Thậm chí, có thể nói, số lượng tranh chấp thường tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của quan hệ quốc tế. Do đó, vấn đề đặt ra là phải giải quyết các tranh chấp phát sinh như thế nào để đảm bảo được lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp nói riêng và không phương hại đến hoà bình, an ninh quốc tế nói chung.

1. Định nghĩa giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế

Mặc dù trên thực tế, các tranh chấp quốc tế đã, đang tiếp tục xuất hiện và các chủ thể Luật quốc tế đều nhận thức được những tác động tiêu cực của tranh chấp đến quan hệ quốc tế nhưng cho đến nay, vẫn chưa có định nghĩa thống nhất trong các văn bản pháp lý về tranh chấp quốc tế. Hiến chương Liên hợp quốc, ở Điều 34 và Điều 35 đã đề cập "Tình thế’’, tức khả năng có thể dẵn đến tranh chấp hoặc gây ra tranh chấp. Pháp viện thường trực quốc tế - cơ quan giải quyết tranh chấp của Hội quốc liên (tổ chức tiền thân của Liên hợp quốc) đã quan niệm, tranh chấp là sự bất đồng về một quy phạm pháp luật hoặc sự kiện nào đó giữa các chủ thể nhất định (trong trường hợp này là giữa các quốc gia) khi một trong các bên đưa ra yêu sách, đòi hỏi đối với bên kia nhưng bên đó không chấp nhận hoặc chỉ chấp nhân một phần.

Quan niệm về tranh chấp quốc tế nói trên có sự phân biệt với “tình thế” theo quan điổm trước đây của Pháp viện thường trực, là tình trạng căng thẳng phát sinh khi có sự va chạm về quyền lợi giữa các bên, không gắn liền với các yêu sách rõ ràng giữa họ với nhau. Nhưng không phải cứ có tình thế là sẽ phát triển thành tranh chấp. Thực tiễn cho thấy, có những tranh chấp và tình thế mà sự tồn tại, kéo dài của chúng có thể đe doạ hoà bình-an ninh quốc tế và cũng có những tranh chấp hay tình thế không có sự đe doạ này. Cần ngăn chặn kịp thời việc xuất hiện bất kỳ tranh chấp hoặc tình thế nào và phải nỗ lực giải quyết nhanh chóng nếu chúng phát sinh, đặc biệt là những tranh chấp và tình thế nguy hiểm, có nguy cơ đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế.

Căn cứ vào thực tiễn quốc tế, có thể hiểu một cách chung nhất, tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong đó, các chủ thể tham gia có những quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau và có những yêu cầu, hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau. Đó là sự không thoả thuận được với nhau về quyền hoặc sự kiên, đưa đến sự mâu thuẫn, đối lập nhau về quan điểm pháp lý hoặc quyền giữa các bên chủ thể luật quốc tế với nhau. Hoàn cảnh này đặt ra nhu cầu giải quyết các tranh chấp để ổn định lại các quan hê quốc tế hiện tại, tránh đưa đến xung đột vũ trang hoặc xung đột gây mất an ninh và đe dọa hoà bình quốc tế.

Tranh chấp liên quan đến chủ thể luật quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế. Sự xuất hiện của các tranh chấp quốc tế tất yếu dẫn đến hình thành các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế với hình thức càng đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, hiệu quả của việc giải quyết ưanh chấp không đơn thuần phụ thuộc vào các biện pháp được sử dụng mà bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó đặc biệt nhấn mạnh yếu tố thiện chí của các bên hên quan. Một điều rõ ràng là việc giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế không chỉ là một yêu cầu, một đòi hỏi thực tế mà còn là một khả năng hoàn toàn có thể thực hiện được với điều kiện, các bẽn có liên quan tuân thủ các quy định cùa luật quốc tế.

2. Phân loại giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế

Trên phương diên lý thuyết, có nhiều cách phân loại tranh chấp quốc tế. Mỗi cách phân loại đều dựa vào những tiêu chí nhất định.

- Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia tranh chấp quốc tế sẽ có tranh chấp hai bên (tranh chấp song phương) và tranh chấp nhiều bên (tranh chấp đa phương). Trong tranh chấp nhiều bên lại có tranh chấp có tính chất khu vực và tranh chấp cố tính chất toàn cầu.

- Căn cứ vào tính chất cùa vụ tranh chấp, có tranh chấp có tính chất chính tri và tranh chấp có tính chất pháp lý. Tranh chấp có tính chất chính trị có nhiều dạng và thường là những tranh chấp về chủ quyền quốc gia đối với dân cư, lãnh thổ, về lợi ích giữa các bên... liên quan đến các đòi hỏi phải thay đổi các quy định hiện hành, gắn liền với quyền và nghĩa vụ của các bên. Tranh chấp thuộc loại này thường rất nguy hiểm, do tính chất phức tạp và có thể tiềm ẩn khả năng bùng phát các cuộc xung đột, đe doạ hoà bình, ổn định cùa khu vực cũng như của thế giói. Tranh chấp có tính chất pháp lý là nhũng tranh chấp giữa các bên, hên quan đến sự bất đồng trong việc giải thích hoặc áp dụng các quy định hiện hành, như những tranh chấp về giải thích điều ước quốc tế, về các sự kiện vi phạm nghĩa vụ quốc tế... Đây là những tranh chấp tương đối phổ biến trong quan hệ quốc tế.

- Căn cứ vào đối tượng tranh chấp thì có tranh chấp về kinh tế, về thực hiên nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế hoặc tổ chức quốc tế...

Nhìn chung, các cách phân loại tranh chấp kể trên chỉ có tính chất tưong đối, vì trong thực tế, có tranh chấp xảy ra, muốn phân biệt chúng thuộc loại tranh chấp nào đều không dễ dàng. Ví dụ, có không ít vụ việc tranh chấp vừa mang tính chất pháp lý lại vừa mang tính chất chính trị. Vì vậy, các giải pháp cho mỗi vụ tranh chấp cụ thể cũng cần phải tính tới những yếu tố này.

3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế

Việc sử dụng một số biện pháp hoà bình như đàm phán, trung gian, hoà giải... để giải quyết các tranh chấp nói chung và tranh chấp quốc tế nói riêng đã được biết đến từ rất sớm trong quan hệ quốc tế. Nhưng luật quốc tế hiện đại đã xác lập nghĩa vụ chung cho mọi chủ thể liên quan đến các tranh chấp quốc tế phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản khi giải quyết các tranh chấp quốc tế. Hành vi tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế sẽ làm hạn chế đáng kể sự xuất hiện của những tranh chấp quốc tế và đồng thời đảm bảo việc giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các tranh chấp quốc tế. Trong các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, việc áp dụng nguyên tắc giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế, một mặt xác lập nghĩa vụ của các bên trong một vụ tranh chấp là phải giải quyết bằng bất cứ biện pháp hoà bình nào, mặt khác có ý nghĩa thừa nhận quyền của các bên trong một vụ tranh chấp đ- ược lựa chọn những biện pháp hoà bình thích hợp.

Điều này được coi là một điểm đặc trưng của việc giải quyết các tranh chấp quốc tế hiên nay. Muốn vậy, các bên tranh chấp phải tôn trọng nguyên tắc thoả thuận, vởi ý nghĩa là nền tảng cho việc lựa chọn các biện pháp hoà bình đa dạng và phong phú, đang được áp dụng trong thực tiễn quan hệ quốc tế. Pháp luật quốc tế không quy định và cũng không thể quy định một "công thức" giải quyết bắt buộc, cứng nhắc cho mỗi loại hình tranh chấp nhất định. Việc sử dụng một biện pháp cụ thể hoàn toàn do các bên liên quan thoả thuận lựa chọn, chỉ với điều kiện, đó phải là nhũng biện pháp hoà bình. Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc có đề cập một danh mục các biện pháp hoà bình như đàm phán, trung gian, hoà giải, điều tra, trọng tài, toà án nhưng hoàn toàn không có nghĩa là các bên tranh chấp không được tìm đến các biện pháp hoà bình khác, ví dụ giải quyết tranh chấp bằng con đường ký kết điều ước quốc tế hoặc các giải pháp mang tính chất tình thế như cộng đổng sử dụng, cộng đồng trách nhiệm.

4. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp hòa bình

Sự tồn tại của tranh chấp là điều khó tránh khỏi trong đời sống quốc tế. Khi tranh chấp xuất hiện, nếu không được giải quyết thoả đáng theo ý chí cùa các chù thể có liên quan sẽ gây nhiều ảnh hưởng không mong muốn không chỉ đối với các bên tranh chấp. Chính vì vậy, việc giải quyết tranh chấp có ý nghĩa rất quan trọng.

- Thông qua giải quyết tranh chấp, quyền lợi hợp pháp là đối tượng cùa vụ việc tranh chấp sẽ được khẳng định và đảm bảo, nhất là những tranh chấp mà một bên ở vị thế yếu hơn.

- Giải quyết tranh chấp góp phần thúc đẩy việc thực thi, tuân thủ luật quốc tế. Nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh các tranh chấp quốc tế là do việc vi phạm pháp luật quốc tế. Tranh chấp được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả sẽ chấm dứt hành vi vi phạm và trật tự quan hệ quốc tế được khôi phục.

- Giải quyết tranh chấp góp phần duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế. Nếu tranh chấp không được giải quyết, sự căng thẳng giữa các bên kéo dài sẽ là nhân tố thường xuyên gây bất ổn và cản trở việc duy trì, triển khai các hoạt động hợp tác không những giữa các bên tranh chấp mà còn với các quốc gia khác.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)