Sở hữu tư nhân là một hình thức sở hữu trong đó cá nhân Sở hữu đối với tài sản hợp pháp của mình.Sở hữu tư nhân là hình thức sở hữu của từng cá nhân về tư liệu sinh hoạt, tiêu dùng và những tư liệu sản xuất nhằm đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần của cá nhân
1. Hiểu thế nào về sở hữu tư nhân theo BLDS năm 2015
Điều 211 “Bộ luật dân sự 2015” quy định rõ: “Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình. Sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân”.
Như vậy, mặc dù là sở hữu cá nhân đối với tài sản nhưng dựa trên tính chất về vốn, cách thức tổ chức sản xuất và sử dụng lao động mà sở hữu tư nhân chia thành sở hữu cá thể (phần vốn còn ít, tổ chức sản xuất theo kiểu tự cung, tự cấp); sở hữu tiểu chủ (cá nhân đã bắt đầu biết cách tổ chức sản xuất, sản xuất sản phẩm phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của xã hội, đã biết thuê nhân công lao động…); sở hữu tư bản tư nhân (vốn lớn, tổ chức sản xuất ở trình độ cao…).
2. Khái niệm sở hữu tư nhân trong pháp luật La mã
Pháp Luật La Mã được xác lập trên cơ sở tư hữu trong đó đất đai và nô lệ được coi là các Tư liệu sản xuất quan trọng bậc nhất trong xã hội mà sản xuất nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo. Những tư liệu này cùng với những vật quan trọng khác như nhà ở, gia súc... được gọi là Res mancipi, còn lại được gọi là Res nec mancipi. Sự phân biệt này có ý nghĩa về mặt pháp lí, việc chuyển dịch quyền sở hữu những tài sản thuộc Res mancipi phải được thực hiện thông qua nghi thức trọng thể với nhiều biểu tượng nhất định, phải tuyên bố theo những công thức nhất định với sự có mặt của những người làm chứng. Tuy nhiên, có những vật không thuộc quyền sở hữu, và tuy không phải là cấm lưu thông, vật đó không thuộc ai nhưng lại thuộc tất cả mọi người (nước sông, không khí...). Việc phân định thành vật tự do lưu thông, hạn chế lưu thông căn cứ vào chế độ pháp lí của vật đó tùy thuộc vào giai đoạn lịch sử nhất định.
Ngoài cách phân loại trên còn căn cứ vào sự thiêng liêng của vật mà những vật đó nhằm mục đích phục vụ cho tôn giáo hoặc mục đích công cộng (nhà thờ, mồ mả...). những tài sản công hoặc tài sản phục vụ cho những mục đích tôn giáo không thuộc sở hữu tư nhân và tài sản lưu thông.
3. Nội dung của sở hữu tư nhân
Vào thời La Mã, các luật gia không có những khái niệm đồng nhất về quyền sở hữu mà chỉ nêu ra những quyền năng cơ bản của chủ sở hữu bao gồm:
_ Quyền sử dụng vật (Ius Utendi): có quyền khai thác những lợi ích kinh tế từ vật phù hợp với tính năng, tác dụng của vật đó
_ Quyền thu nhận thành quả và lợi nhuận (Ius Fuendi): theo nguyên tắc người chủ sở hữu là người hưởng thành quả và lợi nhuận từ tài sản thuộc sở hữu của mình
_ Quyền định đoạt vật (Ius Abutendi): gồm định đoạt số phận thực tế cũng như số phân pháp lí của vật
_ Quyền chiếm hữu vật (Ius Possidendi)
_ Quyền đòi lại vật (Ius Vidicandi)
Một nguyên tắc chung được đặt ra là chủ sở hữu có toàn quyền với tài sản của mình và thực hiện mọi hành vi mà pháp luật không cấm. Điều đó có nghĩa quyền sở hữu cũng bị hạn chế ở mức độ nào đó. Sự hạn chế này tùy thuộc từng thời kì lịch sử nhất định, từng loại tài sản mà khác nhau như: hạn chế với bất động sản liền kề, không được tùy tiện giết nô lệ...
