Mục lục bài viết
1. Phân loại án lệ
Thuật ngữ “án lệ” được sử dụng trong các trường hợp sau: Ở nghĩa rộng nhất, “án lệ” bao gồm toàn bộ các phán quyết của Tòa án tối cao hoặc các Tòa án khác. Ở nghĩa trung bình, “án lệ” là các trường hợp xét xử được đăng trong tuyển tập án lệ của Tòa án tối cao hoặc các tuyển tập án lệ chính thức khác (bao gồm cảán lệ giải thích, án lệ quy phạm và án lệ hướng dẫn). Ở nghĩa hẹp, “án lệ” là các “tiền lệ xét xử có tính ràng buộc” (chỉ bao gồm án lệ giải thích, án lệ quy phạm, không bao gồm án lệ hướng dẫn).
- Án lệ giải thích pháp luật: là bản án đưa ra nội dung không có nhận định tình tiết ở bên trong đó mà chỉ đơn thuần giải thích nội dung, ý nghĩa của các điều luật, văn bản luật.
- Án lệ quy phạm: là các bản án mà trong đó nêu lên những tình huống điển hình và được áp dụng kiến giải pháp luật để đưa ra kết luận. Nghĩa là các bản án chọn một tình tiết nào đó làm tình tiết tiền đề và đưa ra những quy phạm pháp luật để áp dụng vào việc xét xử. Bản án mà trong đó đã thiết lập ra một nội dung mang yếu tố quy phạm được xem là có giá trị để chọn làm án lệ và nó không khác gì một văn bản quy phạm pháp luật, do đó nó có hiệu lực ràng buộc mạnh mẽ.
Việc xác định phạm vi sức ràng buộc là vấn đề khó khăn nhất của án lệ quy phạm. Nó sẽ giúp cho Thẩm phán dễ đối ứng khi bị buộc phải áp dụng những án lệ mang tính chất quy phạm như vậy. Do đó, cần phải có một trình tự quy phạm hóa của chính người Thẩm phán (tức là người Thẩm phán phải xác định xem để áp dụng trong trường hợp này cần phải có những tình tiết như thế nào và những tình tiết đó cần phải được áp dụng như thế nào thì mới dẫn đến hậu quả pháp lý như vậy).
Ví dụ: Cô A là sinh viên đại học năm thứ nhất 18 tuổi (chưa thành niên) đính hôn với anh B là sinh viên đại học năm thứ tư 21 tuổi. B hiện vẫn sống phụ thuộc vào bố mẹ, trong tương lai gần chưa có việc làm cốđịnh và cũng không có cách tự kiếm sống nào khác. B bị đánh giá thuộc mẫu đàn ông trăng hoa, bị đa số bạn học biết việc trong cùng một thời điểm đang sống chung với cô gái này nhưng lại có quan hệ thân thiết với một cô gái khác. Ông C là bố của A đã thuyết phục A hủy bỏ hôn ước với B và đã thành công. Vì vậy, B đã nộp đơn khiếu nại yêu cầu C bồi thường tổn hại tinh thần (tiền an ủi) do việc hủy hôn ước là kết quả thuyết phục của C. Tòa án đã phán quyết hành vi của C không trái pháp luật và bác bỏ yêu cầu của B.Nếu xác định phạm vi ràng buộc tư cách án lệ của vụ việc trên là “bố mẹ có thực hiện việc hủy bỏhôn ước của con cái thì cũng không trái luật và không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tinh thần của bên hứa hôn”thì nó thực sự chưa rõ ràng và nếu không có tình tiết tương tự như vậy thì không thểáp dụng được. Bởi lẽ, nếu việc gợi ý để hủy hôn ước không phải là bố mà là mẹ của cô gái thì có thể áp dụng tương tự được hay không? Hay nếu chàng trai này khôngđến nỗi lăng nhăng như trường hợp vừa nêu thì án lệ này có thể được áp dụng không.
Trong ví dụ nêu trên Thẩm phán cần đi tới kết luận là: “để ngăn chặn tình trạng con cái của mình có thể kết hôn quá sớm, nếu bố hoặc mẹ tác động để hủy hôn ước thì đó không phải là vi phạm pháp luật và bố hoặc mẹ không phải bồi thường”. Bằng việc quy phạm hóa thành một quy tắc như vậy thì nếu gặp những trường hợp tương tự, người Thẩm phán chỉ cần áp dụng đúng tinh thần của những quy tắc này để xét xử.
