Luật sư tư vấn về chủ đề "tập đoàn kinh tế"
tập đoàn kinh tế | Luật Minh Khuê - Trang tin tư vấn pháp luật, tổng đài luật sư tư vấn, bài viết giải đáp pháp luật về chủ đề tập đoàn kinh tế.
Luật sư cho em hỏi: Công ty em hoạt động 12 về lĩnh vực kinh doanh gạch ốp, lát ( xuất hóa đơn gạch). Đầu năm 2015 bên em có mua 4 chiếc ô tô tải để kinh doanh vận tải (trên giấy đăng kí kinh doanh có mục kinh doanh vận chuyển) . Vậy giờ em muốn xuất hóa đơn vận chuyển thì có cần thêm thủ tục gì không ạ. Em cảm ơn!
Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá IX), Chính phủ đã tiến hành từng bước hình thành thí điểm các Tập đoàn kinh tế (TĐKT) với mục tiêu: hình thành một số TĐKT mạnh trong một số lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh, có khả năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.
Trên thế giới hiện chỉ ba nước có quy định riêng điều chỉnh tập đoàn: Đức (German Aktiengesetz – 1965), Bồ Đào Nha (“Código das Sociedades Comerciais”) và Brazil (“Lei das Sociedades Anónimas” of 1976). Trong đó Đức được coi là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Bài viết dưới đây được coi như gợi ý trong việc xây dựng mô hình tập đoàn kinh tế (TĐKT) tư nhân tại VN.
Nghị định 101/2009/NĐ-CP về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước đã chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2009.
Theo báo Thanh Niên, Ngày 25-5-2009, hội thảo về tập đoàn kinh tế nhà nước đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, chuyên môn.
Ngày 23.4.2008 trong và bên lề Hội nghị Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, người ta đã được nghe những lời bộc bạch "lấy ngắn nuôi dài" của những người đứng đầu một số "tập đoàn" lớn, các tổ chức được Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng gọi là các "anh cả" của nền kinh tế...
Thực hiện thí điểm hoạt động các tập đoàn kinh tế trong gần 5 năm qua là đưa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa IX của Đảng vào cuộc sống. Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện mô hình này là đòi hỏi khách quan và thực tiễn để xây dựng những tập đoàn kinh tế mạnh ở Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế, thực hiện tốt mục tiêu bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bài viết dưới đây của LS. Nguyễn Ngọc Bích tiếp cận vấn đề thừa nhận pháp lý đối với tập đoàn kinh tế tư nhân qua ba khía cạnh: kinh tế, quản trị và luật pháp...
Từ thời điểm 1/7/2010, các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước được chuyển đổi thành các công ty TNHH một thành viên, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đây là một sự kiện pháp lý quan trọng, theo cam kết khi gia nhập WTO, đánh dấu một bước tiến mới trên lộ trình hội nhập của Việt Nam. Tuy nhiên, trước và sau sự kiện quan trọng này có nhiều việc cần bàn.
TÓM TẮT: Tập đoàn kinh tế và các Tổng công ty Nhà nước là mô hình doanh nghiệp thể hiện sức mạnh kinh tế của một đất nước. Vấn đề quản lý và năng lực quản lý của Nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước luôn là vấn đề được quan tâm cả ở phương diện kinh tế và phương diện xã hội.
Nghị định 101 của Chính phủ đã góp phần xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của các tập đoàn kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề.
Cho đến nay chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh một cách đầy đủ và tập trung về mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Có thể tìm thấy một số quy định về khái niệm tập đoàn và các quy định liên quan đến cách thức tổ chức quản lý tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ – công ty con tại một số văn bản pháp luật sau:
Kết quả mới được công bố của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm của tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) trong đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm “bể thử mô hình tàu thuỷ”, kết quả kiểm toán tại tập đoàn Than – khoáng sản (TKV)…
Để tránh khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, việc hội nhập vào kinh tế toàn cầu đòi hỏi chúng ta không chỉ đạt tốc độ tăng trưởng cao, phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, mà còn phải phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của các ngành kinh tế mũi nhọn. Muốn vậy, từng bước hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế có tầm vóc quốc tế, tạo thế và lực để cạnh tranh trên toàn cầu.
Trong bối cảnh chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp quốc doanh đã bộc lộ những khuyết tật cơ bản của nó. Vừa xây dựng kinh tế thị trường. VN vừa phải chuyển đổi thói quen của một xã hội nhiều năm dựa vào quốc doanh sang một xã hội dựa vào đa dạng hóa sở hữu trong môi trường cạnh tranh.
Dù thị trường chứng khoán bắt đầu nóng lại khoảng hai tháng qua nhưng tiến trình cổ phần hoá (CPH) doanh nghiệp, đặc biệt là khối tập đoàn, tổng công ty (TCTY) nhà nước vẫn ì ạch. Đến nay, theo ông Phạm Viết Muôn, phó trưởng ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển doanh nghiệp trung ương, chưa có tập đoàn nào hoàn thành CPH công ty mẹ – tập đoàn, còn các TCTY CPH chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng ở đó đang nổi lên những tiêu cực chỗ này, chỗ khác.
Tập đoàn kinh tế (TĐKT) không có tư cách pháp nhân, không phải một doanh nghiệp. Vì vậy, đặt vấn đề quản trị TĐKT dường như là vô nghĩa. Song, xét cả về lý thuyết và thực tiễn, vấn đề không đơn giản như vậy. TĐKT hình thành, tồn tại và phát triển được là nhờ những liên kết giữa các doanh nghiệp độc lập với nhau. Do đó, quản trị TĐKT chính là quản trị những liên kết đó.
Trong quá trình sửa đổi, bổ sung Nghị định 109/2007/NĐ-CP về việc chuyển DN 100% vốn nhà nước thành CTCP, Bộ Tài chính đã đưa ra một số đề xuất mới về bán cổ phần cho cổ đông chiến lược, nhằm tháo gỡ đang làm cản trở quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp (DN) 100% vốn nhà nước”, ông Đặng Quyết Tiến,Phó cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) tiết lộ.
Sẽ chưa có thay đổi nào trong mô hình quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước. Đây là quyết định của Chính phủ sau khi thông qua Dự thảo Nghị định thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước.