Một là, dịch vụ tư vấn cho khách hàng về những vấn đề có liên quan tới dịch vụ cho thuê tài chính.

Hai là, thực hiện dịch vụ uỷ thác, quản lí tài sản và bảo lãnh liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính. Ba là, thực hiện nghiệp vụ cho thuê vận hành. Đây là giao dịch cho thuê tài sản có một sô đặc trưng, giúp phân biệt với giao dịch cho thuê tài chính:

1) Quyền sở hữu tài sản thuê không được chuyên giao cho bên thuê khi kết thúc thời hạn hợp đồng cho thuê vận hành;

2) Hợp đồng cho thuê không chứa đựng điêu khoản thoà thuận về mua tài sản cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê;

3) Thời hạn cho thuê chì chiếm một phần trong khoảng thời gian hữu dụng của tài sản thuê;

4) Tổng giá trị tiền thuê chi chiêm một phần trong giá trị tài sản thuê;

5) Hợp đồng cho thuê vận hành là hợp đông có thể huỷ ngang.

Ngoài ra, công ti cho thuê tài chính chi được cho thuê vận hành với điêu kiện tổng giá trị tài sản cho thuê vận hành không vượt quá 30% tổng tài sản có của

Bốn là, được bán các khoản phải thu hàng cũng như đối với một khách hàng và người có liên quan. Trừ những trường hợp pháp luật quy định, các công ti này không được phép có tổng dư nợ cho thuê tài chính đối với một khách hàng hoặc đổi với một khách hàng và người có liên quan vượt quá một tỉ lệ phần trăm nhất định trên vốn tự có của mình. Tuy nhiên, để tránh những bế tắc trong trường hợp một khách hàng có nhu cầu thuê vượt quá giới hạn này, pháp luật cho phép các công ti cho thuê tài chính được cho thuê hợp vốn (tức là hai hay nhiều công ti có thể cùng cho thuê đối với một khách hàng). Trường hợp khả năng hợp vốn của các công ti cho thuê tài chính chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thuê của một khách hàng và nếu khách hàng thuê để thực hiện các dự án trọng điểm của Nhà nước, thì Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định tổng dự nợ cho thuê tài chính tối đa đổi với từng trường hợp cụ thể.

Thứ hai, pháp luật cấm các công ti cho thuê tài chính cho thuê đối với người nội bộ công ti như thành viên của hội đồng quản trị, của ban kiểm soát, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và thân nhân của những người nói trên. Công ti cho thuê tài chính cũng không được tham gia vào những giao dịch cho thuê tài chính mà bên thuê là người thẩm định, xét duyệt cho thuê tài chính. Pháp luật còn cấm các công ti cho thuê tài chính tham gia vào các giao dịch cho thuê tài chính mà người bảo lãnh là các đối tượng nói trên.

Thứ ba, các công ti cho thuê tài chính không được cho thuê tài chính với các điều kiện ưu đãi khi bên thuê là những đối tượng đặc biệt như tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại công ti mình, kế toán trưởng, thanh tra viên, các (consumer credit act), luật hành nghề thương mại (trade practices act) và luật bán hàng hoá (sale of goods act)... Ở các nước thừa nhận tiền lệ pháp (common law countries), các biện pháp pháp lí nhằm bảo vệ người tiêu dùng còn có thể tìm thấy trong các phán quyết của toà án.

Nhìn chung để bảo vệ người tiêu dùng hay bên thuê trong các giao dịch cho thuê tài chính, luật pháp các nước thường khai thác các biện pháp khá giống nhau. Ở úc, đạo luật bán hàng và đạo luật hành nghề thương mại đều có các điều khoản bảo vệ lợi ích của bên thuê trong các quan hệ cho thuê tài chính. Ví dụ:

Thứ nhất, pháp luật có những điều khoản quy định các điều kiện mặc nhiên được áp dụng hay nghĩa vụ bào hành trong cho thuê tài chính. Điều kiện mặc nhiên này được áp dụng trong hai trường hợp:

Trường hợp 1: Khi bên thuê nói rõ hoặc bằng ngụ ý với bên bán về yêu cầu đặc biệt mà hàng hoá phải thoả mãn thì có nghĩa là bên thuê đã tin cậy vào kĩ năng và lời khuyên của bên bán (bên cung ứng) về hàng hoá bất kể bên bán có phải là nhà sản xuất hay không. Trong tình huống này, pháp luật sẽ đương nhiên coi hàng hoá do bên cung ứng bán ra phải phù hợp với yêu cầu của bên thuê (điều kiện ngụ ý của pháp luật). Điều đó có nghĩa là bên bán có nghĩa vụ bảo hành về việc hàng hoá đó thoả mãn yêu cầu của bên thuê. Vì vậy, nếu bên bán cung cấp hàng hoá không phù hợp với yêu cầu đó, bên bán sẽ phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, nếu hàng hoá bán có nhãn hiệu độc quyền (patent) hoặc thương hiệu (trade name), điều kiện mặc nhiên trên sẽ không được áp dụng.

