lading), vận đơn đường sắt (rail way bill), vận đơn hàng không (air way bill)... tùy theo hàng hóa được chuyên chở bằng phương tiện gì. Vận đơn là chứng từ xác nhận số lượng hàng bị khiếu nại, số lượng hàng người bán đã thực giao, ngày giao hàng v.v... và dựa vào đó để so sánh với các điều khoản có liên quan của hợp đồng.
- Biên bản giám định (giám định phẩm chất, giám định số lượng, trọng lường trông cẳc bao "kiện, giám định tổn thất hàng do bao bì xấu gây ra).
Biên bản giám định thường được lập ra ở cảng đến hoặc là tại kho của người nhận hàng.
Biên bản giám định được lập ra ở nước người mua là chứng từ quan trọng để đảm bảo khiếu nại có kết quả hay không, vì vậy cần chú ý tối giá trị pháp lý của biên bản giám định, về tính chất pháp lý, có hai loại biên bản giám định: biên bản giám định có tính quyết định và biên bản giám định không có tính quyết định.
Biên bản giám định có tính quyết định là biên bản giám định đốì tịch, giám định tư pháp, biên bản giám định do một cơ quan giám định thứ ba được các bên thống nhất chỉ định lập ra. Khi người mua sử dụng biên bản giám định có tính quyết định để khiếu nại người bán thì người bán không thể bác lại được. Biên bản giám định không có tính quyết định là biên bản giám định do đơn phương người mua lập ra hoặc do một cơ quan giám định do tự người mua chỉ định lập ra. Loại biên bản giám định này không ràng buộc người bán, người bán có thê bác lại. Những chứng từ mà người mua đưa ra để làm bằng chứng cho việc khiếu nại là cần thiết, nhưng không phải bất kỳ chứng từ nào cũng có thể thuyết phục và ràng buộc tuyệt đối người bán. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp người bán còn có quyền xin xem lại hàng, đối chiếu hàng với mẫu, yêu cầu làm giám định thứ bã"."Vì vậy, để loại trừ khó khăn trong quá trình khiếu nại, người mua cần lưu ý phải lưu mẫu, giữ gin bảo quản tốt hàng đó. Việc người mua đưa ra hồ sơ khiếu nai là để làm bằng chứng chứng minh người bán vi phạm hợp đồng, chứng minh thiệt hại mà người mua đang gánh chịu và quy trách nhiệm cho người bán. Do đó người bán muốn không phải thỏa mãn đơn khiếu nại một each hợp pháp thì phải chứng minh mình không có lỗi.
3.3. Thời hạn khiếu nại người bán hàng
Thồi hạn khiếu nại người bán hàng là một khoảng thời gian nhất định dành cho người mua hàng khiếu nại người bán. Nếu người mua bỏ qua thời hạn khiếu nại rồi mới tiến hành khiếu nại thì sẽ bị khước từ khiếu nại và cũng mất luôn quyền đi kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án có thẩm quyền. Do đó, người mua phải tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn khiếu nại, tức là phải nộp hồ sơ khiếu nại người bán trong thòi hạn khiếu nại quy định.
Thời hạn khiếu nại chia làm hai loại thời hạn khiếu nại theo luật định và thời hạn khiếu nại quy ước.
Thời hạn khiếu nại theo luật định là thời hạn khiếu nại được quy định trong luật mà các bên đương sự phải tuân theo, không được làm khác đi. Thời hạn khiếu nại được quy định trong điều ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là thời hạn khiếu nại do luật định. Chẳng hạn Điểu 49 Công ước La Haye 1964 về mua bán quốc tế những động sản hữu hình quy định thời hạn khiếu nại về phẩm chất hàng hóa là từ lúc người mua thông báo cho người bán biết về hàng không phù hợp. Theo Điều 39 của Công ước thì người mua phải thông báo cho người bán biết về hàng không phù hợp trong một thời gian ngắn kể từ lúc phát hiện ra khuyết tật của hàng hay đáng lẽ phải phát hiện.
Theo Điều 39 Công ước Viên của Liên hợp quốc năm 1980 về mua bán quốc tế hàng hóa, thời hạn khiếu nại về hàng không phù hợp là 2 năm kể từ ngày hàng đã thực sự được giao cho người mua.
Theo Điều 318 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, thòi hạn khiếu nại là 3 tháng đối với khiếu nại về số lượng. Trong trường hợp hàng có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là 3 tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo hành; 6 tháng (kể từ ngày giao hàng) đối với khiếu nại về chất lượng và 9 tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối vởi khiếu nại về các vi phạm khác.
