Mục lục bài viết
1. Thủ tục và thuế nhập khẩu mỹ phẩm về Việt Nam kinh doanh ?
Khi tiến hành nhập khẩu mỹ phẩm, cần lưu ý những quy định cơ bản theo quy định của pháp luật về thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm, thuế nhập khẩu mỹ phẩm, công bố mỹ phẩm, cụ thể:
- Về chính sách mặt hàng:
Căn cứ theo Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thương mại, mỹ phẩm là mặt hàng không thuộc diện cấm nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, mặt hàng mỹ phẩm là mặt hàng nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ y tế.
Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định: Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường. (Khoản 1 Điều 3).
Số tiếp nhận phiếu công bố được thực hiện trước khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam.
Thủ tục xin cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm, mời quý khách xem bài viết: Thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu ?
Ngoài ra, các yêu cầu liên quan đến hồ sơ thông tin sản phẩm; yêu cầu về an toàn sản phẩm; ghi nhãn mỹ phẩm; quảng cáo mỹ phẩm; xuất khẩu, nhập khẩu mỹ phẩm; lấy mẫu mỹ phẩm để kiểm tra chất lượng thực hiện theo quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm.
- Về chính sách thuế:
+ Thuế nhập khẩu:
Mặt hàng mỹ phẩm nhập khẩu thuộc phân nhóm 3304 trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo mặt hàng danh mục chịu thuế (Ban hành kèm theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/01/2018), cụ thể:
33.04
Mỹ phẩm hoặc các chế phẩm để trang điểm và các chế phẩm dưỡng da (trừ dược phẩm), kể cả các chế phẩm chống nắng hoặc bắt nắng; các chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân.
3304.10.00
- Chế phẩm trang điểm môi
20
3304.20.00
- Chế phẩm trang điểm mắt
22
3304.30.00
- Chế phẩm dùng cho móng tay và móng chân
22
- Loại khác:
3304.91.00
- - Phấn, đã hoặc chưa nén
22
3304.99
- - Loại khác:
3304.99.20
- - - Kem ngăn ngừa mụn trứng cá
10
3304.99.30
- - - Kem và dung dịch (lotion) bôi mặt hoặc bôi da khác
20
3304.99.90
- - - Loại khác
20
Ngoài ra, tùy vào quốc gia/vùng lãnh thổ mà quý khách nhập khẩu mỹ phẩm để áp thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định thương mại hàng hóa mà Việt Nam tham gia hoặc là thành viên.
Số tiền thuế nhập khẩu phải nộp
=
Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan
x
Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa
x
Thuế suất của từng mặt hàng
+ Về thuế GTGT hàng nhập khẩu: Theo quy định tại Thông tư 83/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo danh mục hàng hóa nhập khẩu thì các mặt hàng trong phân nhóm 3304 chịu thuế suất thuế GTGT là 10%.
Số tiền thuế GTGT phải nộp = (Giá nhập khẩu của lô hàng + thuế nhập khẩu) x 10%
- Về khai hải quan:
Hồ sơ khai hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, bao gồm:
+ Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu
+ Hóa đơn thương mại (Commecial Invoice)
+ Vận đơn (B/L - Bill of Lading)
+ Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu còn hiệu lực
+ Tờ khai trị giá
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( C/O - Certificate of Origin) (Nếu có)
+ Hợp đồng ủy thác nhập khẩu (nếu ủy thác cho đơn vị khác tiến hành nhập khẩu).
Thời hạn nộp tờ khai hải quan: Việc nộp tờ khai hải quan nhập khẩu mỹ phẩm được thực hiện trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.
- Đăng ký tờ khai hải quan: Mỹ phẩm nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến;
- Thời hạn nộp thuế: Trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa
Các thủ tục liên quan đến tiếp nhận, xử lý, đăng ký, kiểm tra tờ khai hải quan, kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, giải phóng hàng hóa, thông quan,.. được thực hiện theo quy định tại thông tư 38/2015/TT-BTC.
Bạn đang theo dõi bài viết được biên tập trên trang web của Luật Minh Khuê. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn pháp luật từ các Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ hiệu quả và tối ưu nhất. Trân trọng./.
