1. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 08/8/1967 tại Băng-cốc, Thái Lan với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984, ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Đa-rút-xa-lam. Ngày28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1999 ASEAN kết nạp Lào và Mi-an-ma. Ngày 30/4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn thành giấc mơ về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of South East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines, nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali năm 1976, ASEAN xúc tiến chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các nỗ lực đều đi đến bế tắc vào giữa thập niên 1980. Phải đợi đến năm 1991, khi Thái Lan đề xuất thành lập khu vực thương mại tự do, thì Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN mới hình thành. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để tăng cường hợp tác. Tính đến năm 1999, ASEAN gồm có 10 quốc gia thành viên (trừ Đông Timor và Papua New Guinea chưa kết nạp, hiện đang giữ vai trò quan sát viên).

Mục tiêu của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Tuyên bố ASEAN (hay còn gọi là Tuyên bố Băng-cốc) năm 1967 nêu rõ mục tiêu và mục đích của ASEAN như sau:

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua những sáng kiến chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm củng cố nền tảng cho một cộng đồng thịnh vượng và hòa bình của các quốc gia Đông Nam Á.

- Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua tôn trọng công lývà pháp quyền trong mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc;

- Thúc đẩy hợp tác tích cực và hỗ trợ lẫn nhau về các vấn đề cùng quan tâm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, kỹ thuật, khoa học và hành chính;

- Hỗ trợ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính;

- Hợp tác hiệu quả hơn nhằm sử dụng tốt hơn ngành nông nghiệp và công nghiệp mở rộng thương mại, bao gồm việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thương mại hàng hóa quốc tế, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân;

- Thúc đẩy nghiên cứu về Đông Nam Á; và

- Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự, và tìm kiếm các phương thức để có thể hợp tác chặt chẽ hơn gữa các tổ chức này.

Hiến chương ASEAN, văn kiện pháp lý quan trọng của ASEAN năm 2008 đã khẳng định lại các mục tiêu cơ bản trên, đồng thời bổ sung thêm 15 mục tiêu.

Hiện nay, tổ chức này gồm 10 quốc gia thành viên và chúng tôi liệt kê theo ngày gia nhập như sau:

- Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967):

Cộng hoà Indonesia

Liên bang Malaysia

Cộng hoà Philippines

Cộng hòa Singapore

Vương quốc Thái Lan

- Các quốc gia gia nhập sau:

Vương quốc Brunei (ngày 8 tháng 1 năm 1984)

Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995)

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997)

Cộng Hòa Liên bang Myanmar (ngày 23 tháng 7 năm 1997)

Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999)

- Quan sát viên và ứng cử viên:

Papua New Guinea: quan sát viên của ASEAN.

Cộng hoà dân chủ Đông Timor: ứng cử viên của ASEAN.

2. Khái quát hóa về chính sách pháp luật Việt Nam trong ASEAN

Chính sách được hiểu là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết định và đạt được các kết quả hợp lý. Một chính sách là một tuyên bố về ý định, và được thực hiện như một thủ tục hoặc giao thức. Các chính sách thường được cơ quan quản trị thông qua trong một tổ chức. Chính sách có thể hỗ trợ cả việc đưa ra quyết định chủ quan và khách quan. Các chính sách hỗ trợ trong việc ra quyết định chủ quan thường hỗ trợ quản lý cấp cao với các quyết định phải dựa trên thành tích tương đối của một số yếu tố và do đó thường khó kiểm tra khách quan, ví dụ: chính sách cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Các chính sách tương phản để hỗ trợ việc ra quyết định khách quan thường hoạt động trong tự nhiên và có thể được kiểm tra khách quan, ví dụ: chính sách mật khẩu.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.

Chính sách pháp luật quốc tế, với tư cách là một loại chính sách pháp luật, là hoạt động có cơ sở khoa học, nhất quán và hệ thống của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế phi nhà nước hướng đến việc hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật quốc tế nhằm mục tiêu bảo đảm các quyền và tự do của cá nhân phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, củng cố chủ quyền quốc gia và đưa các lợi ích quốc gia vào đời sống quốc tế.

Về chính sách pháp luật của Việt Nam trong không gian cộng đồng ASEAN là chính sách pháp luật quốc tế trong khu vực. Do đó, cần nghiên cứu để xây dựng quan niệm tổng thể về chính sách pháp luật của Việt Nam trong không gian cộng đồng ASEAN. Việc xây dựng quan niệm này cần phải xuất phát và dựa vào việc bảo đảm các lợi ích mang tính chiến lựợc trong liên kết, kết nối các quốc gia là các thành viên của cộng đồng ASEAN thành một khối thống nhất.

Việc xây dựng và phát triển cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột chính là: bảo đảm an ninh chung; hình thành và phát triêh cộng đồng kinh tế; xây dựng và phát triển cộng đồng văn hóa, xã hội.