- Án lệ hướng dẫn (án lệ trường hợp): Đối với các bản án không thể “quy phạm hóa” thì chúng vẫn tồn tại như một nguồn giúp cho việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật được thống nhất. Nếu bản án, quyết định này được đăng tải trong Tuyển tập án lệ thì nó sẽ giúp ích cho Thẩm phán tham khảo khi xử lý các vụ án tương tự.
Khi đăng các dạng án lệ không có yếu tố quy phạm, giải thích trong tuyển tập án lệ cần có chú thích rõ đó là án lệ tình huống (hay là án lệ để hướng dẫn một trường hợp nào đó). Án lệ hướng dẫn khác với án lệ giải thích, án lệ quy phạm là nó không mang ý nghĩa như là một tiền lệ có tính ràng buộc.
2. Án lệ của Tòa án tối cao Nhật Bản
2.1. Sự cần thiết của định chế án lệ
Định chế án lệ của Nhật Bản là định chế thực hiện xét xử không mâu thuẫn với quan điểm pháp luật mà Tòa án tối cao đã áp dụng trước đó. Tuy xét xử của Tòa án cấp dưới vi phạm án lệ mà Tòa án tối cao đã ra chịu số phận bị hủy nhưng xét xử của Tòa án cấp dưới trong lĩnh vực không có án lệ của Tòa án tối cao cũng được tham khảo để giải quyết những vụán đồng loại nên trong phạm vi đó nó có ý nghĩa như là án lệ.
Tuy án lệ của Tòa án tối cao, án lệ của Tòa án cấp dưới đều là án lệ nhưng giữa chúng có sự chênh lệch rất lớn. Tòa án tối cao Nhật Bản có 2 vai trò quan trọng là sửa chữa sai lầm trong xét xử của Tòa án cấp dưới để giải quyết quyền lợi của đương sự và thống nhất việc giải thích áp dụng pháp luật. Định chế án lệ Nhật Bản phục vụ tốt nhất cho mục đích thống nhất việc giải thích áp dụng pháp luật, qua đó nó sẽ tạo ra một chức năng tạo ổn định vềmặt pháp luật, bình đẳng trước pháp luật cũng như khả năng dự kiến kết quả xét xử. Vì vậy, cần phải vận hành chế độTòa án làm sao cho nó phù hợp với chức năng này. Để thực hiện được chức năng như thế thì trong Tòa án tối cao có thành lập Ủy ban án lệ của Tòa án tối cao.
2.2. Ủy ban án lệ Tòa án tối cao
Án lệ của Tòa án tối cao Nhật Bản được lựa chọn dựa trên quyết định của Ủy ban án lệ (theo quy chế Ủy ban án lệ tháng 9/1947) bao gồm: phần nội dung quyết định, phần trích yếu án lệ và phần điều khoản tham chiếu. Ủy ban án lệ của Tòa án tối cao Nhật Bản là một tập thể gồm có 6 Thẩm phán của Tòa án tối cao là ủy viên, có ban thư ký gồm các thẩm tra viên (là những người có tư cách Thẩm phán) và nhân viên Văn phòng Tòa án tối cao. Ủy viên Ủy ban án lệ được lựa chọn từ 3 Hội đồng xét xử nhỏ (Hội đồng gồm 5 Thẩm phán), mỗi Hội đồng xét xử nhỏ chọn 2 Thẩm phán. Ủy ban án lệ họp định kỳ mỗi tháng một lần (10 lần/năm). Ban thư ký gồm có 41 Thẩm tra viên Tòa án tối cao, trong đó có 1 Thẩm tra viên trưởng, 20 Thẩm tra viên làm về dân sự, 10 Thẩm tra viên làm về hình sự, 10 Thẩm tra viên làm về hành chính. Thẩm tra viên trưởng và các thẩm tra viên phụ trách dân sự, hành chính, hình sự tham dự các phiên họp của Ủy ban án lệ tùy theo lĩnh vực tương ứng.