2. Tư vấn về nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam từ Pháp ?
Luật sư tư vấn pháp luật thuế gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi. Câu hỏi của bạn, Luật Minh Khuê xin trả lời như sau:
Nhập khẩu mỹ phẩm thì không cần phải xin giấy phép, nhưng phải làm thủ tục công bố mỹ phẩm với Cục quản lý dược. Đây là thủ tục khó khăn nhất trong khâu nhập khẩu mỹ phẩm nên chúng tôi sẽ tư vấn kỹ cho bạn cụ thể khâu này.
Sau khi có số tiếp nhận trên Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm, bạn có thể xuất trình cùng bộ hồ sơ để làm thủ tục hải quan
Cần lưu ý thông tin hàng hóa trên các chứng từ như Invoice, Packing List, tờ khai hải quan… cần thống nhất với nội dung trên Giấy công bố, như vậy sẽ giải quyết thủ tục nhanh hơn, nhàn hơn cho người đi làm và cho cả các bác hải quan nữa.
Công bố mỹ phẩm
Việc công bố này là bắt buộc nếu muốn làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam.
Hồ sơ công bố được quy định chi tiết trong Thông tư 06/2011/TT-BYT, bao gồm những giấy tờ sau:
- Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm: 02 bản (theo mẫu)
- Giấy Đăng ký kinh doanh: bản sao
- Giấy ủy quyền của nhà sản xuất: bản chính (hoặc sao) có hợp pháp hóa lãnh sự
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)
Mỗi sản phẩm mỹ phẩm phải được làm một Phiếu công bố riêng, có hiệu lực trong vòng 5 năm.
Nhiều trường hợp, một lô hàng khoảng 100 mục hàng, người nhập khẩu mỹ phẩm phải làm đủ 100 Phiếu công bố. Mỗi phiếu 5-7 trang giấy. Hồ sơ khá dày!
Như vậy, bạn cần phải quan tâm đến các loại giấy tờ mà phía công ty bên Pháp sẽ phải cung cấp khi thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm này như :
-Giấy Đăng ký kinh doanh: bản sao
-Giấy ủy quyền của nhà sản xuất (bên Pháp) : bản chính (hoặc sao) có hợp pháp hóa lãnh sự
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi. Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.
3. Thuế nhập khẩu mỹ phẩm, đồng hồ ?
Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Thuế, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
1, Việc nhập mỹ phẩm, đồng hồ về kinh doanh do bạn không nói rõ đó là những loại nào do đó chúng tôi chưa thể xác định chính xác bạn có được nhập khẩu về kinh doanh hay không, trong trường hợp này bạn có thể tham khảo quy định của Văn bản hợp nhất 19/VBHN-BCT và Nghị định số 187/2013/NĐ-CP về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế để xác định một cách chính xác.
2, Để có thể nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam em trai bạn sẽ phải thực hiện thủ tục khai hải quan, cụ thể hồ sơ khai hải quan bao gồm:
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
- Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
- Chứng từ vận tải
- Giấy phép nhập khẩu
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật (nếu có)
- Tờ khai trị giá
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
3. Đối với thuế suất của hàng nhập khẩu là mỹ phẩm, đồng hồ bạn chưa nói rõ cụ thể là những loại nào do đó bạn có thể căn cứ vào Nghị định 122/2016/NĐ-CP để có thể xác định một cách chính xác nhất.
>> Bài viết tham khảo thêm: Thuế nhập khẩu đối với hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh ?
Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
4. Nhập khẩu mỹ phẩm những không có hóa hóa đơn ?
Luật sư tư vấn pháp luật Thuế, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, Công ty Luật Minh Khuê đã nhận được thắc mắc của bạn, dựa vào thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:
Luật Minh khuê tư vấn pháp luật thuế trong hoạt động nhập khẩu mỹ phẩm cũng như việc chứng từ hóa đơn theo luật hiện hành:
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 Luật hải quan năm 2014 quy định chủ hàng hóa có nghĩa vụ " Khai hải quan và làm thủ tục hải quan theo quy định của Luật này;"
Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP Quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường :
"a) Trường hợp hàng hóa nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan khi vận chuyển phải có tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã được cơ quan Hải quan quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng;"
Căn cứ vào quy định trên, nếu công ty quý khách là chủ hàng hóa phải tiến hành khai hải quan theo quy định của Luật hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành, nếu doanh nghiệp quý khách không khai hải quan sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại nghị định 127/2013/NĐ-CP.
Khi doanh nghiệp nhập khẩu về phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại Mục 2, 3 chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu .
Trường hợp nếu bạn chỉ nhập khẩu số lượng ít hàng hóa, thuộc định mức hành lý miễn thuế theo quy định tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016 để đơn giản hóa thủ tục hải quan. Tuy nhiên vẫn phải chịu sự kiểm tra, dám sát hải quan theo quy định tại Điều 54 Luật hải quan:
"1. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan tại cửa khẩu.
2. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh vượt định mức miễn thuế phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu."
Tuy nhiên, khi cá nhân nhập khẩu hàng hóa về, phải làm thủ tục bán lại hàng hóa cho doanh nghiệp. Nếu cá nhân có hoạt động kinh doanh, mức doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì cá nhân phải xuất hóa đơn bán hàng hoặc mua hóa đơn bán hàng của cơ quan thuế để xuất cho doanh nghiệp. Nếu cá nhân không kinh doanh, số lượng hàng bán ra dưới 100 triệu đồng/năm, doanh nghiệp lập bảng kê mẫu 01/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp để tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp.
Thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý của cá nhân thực hiện theo quy định tại Điều 59, 60 Nghị định 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hải quan năm 2014 .
Thưa luật sư, Tôi có thùng mỹ phẩm nhập khẩu mua qua cty nhưng khôg có hoá đơn gửi xe vào tphcm đến đồng tháp thì bị công an thu giử lập biên bản trong trường hợp đó tôi phải làm sao để nhận ra được thủ tục như thế nào và có bị vi phạm pháp luật không xin được giải đáp
Khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP quy định về hóa đơn, chứng từ của hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường như sau: "2. Đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh không trực tiếp nhập khẩu vận chuyển, bày bán hoặc lưu kho phải có hóa đơn, chứng từ của cơ sở bán hàng theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (sau đây viết tắt là Nghị định số 51/2010/NĐ-CP)."
Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP quy định về thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ của hàng hóa nhập khẩu như sau:
"1. Đối với hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển, đang bày bán, để tại kho, bến, bãi, điểm tập kết (trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này) thì cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định của pháp luật và Thông tư này ngay tại thời điểm kiểm tra."
Như vậy, khi bên quý khách vận chuyển hàng hóa do cơ sở khác nhập khẩu không có hóa đơn, chứng từ của cơ sở bán hàng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại nghị định 109/2013/NĐ-CP khoản 5 Điều 44 như sau: "5. Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành."
Cụ thể:
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 38 nghị định 109/2013/NĐ-CP:
"4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
b) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua."
Khoản 1 Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC Quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế như sau:
"1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
m) Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp."
Như vậy, khi bên quý khách vận chuyển hàng hóa đi đường nhưng công ty bán hàng không xuất hàng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa theo quy định tại nghị định 109/2013/NĐ-CP và xử phạt về hành vi trốn thuế gian lận thuế theo quy định tại thông tư 166/2013/NĐ-CP.
Tên khách hàng: Công ty có xuất 01 hoá đơn GTGT cho khách hàng vào tháng 01/2015 nhưng đến tháng 07 mới làm thủ tục thanh toán tiền, khách hàng bảo do sai giá trị thanh toán và trả lại hoá đơn và viết lại hoá đơn khác xin hỏi hoá đơn GTGT đó có được điều chỉnh xoá bỏ hay không?
Khoản 2 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định: "3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)."
Như vậy, trường hóa đơn đã lập hóa đơn, một trong hai bên đã kê khai thuế nhưng có nhu cầu điều chỉnh thông tin đơn giá/thành tiền/tổng giá thanh toán, hai bên tiến hành lập biên bản điều chỉnh hóa đơn và lập hóa đơn điều chỉnh.
Cần được giúp đỡ! Hiện nay em đang làm việc cho Chi nhánh của Công ty CP. Vừa rồi Chi nhánh có thực hiện hợp đồng giao dịch với Khách hàng A với yêu cầu Chi nhánh cung cấp chứng tư bão lãnh. Do là chi nhánh nên bên ko cung cấp chứng thư bão lãnh cho KH. Vì vậy hợp đồng này được đưa cho Công ty ký với Khách hàng A. Trong đó Ghi rõ giao cho Chi nhánh thực hiện hợp đồng và Khách hàng A xuất về Chi nhánh. Sau khi nêu ra Khách hàng a ko chịu. Vì KH a ký với Công ty lại xuất hóa đơn cho bên Chi nhánh. Điều này có đúng với luật ko ạ. Có giải pháp nào cho Chi nhánh trong trường hợp này ko ạ? Xin cảm ơn
Điểm b khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về lập hóa đơn như sau:
"“b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”
Người bán phải ghi đúng tiêu thức “mã số thuế” của người mua và người bán.
Tiêu thức “tên, địa chỉ” của người bán, người mua phải viết đầy đủ, trường hợp viết tắt thì phải đảm bảo xác định đúng người mua, người bán. "
Căn cứ nhưu thông tin quý khách cung cấp, công ty A và công ty bạn ký hợp đồng với nhau, công ty A có giao dịch với công ty bạn chứ không phải là có giao dịch với chi nhánh của công ty bạn, việc giao cho chi nhánh thực hiện chỉ là do sự phân công thực hiện hợp đồng trong nội bội công ty bạn, không làm ảnh hưởng đến đối tượng mua bán. Do bạn không nêu cụ thể bên công ty bạn là bên mua hay bên bán, xin chia hai trường hợp sau:
- Nếu công ty bạn là bên bán, công ty bạn phải xuất hóa đơn cho công ty A bằng hóa đơn của công ty bạn.
- Nếu công ty bạn là bên mua, công ty A phải xuất hóa đơn cho công ty bạn dưới tên và mã số thuế của công ty bạn.
Xin vui lòng cho hỏi: khi một cơ quan cho người bán căn tin thì cơ quan đó phải thực hiện nghĩa vụ thuế nào đối với nhà nước với số tiền cho thuê sử dụng theo quy định pháp luật như thế nào?
Khi một cơ quan cho một cá nhân hoặc doanh nghiệp khác kinh doanh trong trụ sở cơ quan mình, sẽ phát sinh hợp đồng thuê tài sản, làm phát sinh nghĩa vụ thuế của cơ quan đó. Bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản.
"Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
1. Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
2. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
4. Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;"
Về thuế suất thuế GTGT
Căn cứ vào hướng dẫn tại thông tư 219/2013/TT-BTC, đối với hoạt động cho thuê mặt bằng:
- Nếu cơ quan bạn tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Thuế suất thuế GTGT 10%
- Nếu cơ quan bạn tính thếu GTGT theo phương pháp trực tiếp: Tỷ lệ thuế GTGT là 5%
Cơ quan bạn khai, nộp thuế GTGT theo quy định tại thông tư 156/2013/TT-BTC
Về thuế thu nhập doanh nghiệp:
Người nộp thuế TNDN được quy định tại thông tư 78/2914/TT-BTC bao gồm:
"1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành chung.
b) Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực.
c) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
d) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam."
Thuế suất thuế TNDN: 20%
Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý và quyết toán theo năm, thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư 78/2014/TT-BTC và thông tư 156/2013/TT-BTC.
Chào luật sư, lời đầu xin chúc mọi điều tốt đẹp - vấn đề hỏi luật sư: năm 2014 cty có mở tk ở ngân hàng tk có đầu số là 2000 nhưng đến năm 2015 ngan hàng đổi đầu số thành 2018,các số đuôi không thay đổi, xin hỏi luật sư vậy có cần làm mẫu 08 khai báo lên thuế không? xin cảm ơn!
Khoản 1 Điều 12 thông tư 95/2016/TT-BTC quy định:
"1. Doanh nghiệp đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo hướng dẫn tại Nghị định của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và các văn bản hiện hành. Trường hợp các doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, trước khi đăng ký thay đổi thông tin với cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thông báo thay đổi thông tin và thực hiện các thủ tục liên quan về thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư này"
Căn cứ theo quy định tại điều 53 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định:
"Điều 53. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế
1. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Nội dung Thông báo gồm:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
b) Nội dung thay đổi thông tin đăng ký thuế.
2. Phòng Đăng ký kinh doanh nhận Thông báo, nhập dữ liệu vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để chuyển thông tin sang cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp."
Như vậy, khi có sự thay đổi về số tài khoản ngân hàng thuộc thông tin đăng ký thuế, doanh nghiệp bạn không phải nộp mẫu 08/MST lên cơ quan thuế, mà sẽ nộp phụ lục II-1 ban hành kèm theo thông tư 20/2015/TT-BKH lên sở kế hoạch đầu tư.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế - Công ty luật Minh Khuê.