Cộng đồng ASEAN nói chung, các quốc gia thành viên cộng đồng ASEAN nói riêng cần có những bước đi mạnh mẽ hơn nữa trong lĩnh vực pháp luật theo hướng xây dựng môi trường, điều kiện pháp lý đầy đủ, toàn diện hơn nữa đê’ mở rộng sự hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực khác nhau của hoạt động sống trong cộng đồng.

3. Vấn đề cần quan tâm của cộng đồng ASEAN

Đồng thời, ở mức độ khái quát nhất, các quốc gia thành viên thuộc cộng đồng cũng cần phải nỗ lực để xác định mô hình liên kết vói những mức độ và tốc độ khác nhau.

Thiết nghĩ rằng, các nước thuộc cộng dồng ASEAN chưa khai thác và thực hiện hết các tiềm năng của mình. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là do cộng đồng chưa có chính sách pháp luật thống nhất trong lĩnh vực này. Do vậy, các chủ thể của cộng đồng ASEAN cần tiến hành xây dựng một cách tích cực chính sách pháp luật chung và tổ chức thực hiện chính sách đó.

Hiện nay, những vấn đề cơ bản được ưu tiên hàng đầu của cộng đồng ASEAN chủ yếu chỉ tập trung đến những vấn đề kinh tế. Thiết nghĩ rằng, điều đó hoàn toàn không đúng, không đầy đủ, không toàn diện. Không: gian kinh tế thống nhất chi có thể được .thực hiện dựa trên cợ sở các quỵ tắc pháp, lý thống nhất, tức là dựa trên cơ sở, không gian pháp luật công đồng thống nhất.

Ví dụ chứng minh không nên giải quyết một loạt vấn đề kinh tế, trọng đó có những vẩn đề liênquan đến sở hữu mà chi dựa trên cặc đạo luật quốc gia. Cần phải có các quỵ định chung của cộng đồng ASEAN về những vấn đề như vậy. Do vậy, cũng nên giải quyết những vấn đề khác dựa trên các quy định pháp luật chụng của cộng đồng.

Để củng cố và phát triển cộng đồng ASEAN theo các mục tiêu đã được thống nhất cần phải xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật của cộng đồng. Quan niệm tổng thể về chính sách pháp luật liên kết cộng đồng ASEAN cần phải chứa đựng các quy định về các mục tiêu, các nguyên tắc, cầc định hướng phát triển hệ thống pháp luật của cộng đồng. Điều có ý nghĩa quan trọng là làm sao dể mức độ điều chỉnh pháp luật phu hợp với trình độ phát triển của các quan hệ xã hội hiện thực. Nhưng mặt khác, cần phầỉ hiểu rằng, khong chi can cỏ từ duy về hệ thống pháp luật cửa cộng đồng mà còn phải cân nhắc các hiện thực pháp lý đang tồn tại ở các quốc già thàrih viên. Cần phải cần nhắc cả trình độ và chất lượng của đòi sống pháp luật ở từng quốc gia thành viên.

Quan niệm về chính sách pháp luật của cộng đồng ASEAN sẽ tạo điều kiện cho việc làm xích lại gần nhau hơn các văn bản quy phạm pháp luật, hình thành nên hệ thống các thuật ngữ và khái niệm thống nhất, ý thức pháp luật và văn hóa pháp luật tương: ứng. Quan niệm về chính sách pháp; luật đó cũng, cần bao hàm cả việc giám sát, theo dõi sự phát triển pháp luật của các quốc gia thành viên.

4. Nhiệm vụ chính sách pháp luật của cộng đồng ASEAN

Hệ thống các ưu tiên của chính sách pháp luật của cộng đồng ASEAN bao gồm các nhiệm vụ sau đây:

- Bảo hộ và bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của cá nhân phù hợp với các nguyên tắc và các quy phạm đã được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế, xây dựng các điều kiện để bảo đảm cuộc sống xứng đáng và sự phát triển tự do của con người;

- Tạo lập cơ sở pháp luật cho không gian kinh tế thống nhất của cộng đồng, bảo đảm về mặt pháp luật cho phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia thành viên dựa trên sự liên kết các tiềm năng vật chất và trí tuệ của các quốc gia thành viên và sử dụng các cơ chế thị trường để vận hành kinh tế;

- Hình thành hệ thống pháp luật chung của cộng đồng;

- Củng cố và phát triển nhà nước pháp quyền, dân chủ ở mỗi nước;

- Thúc đẩy phát triển các thiết chế phi nhà nước.

5. Kết thúc vấn đề

Như vậy, cần tiến hành liên kết chặt chẽ hơn từ các quan điểm pháp luật, bởi vì, chỉ các nguồn lực pháp luật mới thúc đẩy nhanh quá trình liên kết sâu sắc của cộng đồng. Vì vậy, chính sách pháp luật trong lĩnh vực đó là hình thức ưu tiên hàng đầu của chính sách và là định hướng cơ bản để củng cố và phát triển cộng đồng ASEAN.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.