Thời hạn khiếu nại quy ước là thời hạn khiếu nại do các bên quy định trong hợp đồng. Việc quy định thời hạn khiếu nại ngắn hay dài là do các bên tự thỏa thuận quyết định, nhưng trong thực tế thì thòi hạn khiếu nại quy ước thường ngắn hơn thời hạn khiếu nại do luật định.
3.4. Cách giải quyết khiếu nại người bán
Tùy theo nội dung khiếu nại mà giữa người mua và người bán có thể thương lượng đưa ra cách giải quyết khác nhau.
Khiếu nại về thiếu số lượng, trọng lượng hàng, nếu người bán nhận thấy mình có lỗi và tùy theo yêu cầu của người mua mà người bán có thể giải quyết khiếu nại bằng cách giao đủ số hàng thiếu hoặc trả lại số tiền hàng giao thiếu.
Khi khiếu nại về phẩm chất hàng không phù hợp, theo các điều ước quốc tế có liên quan (Điều 41 Công ước La Háye 1964, Điều 46 và 50 Công ước Viên 1980) và luật của các nưóc có thể giải quyết bằng các cách sau đầy:
- Loại trừ khuyết tật hàng: do ngươi bán tự sửa chữa khuyết tật và chịu chi phí, hoặc người mua sửa chữa và người bán hoàn lại chi phí.
- Thay thế hàng khuyết tật bằng hàng mói có phẩm chất phù hợp vối quy định của hợp đồng.
- Giảm giá hàng.
- Hủy hợp đồng. Người mua chỉ có quyển đòi hủy hợp đồng khi giao hàng sai mẫu, khi hàng không đáp ứng được mục đích sử dụng của hợp đồng.
Khi khiếu nại về việc không giao hàng hoặc giao hàng chậm, không giao hoặc giao chậm tài liệu kỹ thuật, không báo tin giao hàng v.v... thì các bên đương sự có thể giải quyết khiếu nại vói nhau bằng cách nộp phạt hoặc bồi thường thiệt hại tùy theo từng trường hợp cu thể.
Người bán phải giải quyết khiếu nại cho người mua trong một khoảng thời gian nhatdinh, khoảng thời gian đó gọi là thời hạn giải quyết khiếu nại. Thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được quy định trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định thời hạn giải quyết khiếu nại thì người bán phải giải quyết khiếu nại cho người mua trong thời gian hợp lý
4. Khiếu nại người chuyên chở
4.1. Những trường hợp khiếu nại người chuyên chở
Để biết được trường hợp nào khiếu nại người chuyên chở hàng hóa bằng đường biển thì phải căn cứ vào hợp đồng chuyên chở (hợp đồng thuê tàu chuyên - charter party, vận đơn - bill of lading), điều ước quốc tế, luật quốc gia áp dụng cho hợp đồng và tập quán hàng hải. Trong các văn bản đó quy định nghĩa vụ của người chuyên chở. Nếu người chuyên chở vi phạm nghĩa vụ của mình tức là quyền lợi của người thuê chở bị vi phạm, và người thuê chở có quyền khiếu nại. Có thể tiến hành khiếu nại người chuyên chở trong các trường hợp sau:
- Khi người chuyên chở đưa tàu đốn càng bóc hàng không đúng thời gian quy định: người thuê chở có quyền khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại phát sinh (tiền lưu kho lưu bãi hàng hóa, tiền phạt giao hàng chậm cho người mua theo hợp đồng mua bán).
- Khi người chuyên chở đưa hàng đến cảng dỡ hàng chậm. Thông thường mỗi tuyến đường chuyên chở tàu phải chạy trong một thời gian nhất định. Nếu tàu đến cảng dỡ hàng chậm so với khoảng thời gian đó thì người nhận hàng có quyền khiếu nại người chuyên chở. Vấn đề này được quy định cụ thể trong Điều 5 Công ước Hamburg 1978.
- Khi người chuyên chở giao hàng thiếu số lượng, trọng lượng. Nếu ngưòi chuyên chở giao hàng ít hơn số lượng ghi trong vận đơn, hoặc trọng lượng các bao kiện thiếu hụt mà có dấu hiệu không nguyên đai kẹp chì thì người nhận hàng hoàn toàn có quyền khiếu nại đòi bồi thường.