Các Thẩm tra viên tiến hành thẩm tra khoảng 4000 vụ tố tụng của Tòa án tối cao mỗi năm. Vì số lượng việc quá nhiều nên nhu cầu xem xét được điều chỉnh tùy theo mức độ phức tạp của các vụ việc. Đối với những vụ án quan trọng như vụhủy án hoặc vụ án có thểtrởthành án lệ thì phải thẩm tra thật thận trọng, soạn thảo báo cáo kết quả thẩm tra đó để phụ tá cho hoạt động của Thẩm phán TATC. Ngoài những vụ tố tụng như trên còn có vài ngàn vụ phi tố tụng (việc dân sự) nữa. Thẩm tra viên phải tham dự phiên tòa xét xử vụ án mà mình phụ trách để biết được quá trình tiến hành phiên tòa của Tòa án tối cao. Khi đó, Thẩm tra viên mới có thể dự kiến được kết quả xét xử của Hội đồng Thẩm phán, hình dung được sẽ ra bản án và bản án đó có thành án lệ không để có cách viết sao cho phù hợp. Đối với những bản án hoặc quyết định có khả năng trởthành án lệ thì Thẩm tra viên phụ trách phải thực sự hiểu được tầm quan trọng của bản án hoặc án lệ đó, nghiên cứu để biên soạn nội dung quyết định, trích yếu án lệ và điều khoản tham chiếu. Phần nội dung quyết định sẽ ghi ngắn gọn, rõ ràng xem Tòa đã quyết định đối với sự việc gì. Phần trích yếu án lệ ghi tóm tắt rõ ràng những quy tắc mà bản án đưa ra (những quy tắc này phải là những quy tắc về mặt pháp luật) và trình Ủy ban án lệ xem xét tại phiên họp hàngtháng của Ủy ban án lệ. Một bản án có thể ngắn hoặc dài nhưng án lệ chỉ tóm tắt những quy tắc nhận định vềmặt pháp luật trong bản án. Trước khi trình ra Ủy ban án lệ thì trong nội bộ các Thẩm tra viên phải có sự xem xét trước xem các nội dung trong các phương án đề xuất đã đủ chưa? Ủy ban án lệ chỉ tóm tắt lại những nội dung trong bản án đã có chứ không được viết thêm những vấn đề khác vào.
Các đề xuất liên quan đến vụ việc dân sự, hành chính sẽ được đưa ra nghiên cứu nội bộ trong phòng Thẩm tra viên gồm toàn thể thẩm tra viên dân sự, hành chính hoặc vụán hình sự sẽ được nghiên cứu nội bộ trong phòng thẩm tra viên gồm toàn thể thẩm tra viên hình sự sau đó tổng kết lại. Khi biên soạn nội dung quyết định, trích yếu án lệ thì Thẩm tra viên phải dành nhiều thời gian đểnghiên cứu thật chi tiết trên mặt chuyên môn. Như vậy, có thể nói án lệ là bản án, quyết định đã được tuyển chọn một cách khách quan và có tính chuyên môn cao thông qua việc đòi hỏi Thẩm phán của Tòa án tối cao và các Thẩm tra viên có tư cách Thẩm phán phải phản ánh ý chí của tập thểTòa án.
3. Tiêu chuẩn lựa chọn án lệ
- Tiêu chuẩn lựa chọn án lệ đăng trong tuyển tập án lệ dân sự của Tòa án tối cao được thể hiện như sau:
(1) Xét đoán về những vấn đề quan trọng liên quan đến Hiến pháp, pháp luật chưa có tiền lệ ở Tòa án tối cao;
(2) Án lệ đã có thời Đại thẩm viện 1 nhưng là xét đoán xuất hiện lần đầu trong Tòa án tối cao;
(3) Bản án, quyết định của Đại hội đồng xét xử (Đại pháp đình) làm thay đổi tiền lệ của Tòa án tối cao;
(4) Trường hợp tình tiết vụ việc đóng vai trò quan trọng như lẽ công bằng, sự thừa nhận mặc nhiên, dần dần trở thành án lệ;
(5) Trường hợp nhận thấy cần đăng tải vì quan trọng đặc biệt đối với án lệ, quyết định tình huống (trên nguyên tắc vốn không đăng trong tuyển tập án lệ).