4. Căn cứ xác lập
a. Căn cứ nguyên sinh: là những căn cứ mà từ đó quyền sở hữu đối với một vật được xác lập mà không phụ thuộc vào quyền trước đó đối với tài sản (lần đầu tiên được xác lập đối với vật-vật không thuộc quyền sở hữu của ai, chiếm hữu theo thời hiệu, chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu...)
- Đối tượng của quyền sở hữu:Vật được phép lưu thông (tự do lưu thông, hạn chế lưu thông).Bản thân vật được phép lưu thông phải là sở hữu cá nhân.
- Những vật không thuộc quyền sở hữu của ai.
Luật LaMã tồn tại nguyên tắc: " Vật không thuộc quyền của ai thì ai là người chiếm giữ tài sản đầu tiên sẽ là chủ sở hữu đối với tài sản đó, với ý định chiếm hữu cho mình"
Vd: cá dưới sông, thú trong rừng, vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu...
- Vật mà chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu, vật đánh rơi, bỏ quên.
Để xác định vật mà chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu, vật đánh rơi, bỏ quên phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên theo luật pháp La Mã không được phép đánh đồng vật bị vứt bỏ với vật bị đánh mất hoặc bị cất dấu.
- Nếu người nào đó nhặt được mảnh giẻ cũ, quần áo rách rưới thì có thể xem những thứ nhặt được là đồ vật bị vứt bỏ.
- Nếu thấy một đồ vật tương đối giá trị thì không được xem là đồ vật bị vứt bỏ mà chắc là đồ vật bị đánh rơi.
- Nếu một người tìm thấy một vật có giá trị (tiền, kim khí, đá quý..) không được coi là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ nếu người tìm thấy những vật này mà cất giữ, coi đó là của mình thì theo Luật Lamã họ đồng nghĩa với người đã trộm cắp tài sản đó. Và họ có nghĩa vụ tìm và trả lại cho chủ sở hữu và yêu cầu trả những chi phí mà họ đã bỏ ra.
- Vật bị chôn, giấu.
Vật bị cất giấu vẫn được xem là đồ vật có chủ. Nếu bị cất giấu quá lâu và không tìm ra chủ thì chúng được gọi là vật bị chôn cất. Theo luật La Mã thời cổ thì chủ nhân vị trí vật bị chôn cất (chủ yếu là đất) được xem là chủ sở hữu đồ vật đó. từ thế kỉ thứ 2 SCN, đồ vật bị cất giấu là sở hữu của chủ nhân vị trí chôn cất và của người tìm ra chúng (mỗi bên hưởng một nửa).
- Quyền sở hữu được xác lập theo thời hiệu.
Theo quan niệm của các luật gia Lamã thì một người chiếm hữu tài sản trong một thời gian nhất định và thực hiện các quyền như chủ sở hữu mà không có bất kì tranh chấp nào thì sẽ được công nhận quyền sở hữu với vật mà họ đã chiếm hữu ngay tình
Bởi:
- Trong thời gian đó người chủ thực sự có đủ thời gian để tìm lại tài sản của mình nhưng đã không tìm và suy đoán là họ đã từ bỏ quyền sở hữu.
- Nếu họ không tìm thấy, không phát hiện được tài sản của mình là do người chiếm hữu ngay tình đang chiếm hữu thì đã mất quyền khởi kiện để đòi lại. Về mặt khách quan thì quyền sở hữu đồ vật nói trên thuộc về người khác. Người thứ 2 này có thể phát đơn kiện và chứng minh được quyền sở hữu của mình tại toà xét xử. trong trường hợp này thì người thủ đắc ngay thẳng phải trả lại đồ vật. Tuy nhiên nếu thời hiệu kiện đòi quá hạn thì người thủ đắc thiện chí hoàn toàn có thể là chủ sở hữu đồ vật.
Cần công nhận người chiếm hữu theo thời hiệu là chủ sở hữu tài sản mà họ đã chiếm hữu để bảo đảm tính ổn định của lưu thông.
Quy định thời hiệu chiếm hữu để trở thành chủ sở hữu được quy định khác nhau tuỳ từng thời kỳ lịch sử.