- Khi hàng bị hư hỏng, giảm sút phẩm chất mà nguyên nhân gây ra thuộc lỗi của người chuyên chở, ví dụ, do việc chất xếp hàng không đảm bảo về mặt thương mại, do không chăm sóc, bảo quản hàng hóa trong hành trình.
- Các trường hợp khác như hàng bị đổ vỡ, hư hỏng, bị ướt, bẩn
Cần lưu ý rằng trong quá trình khiếu nại người chuyên chỏ hàng hóa bằng đường biển hai bên đương sự bị chi phổi bôi nguyên tắc suy đoán trách nhiệm. Nội dung của nguyên tắc suy đoán trách nhiệm bao gồm hai giai đoạn:
- Ở cảng hàng sau khi xếp hàng lên tàu, nếu thuyền trưởng cấp vận đơn hoàn hao thì người chuyên chở chịu trách nhiệm về trạng thái bên ngoài của hàng hóa cho đến khi dỡ hàng xong ở cảng dỡ hàng. Nếu thuyền trưởng có ghi bảo lưu trong vận đơn thì người chuyên chỗ được hưởng suy đoán không chịu trách nhiệm nhiệm về hư hỏng hàng hóa sau này do những nguyên nhân như đã ghi trong điều khoản bảo lưu gây nên.
- Ở cảng khi nhận hàng, nếu người nhận hàng không có thông báo gì cho người chuyên chở về mất mát hư hỏng hàng hóa thì người chuyên chỗ hưởng suy đoán là giao hàng đúng như vận đơn. Sau này người nhận hàng muổh quy trách nhiệm cho người chuyên chở thì phải chứng minh lỗi của người chuyên chở. Nếu người nhận hàng có thông báo kíp thời cho người chuyên chở về tổn thất hư hỏng hàng hóa thì người chuyên chở bị suy đoán là phải chịu trách nhiệm, muốn thoát trách nhiệm người chuyên chở phải chứng minh là mình không có lỗi.
4.2. Hồ sơ khiếu nại người chuyên chở
Hồ sơ khiếu nại người chuyên chở gồm đơn khiếu nại và các chứng từ kèm theo làm bằng chứng.
Đơn khiếu nại phải được làm baừng văn bản. Nội dung đơn khiếu nại bao gồm: tên, địa chỉ của bên bị khiếu nại và bên khiếu nại, số hợp đồng (nếu thuê tàu chuyến), số vận đơn, số lượng hàng hóa bị khiếu nại, khiếu nại vấn đề gì (mất mát, hay tổn thất do đổ vỡ, hư hỏng) và lý lẽ, yêu sách đòi bồi thường bao nhiêu.
Chứng từ kèm theo đơn khiếu nại:
- Hợp đồng chuyên chở chuyến, hoặc trích sao những điều khoản có liên quan của hợp đồng đó.
- Vận đơn đường biển. Vận đơn xác nhận hợp đồng chuyên chở, xác nhận số lượng hàng, tên tàu, tên người chuyên chở, ngày tàu dời cảng bốc hàng...
- Biên bản kết toán (report on receipt of cargo). Biên bản kết toán được lập ra giữa người nhận hàng (ở nước ta là cảng) và thuyền trưởng sau khi đã dỡ hàng xong toàn bộ. Biên bản này xác nhận số lượng hàng thực tế mà thuyền trưởng đã giao cho người nhận ở cảng dỡ.
- Giấy chứng nhận hàng thiếu (certificate of short-landed cargo) thường do công ty đại lý tàu biển cấp cho người nhận hàng.
- Biên bản hàng đổ vỡ, hư hỏng (cargo outturn report). Biên bản này được lập giữa người nhận (hoặc cảng) với thuyền trưởng sau khi dỡ xong hàng khi thấy hàng bị đổ vỡ, hư hỏng, ướt bẩn. Trong biên bản xác nhận bao nhiêu kiện, bao bì đổ vỡ hư hỏng và xác định tổn thất thực tế là bao nhiêu. Nếu biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng chỉ ghi số lượng bao kiện thì sau đó người nhận hàng phải mời công ty giám định đến làm biên bản giám định xác nhận cụ thể mức độ tổn thất thực tế của số bao kiện đổ vỡ hư hỏng.
- Biên bản giám định sắp xếp hàng trong hầm tàu: được lập khi mở hầm hàng phát hiện hàng được chất xếp lung tung, có nhiều kiện đã đổ vỡ, hư hỏng, hàng mất mùi, mốc bẩn v.v... Biên bản này do người nhận hàng (cảng) và thuyền trưởng lập đối tịch hoặc do giám định viên được người nhận hàng mời đến lập.
