Theo quy định tại điểm 3 Chuẩn mực kế toán quốc tế số 17 sừa đổi năm 1997 (Paragraph 3, International Accounting Standards IAS 17 revised 1997), có hiệu lực từ ngày 01/01/1999. Chuẩn mực này do Ủy ban về chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards Committee) ban hành.
Rủi ro được đề cập trong định nghĩa này là khả năng hao mòn vô hình do máy móc để không, do lạc hậu kĩ thuật và do những hệ quả của các biến động về điều kiện kinh tế. Lợi ích được đề cập ở đây bao gồm khả năng hoạt động đem lại lợi nhuận ữong suốt thời gian sinh lời của tài sản và chênh lệch do việc bán tài sản khi hết thời hạn thuê. Sự chuyển giao của quyền sở hữu tài sản (nếu có) là sự chuyển giao từ bên cho thuê sang bên thuê.
IAS 17 phân biệt cho thuê tài sản (lease) thành hai loại: cho thuê tài chính (finance lease) và cho thuê vận hành (operating lease). Theo IAS 17, việc phân biệt hai loại cho thuê phải dựa vào bản chất của giao dịch chứ không dựa vào hình thức của hợp đồng cho thuê. Tiêu chí chủ yếu IAS 17 dùng để phân biệt hai loại cho thuê tài sản này là có sự “chuyển dịch về cơ bản các rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê”. Nếu giao dịch cho thuê thoả mãn tiêu chí trên là giao dịch cho thuê tài chính; nếu không thoả mãn tiêu chí trên là cho thuê vận hành (Điểm 5 và 6). Ngoài ra, để giúp cho việc nhận diện cho thuê tài chính được dễ dàng, IAS 17 đã đưa ra tám ví dụ về các tiêu chí mà nếu rơi vào một trong tám tiêu chí được dự liệu thì giao dịch cho thuê tài sản được coi là cho thuê tài chính (Điểm 8,9).
Cho thuê tài chính là một dạng của cho thuê tài sản. Cho thuê tài sản là loại dịch vụ có lịch sử lâu đời. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy phiên đất sét có khắc chữ ở thành phố cổ của người Sumerian (gần vịnh Ba-tư) ghi nhận giao dịch cho thuê tài sản đầu tiên được thực hiện vào năm 2010 trước công nguyên. Năm mươi năm sau đó, Vua xứ Babylonia lần đầu tiên đã ban hành đạo luật cho thuê tài sản trong Bộ luật nổi tiếng của Hammurabi. Nền văn minh cổ đại Ai-cập, Hy-lạp và Lamã đã chứng kiến nhiều giao dịch cho thuê bất động sản và tài sản cá nhân. Tuy nhiên, mãi đến thế kỉ XVIII, những hoạt động có dáng dấp cho thuê tài chính mới xuất hiện ở Mỹ, chủ yểu là để tài trợ vốn cho ngành vận tải bằng xe ngựa, sang đến thế kỉ XIX, chủ yếu để tài trợ vốn cho ngành đường sắt.
Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, hoạt động cho thuê tài chính trở nên khá phổ biến và cho đến những năm 1950, ngành công nghiệp cho thuê tài chính đã chính thức ra đời và trở thành hình thức tài trợ vốn thông dụng cho sản xuất và tiêu dùng(1) thông qua việc mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các thiết bị gia dụng để cho thuê. Nhu cầu lớn về dịch vụ cho thuê tài chính trong giai đoạn này đã kéo theo sự gia tăng về số lượng các công ti tài chính cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính, đồng thời buộc các công ti tài chính phải mở rộng phạm vi tìm kiếm nguồn vốn nhàn rỗi không những từ ngân hàng mà còn từ cả công chúng đầu tư bằng cách phát hành giấy nhận nợ (notes) và tín phiếu (debentures).
Dịch vụ cho thuê tài chính không chỉ cung cấp máy móc, thiết bị phục vụ sàn xuất mà còn đáp ứng nhu cầu sử dụng các phương tiện sinh hoạt cho nhân dân. Ở các nước phát triển, trong nhiều thập ki dịch vụ cụng câp bởi các công ti tài chính như cho thuê ôtô, dụng cụ làm vườn và các thiệt bị gia dụng rât đăt khách, ở Mỹ, giữa thập kỉ 90 của thế kì XX, non nửa số lượng xe hơi mới được tiêu thụ bằng con đường cho thuê tài chính.
Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động cho thuê tài chính đã cho thấy loại dịch vụ này là hình thức tài trợ vốn rất thích họp với các doanh nghiệp nhỏ có mức thu nhập thấp và không có khả năng khai thác lợi thế của việc trích khấu hao tài sản cố định. Cho thuê tài chính đã trở thành giải pháp giúp một số lượng lớn các doanh nhân giàu ý tưởng kinh doanh nhưng nghèo về vốn, có thể thoả mãn nhu cầu vê tài chính để tiến hành hoạt động kinh doanh, mở rộng năng lực sản suất nhằm tăng lợi nhuận. Bởi vì, cho thuê tài chính giúp các doanh nghiệp kịp thời hiện đại hoá sản xuất, theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mới kể cả khi doanh nghiệp thiếu vốn: giá trị tài sản thúê có thể được tài trợ 100% mà nhiều khi doanh nghiệp không cần có tài sản thế chấp.
Đối với công ti cho thuê tài chính, thông qua cho thuê tài chính, một mặt, mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách tài trợ vốn trung hạn, dài hạn cho khách hàng của mình; mặt khác, làm tăng khả năng vay vốn của khách hàng. Các công ti cho thuê tài chính còn có thể giảm thiểu chi phí giao dịch nếu có kế hoạch sử dụng 'một cách khôn khéo nguồn tiền mặt thu định kì từ hoạt động cho thuê trong suốt giai đoạn cho thuê (giả thiết rằng người đi thuê sẽ chi trả tiền thuê đúng hạn). Rủi ro đối với bên cho thuê trong các giao dịch này cũng được giảm thiểu vì quyền sở hữu tài sản sẽ không được chuyển giao cho bên thuê cho tới khi thời hạn thuê đã kết thúc. Nói cách khác, tài sản cho thuê chính là tài sản kí quỹ và bên cho thuê có thể lấy lại tài sản đổ trong trường hợp người đi thuê không thanh toán tiền thuê theo cam kết hoặc bị vỡ nợ.
Ngày nay, tham gia vào ngành công nghiệp cho thuê tài chính không chỉ có các công ti cho thuê tài chính mà còn có cả các ngân hàng, công ti bảo hiểm, công ti tài chính và các công ti cung ứng máy móc, thiết bị phục vụ sàn xuất và đời sống.
Ở Việt Nam, hoạt động cho thuê tài chính lần đầu tiên được pháp luật thừa nhận dưới cái tên “tín dụng thuê mua” vào năm 1990, khá muộn so với sự xuất hiện của hoạt động này ở nhiều nước trên thế giới. Thuật ngữ “tín dụng thuê mua” sau đó đã nhanh chóng được thay thế bằng thuật ngữ “cho thuê tài chính”. Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xa tín dụng và công ti tài chính năm 1990 lần đầu tiên cho phép các ngân hàng và công tị tài chính được thực hiện các nghịêp vụ về tín dụng thuê mua (khoản 3 Điều 32 ). Trên cơ sở đó, ngàỵ 27/5/1995, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã ban hành Quyết đính số 149/QĐ-NH5 triển khai thi hành quy định trên của Pháp lệnh về tín dụng thuê mua. Sau đó, ngày 09/10/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 64/CP quy định Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ti cho thuê tài chính tại Việt Nam. Nghị định này đã chính thức sử dụng thuật ngữ “cho thuê tài chính” thay cho thuật ngữ “tín dụng thuê mua”. Thuật ngữ này vẫn tiếp tục được sử dụng trong các văn bản pháp luật hiện hành. Thực chát, đây chi là việc sử dụng các thuật ngữ khác nhau khi để cập cùng một hiện tượng: các giao dịch trong đó công ti cho thuê bỏ tiền mua máy móc, thiết bị để cho bên có nhu cầu thuê, giữ lại quyền sở hữu tài sản thuê và dành cho bên thuê được quyền quyết định: mua lại tài sản, tiếp tục thuê tài sản hay trà lại tài sản cho bên cho thuê khi mãn hạn hợp đồng cho thuê. Việc sừ dụng các thuật ngữ khác nhau hàm chi cùng một hiện tượng như'trên không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn diễn ra ờ nhiều nơi trên thế giới. Giữa các quốc gia nói tiếng Anh dường như cũng không cõ sự đồng nhất trong việc sử dụng thuật ngữ này. Ví dụ: người Anh sử dụng thuật ngữ “tín dụng thuê mua” (hừe-purchase), trong khi người Mỹ sử dụng thuật ngữ “cho thuê tài chính” (finance lease); còn người Uc lại dùng thuật ngữ “tín dụng thuê mua” khi đề cập những giao địch cho thuê trong đó bên thuê là cá nhân và dùng thuật ngữ “cho thuê tài chính” để đề cập những giao dịch cho thuê trong đó bên thuê là công ti.
Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 sau khi được ban hành để thay thế Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ti tài chính đã định nghĩa hoạt dộng này tại khoản 11 Điều 20. Sau đó, Nghị định của Chính phủ số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 về tổ chức và hoạt động của công ti cho thuê tài chính và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 16/2001/NĐ-CP) đã đưa ra định nghĩa khá chi tiết về loại giao dịch này. Định nghĩa này đã được kế thừa nhưng cô đọng lại trong Điều 113 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, theo đó:
“Hoạt động cho thuê tài chính là việc cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính và phải có một trong các điều kiện sau đây:
1. Khỉ kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thoả thuận của hai bên;
2. Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua lại tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hợn giả trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại;
3. Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản cho thuê đó;
4. Tổng sổ tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải bằng giả trị của tài sản đó tại thời điểm kỉ hợp đồng”.