- Trong Luật XII bảng: thời gian ngắn
+ Đất đai: 2 năm
+ Các vật khác: 1 năm
- Người thủ đắc theo thời hiệu được công nhận là chủ sở hữu đồ vật nếu chiếm giữ đồ vật theo thời hiệu nói trên và đồ vật đó không phải do ăn cắp mà có.
- Sau này với sự phát triển của xã hội và tránh sự lạm dụng của người chiếm hữu theo thời hiệu thì thời hiệu được kéo dài hơn:
+ Đối với người sống trong 1 tỉnh thời hiệu là 10 năm
+ Với những người khác tỉnh là 20 năm.
+ Với vật bị mất do trộm cắp thì không xác định thời hiệu.
- Điều kiện để trở thành chủ sở hữu theo thời hiệu dưới thời Hoàng đế Justinian:
+ Cần thiết phải chiếm giữ đồ vật.
+ Người chiếm hữu phải là người chiếm hữu ngay tình đang thực tế chiếm hữu vật.
+ Chiếm hữu phải dựa trên cơ sở của pháp luật về chiếm hữu
+ Thời hiệu chiếm hữu với động sản là 3 năm; bất động sản là 10-20 năm
+ Vật phải được phép lưu thông và không phải là vật bị mất trộm.
Đối tượng thủ đắc quyền sở hữu được các luật gia La Mã tính đến cả những đồ vật tái chế và đồ vật liên kết.
- Theo các luật gia La Mã thì đồ vật tái chế thuộc quyền sở hữu của người chế tác ( nếu người chế tác là chủ sở hữu nguyên liệu, hoặc đã trả tiền nguyên liệu ), hoặc thuộc quyền sở hữu của người có nguyên liệu (nếu anh ta trả tiền công cho người chế tác ).
- Còn đối với những đồ vật liên kết ( một đồ vật có các thành phần cấu thành thuộc một số chủ sở hữu ) thì vật đó thuộc quyền sở hữu của những ai có thành phần cấu thành cơ bản trong đó, hoặc sở hữu vẫn thuộc về các chủ nhân thành phần đồ vât, tức là xuất hiện quyền sở hữu chung.
b. Căn cứ phái sinh: là những căn cứ mà từ đó quyền sở hữu được xác lập đối với vật phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu trước đó(chuyển dịch quyền sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu)
5. Chấm dứt quyền sở hữu
Chấm dứt quyền sở hữu: quyền sở hữu được chấm dứt trong các trường hợp:
- Vật bị tiêu hủy hay do quy định của pháp luật trở thành vật cấm lưu thông
- Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản
- Chủ sở hữu bị tước bỏ quyền sở hữu(bị tịch thu tài sản, người khác xác lập quyền sở hữu
theo thời hiệu)
6. Quyền sở hữu chung
Trong sở hữu chung, mỗi một chủ sở hữu đều có một quyền sở hữu. Cho nên sự chấm đứt quyền sở hữu của một người sẽ dẫn tới sự gia tăng quyền sở hữu của a sở hữu đều phải dựa vào sự thống nhất ý kiến. Mỗi người đều có quyền đòi được chia tài sản chung vào bất cứ lúc nào cần thiết.
Trong trường hợp không thoả thuận được phân chia tài sản, quan toà có thể phân chia tài sản thành các phần và xác định cụ thể từng chủ sở hữu chung có quyền đối với những phần cụ thể trong khối tài sản chung đó. Nếu tài sản là vật không chia được thì áp dụng theo nguyên tắc người nhận tài sản trong số các chủ sở hữu phải thanh toán giá trị phần còn lại tài sản cho các đồng chủ sở hữu khác.
Chủ thể của quyền sở hữu có thể là một người hoặc nhiều người, bởi lẽ mỗi một chủ sở hữu có phần của mình được phân chia chính xác theo tỷ lệ toán học đối với vật.
Ví dụ: chủ của 1/2 hay 1/3 vật.
Vật chỉ có thể được định đoạt với sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu chủ, Luật Lama không phân chia quyền sở hữu hoặc sở hữu có thời hạn.
Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6162 để được giải đáp thêm.
Trân trọng./
Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty luật Minh Khuê