Em nghe vậy em sợ bị về nước em và đã bỏ trốn ra ngoài, vì em biết khả năng tiếng Nhật cuả em rất kém và khi đó nợ nần ở việt nam em còn nhiều nên em không dám ở lại công ty. Em ra ngoài được 1 năm thì em bị bắt về nuớc. Khi em đi Công ty môi giới ở việt nam bắt em thế chấp 1 sổ đỏ đất trị giá là 2 trăm triệu, giờ công ty bắt em phải đền hợp đồng là 40 triệu, giờ em không có tiền để đền, giờ em phải làm thế nào?
Em xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: Nguyễn Thị V-A-T
>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Luât Minh Khuê, căn cứ vào các thông tin bạn cung cấp xin tư vấn như sau:
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC của Bộ lao động, Thương binh và Xã hội-Bộ tài chính: Quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thì tu nghiệp sinh lao động nước ngoài phải nộp 2 loại tiền môi giới và tiền dịch vụ.
Về tiền dịch vụ được quy định tại Mục III thông tư như sau:
"2. Mức tiền dịch vụ
a) Mức trần tiền dịch vụ: Người lao động nộp tiền dịch vụ cho doanh nghiệp không quá một tháng tiền lương (hoặc tiền trợ cấp tu nghiệp) theo hợp đồng cho một năm làm việc; riêng sỹ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển không quá một tháng rưỡi tiền lương theo hợp đồng cho một năm làm việc. Tổng mức tiền dịch vụ tối đa không quá ba tháng lương theo hợp đồng/người/hợp đồng;
b) Mức tiền dịch vụ phải được ghi rõ trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký kết giữa doanh nghiệp và người lao động;
c) Tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền dịch vụ là tiền lương cơ bản không bao gồm: tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác. Riêng đối với sĩ quan, thuyền viên tàu vận tải biển, tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền dịch vụ là tiền lương bao gồm lương cơ bản và lương phép.
3. Cách thức thu nộp và hoàn trả tiền dịch vụ
a) Doanh nghiệp thoả thuận với người lao động để thu tiền dịch vụ một lần trước khi người lao động xuất cảnh hoặc thu nhiều lần trong quá trình thực hiện hợp đồng;
b) Trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp chỉ được thu tiền dịch vụ theo thời gian (số tháng) thực tế người lao động làm việc ở nước ngoài;
c) Trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật nước đến làm việc mà phải về nước trước hạn hoặc tự ý bỏ hợp đồng ở lại bất hợp pháp thì doanh nghiệp được thu tiền dịch vụ của người lao động theo thời hạn hợp đồng đã ký."
Theo đó trong trường hợp của bạn, bạn đã tự ý bỏ hợp đồng ở lại bất hợp pháp thì Công ty môi giới ở VIệt Nam có quyền thu tiền dịch của bạn theo thời hạn hợp đồng mà bạn đã ký trước đó. Như vậy nếu như bạn chưa nộp hết tiền dịch vụ thì bạn phải trả đầy đủ cho Công ty môi giới đầy đủ số tiền đó.
Ngoài ra khi vi phạm hợp đồng bạn còn bị mất một khoản tiền kí quỹ mà bạn và người lao động đã thỏa thuận theo quy tại Điều 23 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 theo hợp đồng như sau:
"Điều 23. Tiền ký quỹ của người lao động
1. Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc ký quỹ theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này để bảo đảm việc thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2. Người lao động trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp dịch vụ nộp tiền ký quỹ vào tài khoản riêng được doanh nghiệp mở tại ngân hàng thương mại để giữ tiền ký quỹ của người lao động.
3. Tiền ký quỹ của người lao động được hoàn trả cả gốc và lãi cho người lao động khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp; khi sử dụng tiền ký quỹ để bù đắp thiệt hại, nếu tiền ký quỹ không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung, nếu còn thừa thì phải trả lại cho người lao động.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thoả thuận với người lao động về việc nộp tiền ký quỹ; quy định thống nhất trong phạm vi cả nước mức trần tiền ký quỹ của người lao động phù hợp với từng thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thoả thuận với người lao động về việc nộp tiền ký quỹ; chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao động."
Như vậy quy định của pháp luật hiện hành không có quy định về việc người lao động phải thế chấp tài sản để đảm việc thực hiện hợp đông đối với Công ty môi giới, nhưng chỉ là không có quy định chứ không phải là cấm không được yêu cầu người lao động thế chấp tài sản, theo đó đây là vấn đề do bạn và công ty môi giới tự thỏa thuận, và bạn đã đồng ý với yêu cầu đó của công ty môi giới thì bây giờ khi vi phạm hợp đồng, công ty hoàn toàn có quyền yêu cầu bạn bồi thường thiệt hại theo mức mà hai bên đã thỏa thuận. Bạn phải đối chiếu với hợp đồng mà bạn đã kí với công ty môi giới để xác định xem mức bồi thường mà công ty môi giới đưa ra có đúng không.
Mọi vướng mắc có thể đặt câu hỏi: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email hoặc trao đổi trực tiếp với luật sư qua số: 19006162. Xem thêm: Quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng lao động mới nhất hiện nay?