Nói một cách ngắn gọn, cho thuê tài chính là việc cấp một khoản tín dụng trung hạn hoặc dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác.
Nhử vậy, cho thuê tài chính vừa mang tính chất của hoạt động tín dụng lại vừa mang tính chất của hoạt động cho thuê tài sản thông thường. Tính chất tín dụng của cho thuê tài chính thể hiện ở việc tài trợ vốn cần thiết để giúp cho các doanh nghiệp không có đủ vốn vẫn có thể sử dụng các máy móc, thiết bị cần thiết phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình. Tính chất cho V thuê tài sản của giao dịch này thể hiện ở chỗ bên thuê chỉ có quyền khai thác giá trị sử dụng tài sản chứ không có quyền sở hữu tài sản. Chính sự tách rời giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu tài sản thuê trong các giao dịch này cho thấy cho thuê tài chính có một số dấu hiệu giống với cho thuê tài sản thông thường.
Thực chất trong các giao dịch cho thuê tài chính, bên cho thuê tài trợ vốn cho bên thuê bằng cách bỏ tiền mua tài sản mà bên thuê yêu cầu. Công ti cho thuê tài chính giành quyền khai thác giá trị sử dụng tài sản đó cho bên thuê nhưng vẫn giữ lại quyền sở hữu đổi với tài sản cho thuê. Ở đây, bên thuê hưởng quyền sử dụng tài sản thuê cũng giống như người đi vay nhận được một khoản tín dụng tương đương với giá trị của tài sản và cũng phải hoàn trả cả gốc (tiền đầu tư để mua tài sản; các chi phí hợp lí khác) và lãi đối với khoản tín dụng đó. Tuy nhiên, khác với các quan hệ tín dụng thông thường, trong quan hệ cho thuê tài chính, bên thuê không nhận tiền mà nhận tài sản thuê. Thoạt nhìn, đối tượng được thuê trong các giao dịch này dường như là các tài sản hữu hình nhưng xét về bản chất, cho thuê tài chính là cho thuê phần vốn bỏ ra để trang trải cho chi phí đã đầu tư để mua được tài sản thuê. Theo nghĩa đó, tiền thuê thường được xác định sao cho có thể bù đắp giá trị tài sản ở thời điểm kí kết hợp đồng và chứa đựng cả lãi từ tiền thuê mà bên thuê phải trả. Ở Việt Nam, pháp luật quy định: tổng số tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính tối thiểu phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm kí hợp đồng (khoản 4 Điều 113 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010). Đây là mức tiền tối thiểu hai bên có thể thoả thuận, nói cách khác, các bên chỉ có thể thoả thuận một mức tiền thuê cao hơn mức tối thiểu chứ không thể thấp hơn mức tối thiểu luật định. Các bên có thể thoả thuận tiền thuê tài chính bao gồm nợ gốc được xác định trên cơ sở giá mua tài sản cho thuê tài chính, các chi phí hợp pháp liên quan đến việc mua tài sản đỏ và tiền lãi thuê được tính theo quy định của pháp luật.
Ngay cả khi giá thuê bằng mức tối thiểu nói trên, bên cho thuê vẫn có lãi vì hết thời hạn thuê, tài sản cho thuê vẫn thuộc về bên cho thuê và bên cho thuê có quyền cho thuê tiếp hoặc được nhượng lại tài sản đó cho bên thuê theo giá thấp hơn giá trị thực tế của tài sản.
Trong các giao dịch cho thuê tài chính , các giao dịch phụ như đặt tiền kí cược, thể chấp hoặc bảo lãnh đối với nguồn vốn được tài trợ thường không phải là yếu tổ bắt buộc. Tuy nhiên, cho thuê tài chính vẫn được coi là những giao dịch có bảo đảm và tài sản đảm bảo chính là tài sản cho thuê. Sở dĩ có điều đó vì một mặt, quyền sở hữu tài sản đó vẫn thuộc về bên cho thuê, mặc dù tổng số thu của bên cho thuê về tiền thuê tài sản đã đủ để thu hồi vốn đã bỏ ra để mua sắm tài sản và có thể bao gồm cả lãi tuỳ theo sự thoả thuận của các bên trong họp đồng cho thuê tài chính. Mặt khác, mọi giao dịch cho thuê tài chính đều phải được đăng kí tại trung tâm đăng kí giao dịch bảo đảm. Vì vậy, ngay cả khi bên thuê vi phạm pháp luật dẫn đến tài sản thuê bị cơ quan có thẩm quyền thu giữ, tài sản đó vẫn được hoàn trả lại cho bên cho thuê.