1. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
Hoạt động này được tiến hành trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản sau:
- Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải được xây dựng phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh; phù hợp với quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
- Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ đối với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng của các cấp; đảm bảo dân chủ, công khai.
- Đảm bảo khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững có hiệu quả tài nguyên rừng, đất rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.
Để đảm bảo mục tiêu định hướng cũng như mục đích kiểm soát tốt tình ttạng suy thoái rừng, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo một số nội dung cơ bản như: tổng hợp, phân tích tình hình điều kiện tự nhiên, hiện trạng tài nguyên rừng; đánh giá được tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch lần trước; xác định các biện pháp quản lí, bảo vệ, sử dụng và phát triển các loại rừng... Các bản quy hoạch, kế hoạch này sẽ được cơ quan quản lí nhà nước về rừng lập và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Xem: Mục 1 Chương II Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Chương II Nghị định củạ Chính phủ số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng.Cụ thể là:
- Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi cả nước. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt bản quy hoạch, kế hoạch này.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương. Thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch này được quy định cho chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố sau khi có ý kiến thẩm định của bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và được hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
- Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương và được uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt.
- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương theo sự hướng dẫn và phê duyệt của uỷ ban nhân dân cấp trên ttực tiếp.
Ngoài ra, khi có những thay đổi nhất định trong mục tiêu chung về phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước; do yêu cầu cấp bách của của việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội hay khi có sự điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp trên trực tiếp thì quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt cũng phải được điều chỉnh cho phù hợp và phải được công bố công khai.
2. Thống kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng
Thống kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng rừng là việc ghi chép, tổng hợp diện tích ttạng thái các loại rừng trên sổ sách và tổng hợp, đánh giá trên thực địa về hiện trạng rừng tại thời điểm thống kê và tình hình biên động vê rừng giữa hai lần thống kê. Hoạt động này sẽ giúp các cơ quan quản lí nhà nước về rừng có thể kiểm soát được một cách thường xuyên tình ttạng suy thoái rừng trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương.
- Việc thống kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được thực hiện như sau:
- Việc thống kê rừng được thực hiện hàng năm và được công bố vào quý I của năm tiếp theo.
- Việc kiểm kê rừng được thực hiện năm năm một lần và được công bố vào quý n của năm tiếp theo.
- Việc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được thực hiện thường xuyên.
- Đơn vị thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng là xã, phường, thị ưấn.
Hoạt động này sẽ do ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn chủ rừng thực hiện theo biểu mẫu cũng như phương pháp thống kê đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định và hướng dẫn. Kết quả của hoạt động này phải được báo cáo lên Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đồng thời, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả thống kê rừng hàng năm và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Xem: Mục 4 chương II Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Chương V Nghị định của Chính phủ số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)