1. Người không phải chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản 

Quyền định đoạt tài sản thuộc về chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không phải chủ sở hữu những vẫn có quyền định đoạt tài sản. Tại Điều 195 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

Điều 195. Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu

Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

Như vậy, khi một chủ thể không phải chủ sở hữu nhưng lại có quyền định đoạt đối với tài sản khi có căn cứ:

– Theo sự ủy quyền định đoạt của chủ sở hữu.

– Theo quy định của pháp luật. Theo đó thì Những người không phải chủ sở hữu theo quy định thì có quyền định đoạt tài sản theo quy định của pháp luật. Như vậy đối với các trường hợp thì các cơ quan thi hành án có quyền ký hợp đồng thuê bán đấu giá tài sản theo quy định các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những tài sản vi phạm quy định của pháp luật để sung công quỹ, đối với bên giữ tài sản có quyền bán tài sản nếu những tài sản đó có nguy cơ hư hỏng, mất giá trị nếu không được xử lý ngay…theo quy định

2. Điều kiện thực hiện quyền định đoạt tài sản

Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.

Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu

Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu

Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

3. Một số quy định chung về quyền định đoạt 

Các chủ thể đều có quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Đối với các chủ sở hữu tài sản họ đều có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản đó. Ba quyền năng cụ thể này tạo thành một thể thống nhất trong nội dung của quyền sở hữu và có mối liên quan mật thiết với nhau tuy nhiên mỗi quyền năng lại mang một ý nghĩa khác nhau. Đối với quyền chiếm hữu là tiền đề quan trọng cho hai quyền kia nhưng quyền sử dụng lại có ý nghĩa thiết thực, vì chỉ có thông qua quyền năng này chủ sở hữu mói khai thác được lợi ích, công dụng của tài sản đó để thoả mãn các nhu cầu cho mình, còn quyền định đoạt lại có mục đích xác định ý nghĩa pháp lí quan trọng nhất của chủ sở hữu đối với tài sản.

Theo Điều 192 Bộ luật dân sự 2015 đã đưa ra quy định như sau: Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Như vậy, quyền định đoạt là quyền năng của chủ sở hữu để quyết định về số phận của vật. Chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt biểu hiện ở hai góc độ sau đây:

– Định đoạt về số phận thực tế của vật (tức là làm cho vật không còn trong thực tế nữa như: Tiêu dùng hết, huỷ bỏ hoặc từ bỏ quyền sở hữu.

– Định đoạt về số phận pháp lí của vật là việc làm chuyển giao quyền sở hữu đối với cật từ người này sang người khác. Thông thường định đoạt về số phận pháp lý của vật phải thông qua các giao dịch phù hợp với ý chí của chủ sở hữu như bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, thừa kế… thông qua việc định đoạt mà chủ sở hữu có thể chuyển quyền chiếm hữu tạm thời (trong hợp đồng gửi giữ); quyền chiếm hữu và quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian xác định hoặc chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu cho người khác bằng hợp đồng bán, đổi, cho tài sản đó.

Cần lưu ý rằng, đối với việc một người thực hiện quyền định đoạt đối với vật sẽ làm chấm dứt hoặc thay đổi các quan hệ pháp luật liên quan đến vật đó trong thực tiễn.. 

Ta nhận thấy, về cơ bản, định đoạt là chiếm hữu và sử dụng chúng ta thấy rằng trong việc định đoạt số phận thực tế của vật đó, chủ sở hữu chỉ cần thông qua hành vi của mình tác động trực tiếp đến vật. Trong việc định đoạt về số phận pháp lí của chủ sở hữu cần phải thiết lập với chủ thể khác một quan hệ pháp luật dân sự. Đối với quyền định đoạt, pháp luật dân sự đã quy định: Người định đoạt tài sản phải là người có năng lực hành vi. Ta có thể hiểu như sau, người có quyền định đoạt đối với tài sản cần phải có đầy đủ tư cách chủ thể. Trong những trường hợp tài sản ít giá trị thì việc thực hiện quyền định đoạt có thể bằng phương thức đơn giản như: Thoả thuận miệng, chuyển giao ngay tài sản… nhưng trong những trường hợp pháp luật có quy định về trình tự thủ tục thì phải tuân theo những quy định cụ thể của pháp luật.

