1. Quy định chung về tuyên bố một người mất tích
Khi một người biệt tích đã hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.
Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng của người bị mất tích. Nếu không xác định được ngày đó, thì thời hạn được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo. Nếu không xác định ngày, tháng thì thời hạn được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo.
Khi một người bị coi là mất tích, việc quản lý tài sản của người bị mất tích tại nơi cư trú được giao cho những người thân thích. Trong trường hợp những người thân thích không cử được người quản Iý hoặc không có ngưòi thân thích, thì Toà án chỉ định một người khác quản lý tài sản. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có tài sản của người bị mất tích thực hiện sự giám sát việc quản lí tài sản của người bị mất tích đó.
Cá nhân sinh ra không chỉ trở thành một thực thể xã hội mà đồng thời là một thực thể pháp lý. Sự tồn tại của cá nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự đem lại cho các cá nhân những quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định. Đồng thời, sự tồn tại của cá nhân bao giờ cũng nằm trong mối quan hệ, liên quan tới nhiều cá nhân khác trong cộng đồng xã hội. Đồng nghĩa với việc đó, khi thiếu vắng sự hiện diện của họ sẽ làm ảnh hưởng, thậm chí thay đổi quá trình tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội mà họ tham gia. Sự tồn tại của cá nhân có ý nghĩa đối với quyền và nghĩa vụ của bản thân cá nhân đó. Vì vậy, trong Bộ luật Dân sự Việt Nam đã ghi nhận chế định về việc tuyên bố mất tích và tuyên bố chết đối với một cá nhân. Đây trở thành một chế định đặc biệt của luật dân sự.
Mất tích thường được quan niệm là “không còn thấy tung tích đâu nữa, cũng không rõ còn hay chết”. Có thể hiểu mất tích là tình trạng của một cá nhân vắng mặt liên tục trong một thời gian dài mà không rõ họ còn sống hay đã chết do không có tin tức gì liên quan đến cá nhân đó. Một cá nhân chỉ được coi là mất tích khi có tuyên bố mất tích do Tòa án đưa ra.
Chế định tuyên bố một người mất tích là một chế định quan trọng về quyền nhân thân của cá nhân đã đứợc quy định tại mục 5 Chương III, từ Điều 68 đến Điểu 70 Bộ luật dân sự năm 2015 nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người mất tích đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích của các ngưòi khác có liên quan đến người mất tích. Tại Chương XXIII, từ Điểu 387 đến Điều 390 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đã quy định thủ tục tố tụng khi giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
Trong thực tiễn giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích, có Toà án giải quyết thành một vụ việc độc lập, sau đó mới giải quyết các quan hệ pháp luật khác có liên quan, nhưng cũng có những Toà án giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích trong cùng một vụ án tranh chấp dân sự thừa kê' hoặc trong vụ án ly hôn. Tuy nhiên, đến nay Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đã căn cứ vào tính chất có xung đột giữa các đương sự về quyền và lợi ích để phân chia thành vụ án dân sự hay việc dân sự với những thủ tục tố tụng khác nhau, vì vậy từ ngày 01-01-2005 trở đi, các Toà án không được giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích trong cùng một vụ án tranh chấp di sản thừa kế hay vụ án một bên xin ly hồn. Nếu làm như vậy sẽ bị coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Vì việc dân sự với vụ án dân sự có thủ tục tố tụng khác nhau.
2. Những yếu tố cần xem xét khi có đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất tích
a) Đối tượng có quyền yêu cầu tuyên bố một người mất tích:
Không phải ai cũng có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất tích mà theo quy định của pháp luật thì chỉ người có quyền, lợi ích liên quan mới có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất tích, những người đó có thể là vợ hoặc chồng của người bị coi là mất tích, các thừa kế của họ, V.V.. Vì vậy, khi nhận được đơn yêu cầu tuyên bố mất tích, thẩm phán phải kiểm tra xem họ có thuộc đôì tượng có quyển đó hay không?
b) Người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sông hoặc đã chết. Yếu tố thời gian là một điều kiện bắt buộc, nếu không thoả mãn yếu tố thời gian “đã biệt tích hai năm liền trỏ lên mà không có tin tức” thì không phải loại việc này.