-Tiêu chuẩn lựa chọn án lệ đăng trong tuyển tập án lệ hình sự của Tòa án tối cao được thể hiện như sau:
(1) Giải thích pháp luật mới của Tòa án tối cao;
(2) Trường hợp là bản án, quyết định hướng dẫn nhưng có thể tham khảo để xử lý các vụ việc khác;
(3) Trường hợp là bản án, quyết định hướng dẫn nhưng do tích lũy mà dần trởthành khái niệm có cảngoại vi lẫn nội hàm.
4. Tuyển tập án lệ của Tòa án tối cao
Định kỳ 06 tháng, Tòa án tối cao Nhật Bản in ấn, công bố “Tuyển tập án lệ Dân sự, Hình sự” và lưu hành trên thị trường (khoảng 1500 bản). Mỗi cuốn tuyển tập án lệcó khoảng 200 án lệ. Bên cạnh đó, án lệ cũng được công bố mang tính cấp báo trong vòng một tháng trên Thời báo Tòa án tối cao (Tập sách nhỏ khoảng 10 trang lưu hành trên thị trường). Để giúp cho việc sử dụng, tra cứu tiện lợi hơn, các tạp chí án lệ cũng sẽ đăng các án lệ có kèm ý kiến ngắn trong vòng nửa năm sau đó.
Án lệ còn được đăng trên tạp chí chuyên môn “Thời báo chức danh tư pháp” phát hành định kỳ (sau này sẽ được xuất bản như sách đơn hành gồm án lệ cả năm) kèm theo nội dung giải nghĩa chi tiết vềý nghĩa, nội dung do thẩm tra viên Tòa án tối cao phụ trách vụán thực hiện. Các bản án, quyết định tuy không được chọn đăng trong tuyển tập án lệ nhưng xét thấy có những nội dung quan trọng, có giá trị tham khảo để áp dụng trong thực tế cũng sẽ được tổng kết trong các kỷ yếu Dân sự, Hình sự của Tòa án tối cao phát hành nội bộ (khoảng 500 bản mỗi kỳ). Trong các ấn phẩm của Tòa án tối cao về án lệ chỉ đăng toàn văn án lệ của Tòa án tối cao mà không có phần giải nghĩa. Trong tạp chí án lệ của Tòa án tối cao thì chỉđăng những án lệ quan trọng của Tòa án tối cao còn những án lệ có mức độ quan trọng thấp hơn (thường là dạng án lệ mang tính chất tình huống) được đăng trên “Tập án lệ” của Tòa ántối cao mà không được đăng trong “Tuyển tập án lệ”.
Tập án lệ không được bán trên thị trường mà chỉ là tài liệu tham khảo trong nội bộ Tòa án tối cao. Tuy nhiên, một số án lệ tình huống mà Tòa án tối cao cho rằng quan trọng cũng được đăng trong “Tuyển tập án lệ”. Án lệ của Tòa án tối cao còn được đăng trên các tạp chí về án lệ khác nửa năm sau đó. Hiện nay, số lượng án lệ của Tòa án tối cao đã giảm đi nhiều so với trước đây, chủ yếu tập trung vào các luật và lĩnh vực chuyên môn đặc thù. Ngược lại những án lệ của Tòa án cấp dưới lại được tham khảo rất nhiều, phản ánh sự thay đổi trong chức năng án lệ phù hợp với thời đại mới. Việc công khai án lệ không chỉ được thực hiện bằng cách đăng tải trên tạp chí mà còn được đăng tải trên mạng internet để tạo sự dễ hiểu cho người dân, nâng cao được tính minh bạch trong nền tư pháp cho người dân, tăng được niềm tin cũng như sự hiểu biết đối với nền tư pháp, giúp cho người dân dễ dàng dự kiến được kết quả xét xử. Vì vậy, Tòa án tối cao đã mở trang web của Tòa. Các bản án của Tòa án tối cao đã được đăng tải toàn văn trên trang chủ của Tòa án tối cao từ 20 năm trước đây, đồng thời án lệ của Tòa án cấp dưới đặc biệt là những án lệ liên hệ tới tài sản trí tuệ cũng được đăng tải trên trang chủ của Tòa án tối cao.