Trong thực tế có những trường hợp tuy các chủ thể không phải là chủ sở hữu, chủ sở hữu cũng không thực hiện việc uỷ quyền cho các chủ thể này, việc định đoạt có thể không theo ý chỉ của chủ sở hữu nhưng theo quy định của pháp luật những người đó vẫn có quyền định đoạt. Cụ thể đó là việc cơ quan, tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật, chấp hành viên kí hợp đồng bán đấu giá để thi hành án; hiệu cầm đồ được quyền bán tài sản nếu hết thời hạn đã thoả thuận mà người vay không trả được tiền vay.

4. Quyền lựa chọn giao dịch bảo đảm

Các bên tham gia biện pháp bảo đảm gồm bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, người có nghĩa vụ được bảo đảm và người thứ ba. Các bên tham gia biện pháp bảo đảm được pháp luật xác định cụ thể như sau:

Bên bảo đảm, bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên mua trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên bảo lãnh, tổ chức chính trị - xã hội ỗ cơ sở trong trường hợp tín chấp, bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ;

Bên nhận bảo đảm bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên có quyền trong ký quỹ, bên bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng trong trường hợp tín chấp, bên có quyền trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ;

Người có nghĩa vụ được bảo đảm là người mà nghĩa vụ của họ được bảo đảm thực hiện thông qua biện pháp bảo đảm. Người có nghĩa vụ được bảo đảm có thể đồng thời hoặc không đồng thời là bên bảo đảm.

Ngoài ra, còn có người thứ ba, không tham gia biện pháp bảo đảm, mà chỉ là người có quyền, nghĩa vụ liên quan.

Ví dụ về biện pháp đảm bảo

Ví dụ, khi ký hợp đồng thuê xe ô tô thì có thể áp dụng các biện pháp bảo đảm là cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ và bảo lãnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì chỉ được quyền lựa chọn hạn chế.

Ví dụ, nếu ký hợp đồng thuê nhà, thì lại không được phép dùng biện pháp ký cược, vì các Bộ luật Dân sự quy định ký cược chỉ áp dụng đối với giao dịch thuê động sản. Hoặc khi có tài sản là một chiếc đồng hồ thì có thể dùng để cầm cố, thế chấp, đặt cọc hoặc ký cược, nhưng không thể ký quỹ được, vì chỉ có thể dùng tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá để ký quỹ theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Việc tham gia giao dịch bảo đảm là quyền dân sự của các chủ thể là cá nhân và pháp nhân. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, cũng giống như đối với các quyền dân sự khác, quyền lựa chọn biện pháp bảo đảm chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe của cộng đồng Hay nói cách khác, quyền của cá nhân và pháp nhân chỉ bị cấm đoán, ngăn cản hoặc hạn chê nói chung theo quy định của các đạo luật, mà không thể bị hạn chế theo các quy định của văn bản dưới luật (từ pháp lệnh trở xuống) như trước đây.

Hơn thế nữa, kể cả trường hợp quyền dân sự bị hạn chế theo luật, thì cũng phải có ít nhất 1 trong 4 lý do về “quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” kể trên. Đây không chỉ là một nội dung mới theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, mà còn là một nguyên tắc Hiến định, nên cá nhân và pháp nhân hoàn toàn có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nưốc cũng như các chủ thể liên quan thực hiện đúng luật.

Riêng đối với doanh nghiệp, phải thực hiện một cách chặt chẽ nhất về thủ tục và thẩm quyền thông qua đối với việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để bảo đảm an toàn pháp lý, tránh việc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý và người đại diện theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Vì không có nguyên tắc xây dựng nên các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự đã liên tục bị thay đổi, mâu thuẫn và có sự lẫn lộn. Chẳng hạn, cùng là động sản gần giông nhau nhưng tàu bay thì có thể cầm cố và thế chấp, trong khi tàu biển thì lại chỉ có thể thế chấp.

Trong một thời gian dài, không có quy đỉnh về việc các chủ thể tham gia quan hệ dân sự có được phép lựa chọn biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự khác ngoài 9 biện pháp được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 hay không. Chẳng hạn như không được chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản có thời hạn (repo) để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ. Biện pháp này, trong Bộ luật Dân sự được quy định là một trường hợp đặc biệt của hợp đồng mua bán tài sản, mà bản chất là việc mua lại tài sản đã bán1. Toà dân sự, Toà án nhân dân tối cao đã có một bản án giám đốc thẩm không chấp nhận việc sử dụng biện pháp chuyển quyền sở hữu nhà ỗ để bảo đảm cho nghĩa vụ trả tiền theo hợp đồng vay tiền.

Toà án cũng thưòng không chấp nhận đối với cả trường hợp gọi đúng tên biện pháp bảo đảm nhưng nội dung lại trái vói quy định của Bộ luật Dân sự. Ví dụ như không được cầm cố để bảo đảm nghĩa vụ ký kết hợp đồng xây dựng, mà phải đặt cọc; hay không được ký cược để bảo đảm nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán tài sản, vì ký cược chỉ để bảo đảm cho nghĩa vụ thuê tài sản.

Việc không chấp nhận các bên giao dịch áp dụng một biện pháp bảo đảm khác dù không vi phạm đỉều cấm của pháp luật là cứng nhắc, không hợp lý. Trên thực tế, thỏa thuận sau đây không thuộc biện pháp bảo đảm nào theo quy định của ba Bộ luật Dân sự năm 1995, 2005 và 2015, nhưng hoàn toàn có thể coi là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự.

Sự khác nhau giữ lý thuyết và trên thực tế, Toà án cũng vẫn chấp nhận việc sử dụng từ ngữ không đúng với luật định, nhưng phù hợp với bản chất của biện pháp bảo đảm. Ví dụ như Quyết định số 21/2003/HĐTP-DS ngày 23/6/2003 về vụ án “Tranh chấp hợp đồng hùn vốn kinh doanh”, trong đó các bên có thỏa thuận về một số khoản tiền thế chân (không có trong các Bộ luật Dân sự) để bảo đảm thực hiện hợp đồng thuê bất động sản, đã được Hội đồng thẩm phán, Toà án nhân dân tối cao xác định là khoản tiền đặt cọc. Hay Bản án số 1085/2006/DS-PT ngày 26/10/2006 của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thừa nhận việc xử lý khoản tiền ký cược trong một hợp đồng thuê nhà (không đúng với quy định ký cược chỉ để thuê động sản của các Bộ luật Dân sự) là khoản tiền đặt cọc. Hoặc khoản tiền thế chân mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng mượn tài sản đã được Quyết định số 244/2007/DS-GĐT ngày 29/8/2007 của Toà dân sự, Toà án nhân dân tối cao xác định là tiền đặt cọc khi xét xử ỏ cấp giám đốc thẩm.

5. Pháp luật đã giải quyết vướng mắc trên bằng hai quy định sau

Các trường hợp các bên trong quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thỏa thuận khác với quy định tại Nghị định này mà phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, không vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, không vi phạm giới hạn việc thực hiện quyền dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên;

Các trường hợp thỏa thuận có nội dung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng các bên không xác định rõ hoặc xác định không chính xác tên biện pháp bảo đảm mà nội dung thỏa thuận phù hợp với biện pháp bảo đảm quy định tại Bộ luật Dân sự thì áp dụng quy định về biện pháp bảo đảm tương ứng với nội dung thỏa thuận này.