- Thư dự kháng (letter of reservation) để chứng minh rằng người nhận hàng đã có thông báo có tổn thất không rõ rệt cho người chuyên chở.
- Biên bản giám định tổn thất theo thư dự kháng xác định mức tổn thất thực tế của hàng hóa là bao nhiêu.
Tùy theo từng trường hợp khiếu nại mà cần nhiều hay ít chứng từ khiêu nại. Chẳng hạn, khiếu nại người chuyên chồ về thiếu số lượng thì cần vận đơn đường biển, biên bản kết toán và giấy chứng nhận hàng thiếu.
4.3. Thủ tục pháp lý ban đầu người nhận hàng phải làm để sau đó khiếu nại người chuyên chở
Khi nhận hàng từ tàu tại cảng dỡ hàng, nếu thấy hàng bị mất mát, đổ vỡ hư hỏng thì người nhận hàng phải làm biên bản đối tịch và thư dự kháng.
Biên bản đối tịch là biên bản kết toán, biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng, biên bản giám định hầm tàu.
Thư dự kháng là một thông báo về tổn thất hàng hóa không rõ rệt do người nhận hàng ký gửi cho người chuyên chở. Thư dự kháng thường phải làm ngay sau khi dỡ hàng xong ở cảng đến. Theo công ước Brucxen 1924 thì phải làm thư dự kháng trong vòng 3 ngày kể từ ngày dỡ hàng xong (Điều 3). Theo Điều 19 Công ước Hamburg 1978 thời hạn làm thư dự kháng là 15 ngày kể từ ngày hàng đã được giao cho người nhận hàng.
Làm biên bản đối tịch và thư dự kháng có nghĩa là bước đầu người nhận hàng đã ràng buộc trách nhiệm của người chuyên chở đối với mất mát, đổ vỡ hư hỏng hàng hóa.
4.5. Thời hạn khiếu nại người chuyên chở
Việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển thường được tiến hành qua hai bước: khiếu nại và đi kiện. Song khiếu nại không phải là bắt buộc mà có thể đi kiện ngay ra Tòa án hoặc Trọng tài. Vì vậy luật vể chuyên chở hàng hóa bằng đường biển không quy định riêng biệt thời hạn khiếu nại và thời hiệu tố tụng. Điều ước quốc tế và luật có liên quan của các nước chỉ quy định thời hiệu tố tụng, chẳng hạn, Công ước Brucxen 1924 quy định thời hiệu tố tụng (một tháng kể từ ngày giao hàng cho người nhận hoặc ngày đáng lý phải giao hàng).
Công ước Hamburg 1978 (Điểu 20) quy định thời hiệu tố tụng là 2 năm kể từ ngày đã giao toàn bộ lô hàng cho người nhận.
Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 quy định thời hiệu khởi kiện người chuyên chở theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ là 1 năm kể từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng (Điều 97). Còn thời hiệu khởi kiện người chuyên chở trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chuyên là 2 năm kể từ ngày người khiếu nại biết hoặc phải biết quyển lợi của mình bị vi phạm (Điều 118).
Cần lưu ý, trong thời hiệu tố tụng được quy định trong luật người nhận hàng có quyền khiếu nại người chuyên chở trước khi đi kiện. Khi quyết định khiếu nại người chuyên chở, người nhận hàng phải khẩn trương khiếu nại ngay để còn kịp thời gian đi kiện, nếu như người chuyên chơ không thỏa mãn khiếu nại.
5. Khiếu nại bảo hiểm hàng hóa
5.1. Bảo hiểm hàng hóa là gì?
Bảo hiểm hàng hóa là một cam kết bồi thường trong đó người bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bị tổn thất, hư hỏng do rủi ro gây ra (những rủi ro này được quy định trong hợp đồng bảo hiểm). Để được bảo hiểm, bạn phải trả một khoản phí gọi là phí bảo hiểm.
Không ai có thể đoán được trước những rủi ro, bảo hiểm hàng hóa sẽ giúp bảo vệ và giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro mang lại như hàng hóa bị hư hỏng, cháy nổ, bão lụt, gió lốc, hàng hóa bị đâm vào vật thể khác… Việc mua bảo hiểm hàng hóa phải được thực hiện trước khi có những rủi ro xảy ra, có thể là trước khi hàng hóa được vận chuyển. Trên thực tế, bảo hiểm không thể ngăn chặn xảy ra các rủi ro mà chỉ có thể giảm thiểu các tổn thất khi có sự cố xảy ra.