Thứ tư, điều khoản cấm nhà cung ứng thự hện những giao dịch bất bình đẳng với khách hàng.

Thứ năm, điều khoản quy định trách nhiệm của nhà sản suất đối với người tiêu dùng, cũng tương tự như trách nhiệm áp đặt với nhà cung ứng.

Ngoài các điều khoản quy định trong luật thực định, các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng còn được tìm thấy trong các phán quyết của toà án úc. Ví dụ: khi bên cung ứng hàng hoá co ý đưa thông tin sai lệch và người tiêu dùng đã quyết định sử dụng hàng hoá VÌ tin vào thông tin đó, người tiêu dùng có quyền kiện nhà cung ứng và đòi bồi thường thiệt hại; hoặc khi nhà sản xuất, mặc dù không phải là nhà cung ứng trực tiếp cho người tiêu dùng, có sơ suất trong quá trình sản xuất và gây tổn hại cho người tiêu dùng, nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm đổi với những thiệt hại đó.

Để bảo vệ quyền lợi của bên thuê với tư cách là người tiêu dùng, pháp luật cho thuê tài chính của Việt Nam có một số điều khoản nhằm bào vệ người tiêu dùng, ví dụ, điều khoản quy đinh giới hạn về lãi suất cho thuê tài chính. Công ti cho thuê tài chính không được áp đặt lãi suất quá cao mà phải dựa trên cơ sở mức lãi suất cho vay cơ bản và biên độ do Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định (trường hợp cho thuê bằng nội tệ); hoặc dựa trên lãi suất thị trường quốc tể và cung cầu vốn tín dụng bằng ngoại tệ ở trong nước và các chi phí-khác có liên quan (trường hợp cho thuê bằng ngoại tệ). Quy định này giúp bên thuê không bị bên cho thuê áp dụng lãi suất quá cao.

Pháp luật cho thuê tài chính của nước ta không quy định kí thuê là các tổ chức cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính, còn bên thuê là các tổ chức và cá nhân có nhu cầu thuê tài sản cho mục đích kinh doanh và sinh hoạt. Ở Việt Nam trước đây, chỉ có các công ti cho thuê tài chính được trực tiếp kinh doanh dịch vụ này. Hiện nay pháp luật cho phép công ti cho thuê tài chính và một số công ti tài chính thoả mãn những điều kiện luật định được trực tiếp cung ứng dịch vụ cho thuê tài chính, vì vậy, bên cho thuê thường là các công ti cho thuê tài chính và trong một số ít trường hợp là công ti tài chính. Bên thuê trước đây gồm các tổ chức và cá nhân hoạt động tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Trong khi ờ các nước cho thuê tài chính được phép vươn tới phục vụ cho cả mục đích sinh hoạt và tổng khối lượng thu nhập từ cho thuê tài chính vì mục đích này chiếm tỉ trọng khá lớn trong toàn bộ thu nhập của ngành công nghiệp cho thuê tài chính, luật pháp Việt Nam trước đây không thừa nhận việc cho thuê tài chính phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Hiện nay, pháp luật quy định bên thuê gồm cả pháp nhân, cá nhân và các chủ thể dân sự khác trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình. Bằng quy định mới này, có thể thấy các nhà làm luật đã dần tiếp thu chụẩn mực điều chỉnh bằng pháp luật đối với giao dịch cho thuê tài chính của các nước phát triển trên thế giới.

Đối tượng của hợp đồng cho thuê tài chính là tài sản. Tài sản trong cho thuê tài chính thường có giá trị lớn và có thời hạn sử dụng lâu dài. Các tài sản này có thể là máy móc, thiết bị, phương tiện vân chuyển và các động sản khác.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật ngân hàng, hoạt động ngân hàng về hoạt động cho thuê tài chính, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng trực tuyến. Đội ngũ luật sư luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật ngân hàng - Công ty luật Minh Khuê