Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho bộ phận luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến, vấn đề bạn quan tâm xin được trao đổi cụ thể như sau:

 

1. Hiểu thế nào là kiểu dáng công nghiệp ?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.

Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là thủ tục hành chính được Cục sở hữu trí tuệ tiến hành, nói cách khác đây là chính là việc chủ nhật sở hữu tiến hành nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu tuệ để được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền cho kiểu dáng.

Điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có tính mới.

- Có tính sáng tạo.

- Có khả năng áp dụng công nghiệp.

 Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có.

- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.

- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

 

2. Tại sao phải đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp đối với sản phẩm, hàng hóa xuất phát vì :

- Quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được thể hiện trên cơ sở bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được Cục sở hữu trí tuệ cấp theo thủ tục kiểu dáng công nghiệp.Văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp được gọi là " bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp". Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp sẽ gồm các nội dung cơ bản sau: thông tin chủ sở hữu, thông tin ngày nộp đơn, ngày cấp văn bằng bảo hộ, thông tin về kiểu dáng sản phẩm đăng ký, thông tin thời gian hiệu lực của văn bằng.

- Việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trước khi đưa ra thị trường để hạn chế rủi ro, tăng thêm giá trị của hàng hóa, dịch vụ, nâng cao vị trí cạnh tranh trên thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng.

- Được độc quyền sử dụng kiểu dáng trong thời hạn 15 năm,do đó tạo ra rất nhiều lợi thế cạnh tranh với bên khác.Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có độc quyền sử dụng, chuyển nhượng hoặc chuyển quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp của mình.

- Đăng ký kiểu dáng công nghiệp giúp doanh nghiệp tăng uy tín, góp phần lớn cho mục tiêu gây dựng hình ảnh của doanh nghiệp nhờ sự gắn kết của doanh nghiệp với một kiểu dáng cụ thể.

 

3. Lợi ích của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là gì?

Trong quá trình kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thì việc sở hữu kiểu dáng công nghiệp độc quyền là một lợi thế vô cùng quan trọng . Khi chủ thể tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ đảm bảo được những lợi ích sau :

- Khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho một sản phẩm sẽ tạo ra sự hấp dẫn, thu hút khách lựa chọn sản phẩm này thay bằng sản phẩm khác.

- Kiểu dáng công nghiệp là tài sản của doanh nghiệp giúp làm tăng giá trị thương mại của công ty. 

- Đóng vai trò qua trọng trong việc tiếp thị thành công một số loại sản phẩm, giúp xác định hình ảnh thương hiệu của công ty, giúp doanh nghiệp tăng uy tín, tăng doanh thu.

 

4. Quy định về tính mới kiểu dáng công nghiệp và tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp

* Tính mới của kiểu dáng công nghiệp:

- Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

- Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.

- Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.

- Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp  được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố.

* Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp:

-  Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

 

5. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Sau khi tra cứu khả năng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp cần chuẩn bị những hồ sơ sau đây:

- 02 tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu số 03-KDCN Phục lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.

- 01 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp ( bao gồm cả hình vẽ, nếu có) : bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của kiểu dáng công nghiệp; phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bộ hình vẽ và gồm các nội dung sau:

+ Tên sản phẩm / bộ phận sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp.

+ Chỉ số phân loại kiểu dáng công nghiệp quốc tế.

+ Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp.

+ Các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.

+ Ảnh chụp hoặc hình vẽ.

+ Bản chất và đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ khác biệt với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.

- 4 bộ ảnh chụp/ bãn vẽ:

+ Phải rõ ràng và sắc nét. Không được lẫn các sản phẩm khác với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ.

+ Phải theo cùng một tỉ lệ.

+ Kích thước mỗi ảnh chụp/hình ảnh không được nhỏ hơn ( 90 x 120 ) mm và không được lớn hơn ( 210 X 297 )mm.

+ Phải thể hiện đầy đủ bản chất của kiểu dáng công nghiệp như đã được mô tả nhằm xác định phạm vi bảo hộ kiểu sáng công nghiệp đó.

- Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp thông qua đại diện.

- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký ( nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác ); quyền ưu tiên ( nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên ).

- Chứng từ nộp phí, lệ phí ( nếu có ).

Sau chuẩn bị hồ sơ, người nộp đơn có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục sở hữu trí tự tại Hà Nội hoặc 02 văn phòng đại diện của Cục tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

- Địa chỉ Cục Sở hữu trí tuệ : số 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh: lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 -19 Tôn Thất Tùng , phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng : tầng 3, số 135 đường Minh Mạng , phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ về lợi ích khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trực tuyến qua điện thoại, gọi số: 0986.386.648 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.