5.2. Cơ sở khiếu nại người bảo hiểm
Khác với việc khiếu nại người bán hàng và người chuyên chở, việc khiếu nại người bảo hiểm (công ty bảo hiểm, hãng bảo hiểm) không phụ thuộc vào lỗi của người đó. Người được bảo hiểm (chủ hàng) sẽ tiến hành khiếu nại người bảo hiểm khi có mất mát, đổ vỡ hư hỏng hàng hóa xảy ra do những rủi ro đã được quy định trong hợp đồng bao hiểm hàng hóa gây ra. Do đó căn cứ để khiếu nại người bảo hiểm là hợp đồng bảo hiểm. ỵ Nhưng thông thường trong hợp đồng bảo hiểm chỉ quy định hàng lĩdã- được bảo hiểm theo điều kiện nào, còn điều kiện bảo hiểm đó như thế nào, tổn thất thiệt hại nào được bảo hiểm, quyển và nghĩa vụ của người được bảo hiểm và người bảo hiểm lại được quy định một cách cụ thể trong quy tắc bảo hiểm của người bảo hiểm. Hơn nữa quyền lợi của người được bảo hiểm cũng còn được quy định trong luật bảo hiếm của nước người bảo hiểm. Vì vậy, ngoài việc căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm, còn phải dựa vào quy tắc bảo hiểm của người bảo hiểm và luật bảo hiểm của nưốc người bảo hiểm.
5.3. Hồ sơ khiếu nại người bảo hiểm
Người khiếu nại phải làm đầy đủ và chính xác hồ sơ khiếu nại người bảo hiểm. Hồ sơ khiếu nại bao gồm đơn khiếu nại và các chứng từ kèm theo làm bằng chứng.
Đơn khiếu nại phải làm bằng văn bản, có nội dung cụ thể rõ ràng. Nội dung của đơn khiếu nại bao gồm: tên địa chỉ của bên khiếu nại và bên bị khiếu nại, số hợp đồng bảo hiểm, tên hàng, tên tàu, ngày tàu cập bến ở cảng dỡ hàng, trị giá tổn thất, chi phí giám định và các chi phí khác, tổng số tiền yêu cầu bồi thường. Khi khiếu nại Bảo Việt thì số tiền đồi bồi thường phải quy ra tiền Việt Nam.
Các chứng từ theo đơn khiếu nại thường bao gồm:
- Hợp đồng bảo hiểm (đơn bảo hiểm - Policy hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm - Certificate of Insurance): chứng minh điều kiện bảo hiểm đã được mua cho hàng hóa: trị giá bảo hiểm và số tiền bảo hiểm.
- Hóa đơn mua hàng và phiếu đóng gói (invoice): chứng minh quyển lợi của người được bảo hiểm đốì với lô hàng bị tổn that.
- Vận đơn đường biển: xác nhận thực tế lô hàng đã được chuyên chở trên một con tàu như đã ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
- Biên bản kết toán (ROROC): xác nhận thực tế số lượng hàng mà tàu đã giao cho người nhận hàng.
- Giấy chứng nhận hàng thiếu (CSC): chứng minh số hàng thiếu hụt, mất mát.
- Biên bản hàng đổ võ hư hỏng (COR): chứng minh việc đòi bồi thường tổn thất do hàng bị đổ vỡ hư hỏng.
Thư dự kháng (L/R): xác nhận đã có thông báo tổn thất không rõ rệt cho người chuyên chở.
- Biên bản giám định tổn thất của người bảo hiểm hoặc đại lý của họ: chứng minh việc đòi bồi thường tổn thất.
- Báo cáo sự cố do máy trưỏng hoặc thuyền trưởng lập khi tàu gặp tai nạn.
- Kháng nghị hàng hải (sea protest) do thuyền trưởng lập sau khi tàu gặp tai nạn.
- Bẳn tuyên bố tổn thất chung của thuyền trưởng.
- Các hóa đơn chứng từ thanh toán chi phí đóng góp tổn thất chung, chi phí nhằm hạn chế tổn thất hàng hóa, chi phí giám định, v.v...
- Bản tính toán tổng số tiền đòi bồi thường.
Theo quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của Bảo Việt, chứng từ kèm theo đơn khiếu nại còn có thêm đơn
khiếu nại người chuyên chở, cảng và thư trả lời khiếu nại của họ nếu có.
Không phải bất kỳ trường hợp khiếu nại nào cũng phải có tất cả các chứng từ nêu trên. Tùy theo từng trường hợp khiếu nại cụ thể mà thu thập những chứng từ cần thiết để nộp trong hồ sơ khiếu nại.
Thời hạn khiếu nại người bảo hiểm
"Luật bảo hiểm hàng hóa của các nước không quy định thời hạn khiếu nại người bảo hiểm mà chỉ quy định thời hiệu khỗi kiện. Do đó thời hạn khiếu nại người bảo hiểm chỉ có thể được quy định trong hợp đồng bảo hiểm hoặc trong quy tắc bảo hiểm của công ty bảo hiểm. Vì vậy muốn biết phải khiếu nại người bảo hiểm trong thời gian bao lâu thì phải nghiên cứu đơn bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm của công ty bảo hiểm đã lập đơn bảo hiểm đó. Khi trong các văn bản này không có quy định gì về thời hạn khiếu nại thì chủ hàng phải tiến hành khiếu nại người bảo hiểm trong thời gian hợp lý để còn kịp đi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài nếu như khiếu nại không được thỏa mãn.
5.4. Những điểm người được bảo hiểm cần chú ý trước khi khiếu nại người bảo hiểm
Để bước đầu bảo đảm cho việc khiếu nại có thế thành công, khi có tổn thất hàng hóa xảy ra do những rủi ro đã được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm (chủ hàng) phải thực hiện những nghĩa vụ sau:
- Thông báo cho người bảo hiểm biết về rủi ro (tai nạn) gây nên tổn thất cho hàng hóa. Nội dung thông báo gồm thời gian, địa điểm xảy ra rủi ro, tính chất rủi ro, sơ bộ tổn thất hàng hóa. Mục đích của việc thông báo là để người bảo hiểm biết được tình hình, có thể cùng bàn bạc với chủ hàng lo toan đến hàng hóa, và làm cơ sở cho việc khiếu nại sau này.
- Ngoài những tổn thất đối với hàng hóa và yêu cầu giám định tổn thất. Khi hàng bị tai nạn, sự cố chủ hàng phải làm hết sức mình để bảo vệ hàng ngăn ngừa tổn thất lây lan. Mặt khác chủ hàng phải yêu cầu làm thẩm định tổn thất để có biên bản giám định làm bằng chứng cho việc khiếu nại sau này. Thông thường theo quy định của hợp đồng bảo hiểm chủ hàng phải mời công ty bảo hiểm đã cấp đơn bảo hiểm đến làm giám định tổn thất hàng hóa, hoặc mời đại lý giám định đã được chỉ ra trong đơn bảo hiểm.
- Phải bảo lưu quyền đòi bổi thường của người bảo hiểm đối với người thứ ba. Muốn được người bảo hiểm chấp nhận khiếu nại, bồi thường tổn thất, người được bảo hiểm phải bảo lưu đầy đủ quyển khiếu nại của người bảo hiểm đối với người thứ ba (người chuyên chở, cảng v.v...). Cụ thể chủ hàng phải làm biên bản đối tịch với tàu (ROROC, COR), thư dự kháng, biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng do cảng gây ra...
Theo Điều 20 quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển năm 1990 của Bảo Việt, nếu người được bảo hiểm không thực hiện đầy đủ quyền khiếu nại của người bảo hiểm đối với người thứ ba thì người bảo hiểm có quyền từ chối những khiếu nại thuộc trách nhiệm của người thứ ba đó.
Ngoài những nghĩa vụ nêu trên, người được bảo hiểm có thể làm thủ tục từ bỏ hàng để đòi người bảo hiểm bồi thường tẩn thất toàn bộ.
Từ bỏ từng là hành vi pháp lý của người được bảo hiểm chuyển quyền sở hữu lô hàng đã mụa bảo hiểm cho người bảo hiểm để đòi bồi thường tổn thất hàng hóa.
Có thể từ bỏ hàng khi hàng bị tổn thất coi như toàn bộ, khi tàu và hàng mất tích.
Từ bỏ hàng phải được làm bằng văn bản và gửi cho người bảo hiểm. Nếu người bảo hiểm từ chôì chấp nhận thông báo từ bỏ hàng thì quyền khiếu nại của chủ hàng đòi bồi thường tổn thất bộ phận không hề bị phương hại. Khi người bảo hiểm chấp nhận thông báo từ bỏ hàng thì việc từ bỏ đó không thể thay đổi khác được, lúc đó chủ hàng hết trách nhiệm đối với hàng, hàng thuộc về người bảo hiểm.