1. Có được hưởng án treo khi phạm tội trộm cắp tài sản?
Tôi rất mong nhận được lời tư vấn. Tôi xin cảm ơn.
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo như dữ kiện bạn đưa ra, thì bạn của bạn đã phạm tội theo quy định tại khoản 2 điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Khung hình phạt mà bạn của bạn nhận được là từ 2 đến 7 năm.
Căn cứ Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“Điều 65. Án treo
1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự."
Theo quy định pháp luật, việc xem xét cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo (căn cứ Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)
- Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm
b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật.
Trường hợp người phạm tội có án tích nhưng đã được xóa án tích, được đương nhiên xóa án tích thì coi là chưa bị kết án; đã bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật nhưng đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật thì được coi là chưa bị xử lý hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật, nhưng không phải là có nhân thân tốt. Việc cho hưởng án treo đối với những trường hợp này phải hết sức chặt chẽ. Chỉ có thể xem xét cho hưởng án treo khi thuộc một trong các trường hợp sau:
b1) Người bị kết án từ trên 3 năm tù đến 15 năm tù về tội do cố ý (kể cả trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều tội hoặc nhiều bản án) mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;
b2) Người bị kết án đến 3 năm tù về tội do cố ý mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;
b3) Người bị kết án về các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;
b4) Người bị kết án về các tội do vô ý mà đã được xóa án tích;
b5) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;
b6) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc một lần và có nhiều lần bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;
b7) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng;
b8) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng;
b9) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật về hành vi có cùng tính chất với hành vi phạm tội lần này mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;
b10) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 6 tháng;
b11) Người đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính;
c) Có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng;
d) Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 55 của Bộ luật hình sự và có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 54 của Bộ luật hình sự; nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 54 của Bộ luật hình sự.
đ) Có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng.
- Không cho hưởng án treo nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người phạm tội thuộc đối tượng cần phải nghiêm trị quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 3 của Bộ luật hình sự bao gồm: người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng; phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
b) Bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội;
c) Trong hồ sơ thể hiện là ngoài lần phạm tội và bị đưa ra xét xử, họ còn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử trong một vụ án khác hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố trong một vụ án khác;
d) Bị cáo tại ngoại bỏ trốn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã đề nghị cơ quan điều tra truy nã.
Như vậy, tòa án sẽ căn cứ vào những điều kiện trên để xét việc bạn của bạn có được hưởng án treo hay không.
>> Tham khảo ngay: Khái niệm án treo và điều kiện được hưởng án treo?
2. Trộm cắp phạt tù 3 năm có được hưởng án treo không?
Kính chào Luật Minh Khuê. Tôi có câu hỏi xin được giải đáp như sau: A trộm cắp tài sản của H trị giá 300 triệu đồng. Hành vi của A được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 173 Bộ luật hình sự. A bị đưa ra xét xử và bị tòa án xử phạt 7 năm tù. Giả sử Tòa án căn cứ Điều 54 Bộ luật hình sự xử phạt A 3 năm tù, thì có thể cho A hưởng án treo được không? Tại sao?
Xin chân thành cảm ơn !
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về án treo tại Điều 65.
Điều kiện hưởng án treo và các trường hợp không được hưởng án treo đã được trình bày ở các bài tư vấn trên.
Như vậy, nếu A bị xử 3 năm về tội trộm cắp nói trên, thì trong trường hợp xét thấy không cần chấp hành hình phạt tù thì Tòa án cho hưởng án treo nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- A có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật.
- A có nơi cư trú, cụ thể rõ ràng.
- Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật hình sự và có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự; nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự. Căn cứ các tình tiết giảm nhẹ tại khoản 2 điều 51: Xét thấy A có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt A đi chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, chứ không phải là loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, do đó, những trường hợp quyết định áp dụng án treo được xem xét rất chặt chẽ, tránh không để tình trạng tùy tiện giảm mức hình phạt tù không có căn cứ để đủ điều kiện về mức hình phạt tù là "không quá 3 năm" như quy định ở Điều 65 và cho hưởng án treo.
>> Xem thêm: Trộm cắp tài sản giá trị bao nhiêu thì bị phạt tù, phạt tiền?
3. Trộm cắp tài sản có được hưởng án treo hay không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
"Điều 65. Án treo
1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3.Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.
4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này."
- Chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì;
Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.
+ Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng;
+ Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 54 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa dổi bổ sung năm 2017. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên;
+ Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm."
>> Tham khảo ngay: Điều kiện hưởng án treo mới nhất theo quy định của luật hình sự?
4. Trộm cắp tài sản có được hưởng án treo không?
Trả lời:
Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về án treo tại Điều 65.
Quy định về trộm cắp tài sản tại Điều 173 như sau:
"1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
Như vậy, trộm cắp tài sản muốn hưởng án treo bạn phải đáp ứng quy định về việc hưởng án treo:
Như vậy trường hợp thuộc Khoản 1 Điều 173 và thỏa mãn các điều kiện nhân thân, tình tiết giảm nhẹ thì có thể được hưởng án treo
Ngoài ra, nếu thuộc trường hợp quy định tại điều 54 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Quyết định hình phạt dưới mức tháp nhất của khung hình phạt được áp dụng
1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
3. Trong trường hợp có đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án"
Nếu thuộc trường hợp tại điều 54 thì cũng có thể được hưởng án treo khi từ Khoản 2 Điều 173 được giảm nhẹ xuống khung hình phạt thuộc khoản 1 điều 173 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
>> Tham khảo thêm:
- Hướng dẫn cách tính thời gian thử thách của án treo?
- Điều kiện được hưởng án treo theo quy định mới nhất của luật hình sự?
5. Phạm tội trộm cắp, cướp giật ở tuổi vị thành niên thì có được hưởng án treo?
Giả sử H phạm tội cướp giật tài sản bị truy tố theo khoản 1 điều 171 Bộ luật hình sự và tội trộm cắp như tình huống nêu trên thì H có khả năng được hưởng án treo không? Hãy giải thích rõ vì sao?
>> Tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chúng tôi xin giải đáp đối với câu hỏi: Giả sử H phạm tội cướp giật tài sản bị truy tố theo khoản 1 điều 173 Bộ luật Hình sự và tội trộm cắp như tình huống nêu trên thì H có khả năng được hưởng án treo không? Hãy giải thích rõ vì sao?
Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù. Theo quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017: “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”. Tuy nhiên, điều luật không quy định các điều kiện cụ thể để áp dụng biện pháp án treo đối với người phạm tội.
Điều kiện cho người bị xử phạt tù hưởng án treo và các trường hợp không cho hưởng án treo đã được trình bày ở các bài tư vấn trên.
Như vậy, nếu sau khi gộp hai khung hình phạt về tội trộm cắp và tội cướp giật tài sản mà Nguyễn Văn H đáp ứng đủ các điều kiện được hưởng án treo và không thuộc các trường hợp không được hưởng án treo đã nêu trên thì Nguyễn Văn H có thể được Tòa quyết định cho hưởng án treo.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi đối với câu hỏi của bạn.Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn 24/7: 1900.6162. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng ./.