Hiện nay, trên trang chủ của Tòa án tối cao có đăng khoảng 8400 án lệ. Đây là những án lệ được tích lũy trong 70 năm hoạt động của Tòa án tối cao. Mỗi năm có khoảng 120 án lệ của Tòa án tối cao, 170 án lệ của Tòa án cấp dưới, 170 án lệ sở hữu trí tuệ được đăng. Tòa án tối cao cũng đăng tải các án lệ liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ dưới hình thức tốc báo (thông báo cấp tốc trên internet) tức là thông báo trong vòng 1 tuần. Tại Tòa án cấp cao chuyên trách về sở hữu trí tuệ ở Tokyo cũng có một trang web riêng để công bố các bản án về sở hữu trí tuệ của mình trên trang web đó. Những bản án này cũng được dịch sang tiếng nước ngoài và đăng tải lên internet.
Trang web của Tòa án tối cao Nhật Bản thực hiện việc đăng tải các bản án, án lệ của Tòa án tối cao và Tòa án cấp dưới. Trước đây, mỗi Tòa án cấp dưới có trang web riêng để đăng tải các bản án của Tòa án mình. Hiện nay, các bản án của Tòa án cấp dưới được chuyển về Tòa án tối cao để công bố trên cùng trang chủ của Tòa án tối cao. Tuy nhiên, không phải tất cả những vụ xét xử ở Nhật đều được đăng tải trên trang chủ của Tòa án tối cao mà chỉ có những bản án quan trọng, tối thiểu cần thiết mà người dân cần biết đến mới được đăng tải. Vì được đăng công khai trên mạng internet nên Tòa cần phải bảo vệ bí mật đời tư của các đương sự trong vụ án. Tòa cố gắng tới mức tối đa cắt những thông tin liên quan đến đời tư của cá nhân như địa chỉ, tên, tuổi.... Về nguyên tắc, những bản án có yếu tố gia đình hoặc liên quan đến người chưa thành niên thì không được đăng nên đối với những vụ cần đểtâm đến yếu tố đời tư như vậy cần phải xử lý trước khi đăng tải tức là phải ẩn danh của các đương sự.
Trong trường hợp đó bản án sẽ được công bố với tên giả. Tuy nhiên, khi đăng tải án lệ bằng bản giấy thì không xem trọng yếu tố đời tư (không cần ẩn danh). Chỉ riêng những loại bản án mà pháp luật quy định không được công khai thì mới phải ẩn danh. Có việc quy định như vậy là vì thực tế người mua các tạp chí án lệ bằng giấy thường là những nhà chuyên môn nên việc bảo vệ đời tư không quan trọng nhiều. Vì vậy, ngay cả trong các vụán hình sựthì tên thật của đương sự cũng được đưa ra, nhưng nếu đăng trên internet thì toàn dân Nhật có thể đọc được nên cần có xử lý.Vì án lệ có sức ràng buộc trên thực tế nên việc nghiên cứu và hiểu nội dung của án lệ sẽ là kiến thức chuyên môn cực kỳ quan trọng đối với người làm nghiệp vụ pháp luật.
Do đó nhiều người làm nghiệp vụ pháp luật tìm mua tạp chí pháp luật lưu hành trên thị trường, đặc biệt là trong trường hợp cần nghiên cứu sâu về án lệ để xử lý vụ án của mình thì còn thu thập cả sách giải nghĩa án lệ và tạp chí phê bình án lệ để tìm chìa khóa giải quyết vụán mà mình phụ trách. “Thời báo án lệ xã” là một trong những tạp chí về án lệ của một công ty tư nhân hoạt động về công khai án lệ có đăng án lệ của Tòa án tối cao. Tờ “Thời báo án lệ xã” phát hành 03 số mỗi tháng (phát hành vào ngày 01, 11, 13 hàng tháng), mỗi số in khoảng 10.000 cuốn. Đặc điểm của tờ Thời báo án lệ xã là có đăng thêm cả phần giải nghĩa và bình luận về án lệ nhằm giúp cho độc giả hiểu ý nghĩa của vụ án. Phần giải nghĩa này do những học giả, nhà nghiên cứu thực tế hoặc tương đương thực hiện. Người viết giải nghĩa không được trình bày quan điểm riêng của mình mà phải trên quan điểm trung lập để đưa ra lời bình khách quan về án lệ. Khi đăng các án lệ trên tờ “Thời báo án lệ xã” thì tên, tuổi, địa chỉ của cá nhân cũng phải được ẩn đi để bảo đảm quyền riêng tư của họ. Tuy nhiên, đối với những vụ án tham ô của quan chức nhà nước thì không phải ẩn danh.