3. Thủ tục yêu cầu tuyên bố một người là mất tích
Người yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất tíchphải làm đơn có đủ cậc nội dung qụy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.
Kèm theõ đơn yêu cầu là các tài liệu, chứng cứ chứng minh là người yêu cầu đã áp dụng đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm người bị coi là mất tích nhưng không thu được thông tin gì mới, đồng thời xuất trinh các chứng cứ chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích hai năm liền trở lên
Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuốỉ cùng về người đó, nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn hai năm được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo khồng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuốỉ cùng.
Trong trưồng hợp trước đó đã có quyết định của Toà án thông báo tìm kiếm ngưồi vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đố. Nếu quyết định này đã diễn ra từ lâú thì chỉ có giá trị tham khảo. Ví dụ: năm 2000, Toà án đã có quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, thì có thể năm 2002, họ đã từng trở về, nay đương sự xuất trình quyết định từ năm 2000 mấ Toà án lấy đó làm căn cứ để giải quyết, không có sự kiểm tra, xác minh sẽ dễ phạm sai lầm.
4. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu và thời hạn mở phiên họp xét đơn yêu cầu
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Toà án phải ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.
Nội dung thông báo tìm kiếm người mất tích được thực hiện theo quy định tại Điều 384 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.
Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải được đăng trên báo hằng ngày của Trung ương trong ba sô' liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình Trung ương ba lần trong ba ngày liên tiếp.
Chi phí cho việc đăng, phát thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú do người yêu cầu chịu.
Thồi hạn thông báo là bốn tháng kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đồu tiên.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn công bố thông báo, Toà án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
Như vậy, kể từ khi thụ lý đến khi mỏ phiên họp xét đơn yêu cầu tuỵên bố một người mất tích tôi đa là khoảng trên 5 tháng.
Tại khoản 3 Điều 388 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành có quy định: “Trong thời hạn công bố thông báo, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Toà án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích”. Trong trường hợp này, thì kể từ sau khi thụ lý cho đến khi phiên họp đang tiến hành, nếu người yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất tích rút đơn yêu cầu, thì đều phải ra quyết định đình chỉ giải quyết việc xét đơn yêu cầu. Nếu người bị coi là mất tích trở về nhưng người có đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất tích không rút đơn yêu cầu hoặc ngưòi mất tích trỏ về không có yêu cầu Toà án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Toà án vẫn phải mỏ phiên họp và tuyên bố không chấp nhận đơn yêu cầu.
Trong trường hợp Toà án chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định tuyên bố mất tích, trường hợp có yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được Toà án chấp nhận thì trong quyết định Toà án cần phải ghi rõ áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định tại Điều 69 Bộ luật dân sự năm 2015.
5. Thủ tục huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích
a) Điều kiện để huỷ bỏ quyết định:
- Khi người bị tuyên bố mất tích trỏ về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống.
- Có đơn yêu cầu Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích do người bị coi là mất tích hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu.
- Đơn yêu cầu Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là mất tích phải có đủ nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 Độ luật tố tụng dân sự hiện hành.
Kèm theo đơn là các chứng cứ chứng minh người bị tuyên bố mất tích đã trở về hoặc chứng minh là người đó còn sống.
b) Thời hạn mở phiên họp xét đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một ngưòi mất tích:
- Trong thồi hạn 15 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích, Toà án phải mỏ phiên họp xét đơn yêu cầu.
- Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu.
- Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích, trong đó phải quyết định cả hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích như:
+ Được nhận lại tài sản do ngưòi quản lý tài sản chuyển giao, và trả chi phí quản lý cho người quản lý tài sản (nếu có) và họ có yêu cầu.
+ Nếu vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn, thì quyết định ly hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.