5. Tính ràng buộc của án lệ (hiệu lực của các án lệ)
Tiêu chí xét tính ràng buộc của án lệ dựa trên hình thức phân biệt án lệ giải thích, án lệ quy phạm, án lệ hướng dẫn (án lệ ví dụ điển hình). Tuy nhiên, án lệ quy phạm hoặc án lệ giải thích có tính thực tế cao khi tham khảo để giải quyết một vụ việc cụ thể khác. Trong trường hợp Thẩm phán ra phán quyết trái với án lệ của Tòa án tối cao mà bị kháng cáo thì Thẩm phán có thể tự dự đoán được rằng phán quyết của mình sẽ bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy án. Vì vậy, thực tế là các Thẩm phán sẽ tuân theo án lệ của Tòa án tối cao.
Như vậy, định chế án lệ của Nhật Bản chỉcó tính ràng buộc về mặt thực tế.Tại Nhật Bản, sự nhìn nhận, tư duy về sự ràng buộc của án lệ cũng có sự lệch pha nhỏ. Có quan niệm xem trọng yếu tố giải thích pháp luật, có quan niệm xem trọng yếu tố tình tiết. Tùy theo việc xem trọng yếu tố nào mà kết luận có thể khác đi. Trường hợp Thẩm phán giải quyết vụ việc tương tự, giống với tình tiết trong án lệ của Tòa án tối cao thì cũng không nhất thiết bị ràng buộc vào án lệ đó mà tự suy nghĩ cách giải thích đúng để ra phán quyết mà hoàn toàn không bị trở ngại gì. Bởi lẽ, Thẩm phán của Tòa cấp dưới bình đẳng với Thẩm phán Tòa án tối cao nên đương nhiên được xem là có quyền giải thích luật liên quan trong việc đưa ra các phán quyết của Tòa án. Hơn nữa, mặc dù nói rằng án lệ của Tòa án tối cao nhưng tương lai có thể bị thay đổi do đó việc cho phép Thẩm phán Tòa án cấp dưới không tuân theo án lệ mà dựa trên suy nghĩ đúng đắn của mình để đưa ra phán quyết là nguồn phát triển cho luật học.
6. Sửa đổi các án lệ
Các án lệ không có sức mạnh ràng buộc về mặt pháp luật nên Thẩm phán có thể dựa trên niềm tin của mình đểra các bản án khác với án lệ. Nếu án lệ của Tòa án tối cao không có sự thay đổi mà bản án của Tòa án cấp dưới khác với án lệ của Tòa án tối cao thì sẽ bị hủy. Vì vậy, nếu Thẩm phán cho rằng án lệ của Tòa án tối cao không hợp lý và có niềm tin chắc chắn rằng án lệ đó sẽ bị sửa đổi thì họ có thể xét xử theo quan điểm riêng của mình. Nếu Tòa án tối cao thấy lý lẽ của Thẩm phán đúng thì Tòa án tối cao sẽ ra một bản án trong đó có phân tích việc xét xử của Thẩm phán Tòa án cấp dưới là đúng nên án lệ trước đây của Tòa án tối cao không còn phù hợp nữa.
Trong trường hợp muốn sửa đổi án lệ của Tòa án tối cao thì vụ việc phải đưa ra Đại hội đồng 15 Thẩm phán để xét xử. Tuy nhiên, rất khó để có thể sắp xếp được việc xét xử bằng Hội đồng 15 Thẩm phán. Vì vậy, trong trường hợp thấy cần phải sửa án lệ, các Hội đồng 5 Thẩm phán của Tòa án tối cao sẽ giải thích thu hẹp phạm vi của án lệtrước đó. Đây là trường hợp sửa án lệmà không qua thủ tục sửa án lệ.