Mục lục bài viết
- 1. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội thì thẻ bảo hiểm y tế có dùng được không?
- 2. Chuyển bảo hiểm xã hội có được chuyển bảo hiểm y tế không ?
- 3. Mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) tối thiểu là bao nhiêu tiền ?
- Mức đóng bảo hiểm y tế tối thiểu
- Mức hưởng BHYT đúng tuyến:
- Mức hưởng BHYT trái tuyến:
- 4. Hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cần gồm nhữn gì ?
- 5. Những trường hợp nào được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế ?
1. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội thì thẻ bảo hiểm y tế có dùng được không?
1. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội là như thế nào ?
Điều 88. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và các trường hợp khác tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Điều 16. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộcTạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Điều 88 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:1. Các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:a) Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;b) Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.2. Điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:Người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi có một trong các điều kiện sau:a) Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên;b) Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).........
2.Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội có được dùng thẻ bảo hiểm y tế ?
Điều 5. Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:1. Mức đóng và trách nhiệm đóng của người lao động1.1. Người lao động quy định tại Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.1.2. Người lao động quy định tại Điểm 1.6 Khoản 1 Điều 4, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.1.3. Người lao động quy định tại Tiết a, c và Tiết d Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4: mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.1.4. Người lao động quy định tại Điểm 1.8 Khoản 1 Điều 4: Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước đó đối với người lao động đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.1.5. Người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 4, thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.1.6. Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 4 và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng tháng: mức đóng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động trước khi nghỉ việc hoặc chết vào quỹ hưu trí và tử tuất.2. Mức đóng và trách nhiệm đóng của đơn vị tại Khoản 3 Điều 42.1. Đơn vị hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 như sau:a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;b) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.2.2. Đơn vị hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm 1.6 Khoản 1 Điều 4.
Điều 14. Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;2. Đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN.
3. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội có được dùng thẻ bảo hiểm y tế để đi khám chữa bệnh hay không ?
1. BHXH tỉnh, thành phố:a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo rà soát, hướng dẫn, tuyên truyền tới các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp) thuộc các ngành nghề dịch vụ vận tải hành khách, du lịch, lưu trú, nhà hàng và các ngành nghề đặc biệt khác gặp khó khăn do dịch bệnh gây ra, dẫn đến không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên, hoặc bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra (không kể giá trị tài sản là đất) theo quy định tại Khoản 1 Điều 88 Luật BHXH năm 2014; các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 16 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ và Điều 28 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.b) Tiếp nhận, giải quyết ngay hồ sơ đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 6 năm 2020 khi nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp và không tính lãi theo quy định. Trong trường hợp đến hết tháng 6/2020 dịch Covid-19 vẫn chưa thuyên giảm, nếu doanh nghiệp có đề nghị thì kịp thời phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố gửi BHXH Việt Nam để xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 12/2020.c) Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, không thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng, hoặc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 gây ra nếu doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm; đồng thời, hàng tháng đôn đốc doanh nghiệp đóng đầy đủ, kịp thời quỹ ốm đau, thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.d) Kết thúc thời gian tạm dừng đóng (hết tháng 6/2020), kịp thời thông báo và đôn đốc doanh nghiệp đóng đủ các quỹ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất, bao gồm cả việc đóng bù quỹ hưu trí và tử tuất của thời gian tạm dừng đóng trước đó.đ) Thường xuyên, theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo đúng quy định của pháp luật nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tránh lạm dụng, trục lợi. Định kỳ trước ngày 05 hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện về BHXH Việt Nam (theo mẫu đính kèm).
>> Xem thêm: Người đang hưởng lương hưu mất thì thân nhân có được trợ cấp không ?
2. Chuyển bảo hiểm xã hội có được chuyển bảo hiểm y tế không ?
Trả lời
Tại Điều 26 Luật bảo hiểm y tế 2008 (Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014) quy định: Người tham gia BHYT có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp người tham gia BHYT phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu được ghi trong thẻ BHYT.
Nếu bạn muốn chuyển bạn cần làm các thủ tục sau theo Thông tư 40/2015/TT- BYT của Bộ Y tế : Hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:
- Đơn đề nghị của người tham gia
- VB đề nghị của đơn vị
- Giấy xác nhận của UBND cấp xã hoặc cơ quan/đơn vị quản lý, photo các giấy tờ chứng minh việc thay đổi nơi cư trú
- Thẻ BHYT
Và gửi bảo hiểm xã hội nơi bạn muốn chuyển đến.
Trân trọng./.
>> Xem thêm: Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, đất đai, Bảo hiểm y tế ?
3. Mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) tối thiểu là bao nhiêu tiền ?
Trả lời:
Kính chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, rất hân hạnh được trả lời câu hỏi của bạn.
Nhà nước chưa có quy định về mức lương tối thiểu của nhân viên khi tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Về đối tượng tham gia và mức phí được quy định tạic như sau:
Điều 13. Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 43 Luật việc làm và các văn bản hướng dẫn thii hành
1. Người lao động
1.1. Người lao động tham gia BHTN khi làm việc theo HĐLĐ hoặc HĐLV như sau:
a) HĐLĐ hoặc HĐLV không xác định thời hạn;
b) HĐLĐ hoặc HĐLV xác định thời hạn;
c) HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
1.2. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; người giúp việc gia đình có giao kết HĐLĐ với đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều này không thuộc đối tượng tham gia BHTN.
2. Đơn vị tham gia BHTN
Đơn vị tham gia BHTN là những đơn vị quy định tại Khoản 3 Điều 4.
Đơn vị tham gia BHTN là những đơn vị quy định:
Điều 14. Mức đóng và trách nhiệm đóng
1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
2. Đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN.
Điều 15. Tiền lương tháng đóng BHTN
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 6.
2. Người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản 2 Điều 6. Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.
Mức đóng bảo hiểm ý tế trong trường hợp này
Tổng mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của người lao động bằng 4,5% mức tiền lương tháng.
Trong đó, người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Với quy định này, có thể xác định được mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động trong các doanh nghiệp trong năm 2020 như sau:
Mức đóng bảo hiểm y tế tối thiểu
Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595 nêu rõ:
- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
- Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
- Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Cụ thể:
Đơn vị tính: đồng/tháng
Vùng |
Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc |
Mức đóng BHYT của người lao động |
Người làm việc trong điều kiện bình thường |
||
Vùng I |
4.420.000 |
66.300 |
Vùng II |
3.920.000 |
58.800 |
Vùng III |
3.430.000 |
51.450 |
Vùng IV |
3.070.000 |
46.050 |
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề |
||
Vùng I |
4.729.400 |
70.941 |
Vùng II |
4.194.400 |
62.916 |
Vùng III |
3.670.100 |
55.051 |
Vùng IV |
3.284.900 |
49.273 |
Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm |
||
Vùng I |
4.641.000 |
69.615 |
Vùng II |
4.116.000 |
61.740 |
Vùng III |
3.601.500 |
54.022 |
Vùng IV |
3.223.500 |
48.352 |
Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm |
||
Vùng I |
4.729.400 |
70.941 |
Vùng II |
4.194.400 |
62.916 |
Vùng III |
3.670.100 |
55.051 |
Vùng IV |
3.284.900 |
49.273 |
Mức hưởng bảo hiểm y tế
Chi phí khám, chữa bệnh các bệnh thông thường, chưa kể đến các bệnh nan y tại các cơ sở y tế hiện nay không phải là con số nhỏ. Bằng việc tham gia BHYT, tùy thuộc vào tuyến khám, chữa bệnh, người tham gia sẽ được hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần.
Mức hưởng BHYT đúng tuyến:
- 100% chi phí nếu là:
+ Các đối tượng thuộc lực lượng công an, quân đội;
+ Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
+ Trẻ em dưới 6 tuổi;
+ Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
+ Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; tại xã đảo, huyện đảo;
+ Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
+ Khám, chữa bệnh một lần thấp hơn 15% mức lương cơ sở (Từ 01/01/2020, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng; từ 01/7/2020, mức lương cơ sở là 1,6 triệu đồng/tháng) và tại tuyến xã;
+ Tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.
- 95% chi phí nếu là:
+ Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
+ Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ người được BHYT chi trả 100% chi phí;
+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
- 80% chi phí nếu là các đối tượng khác.
Mức hưởng BHYT trái tuyến:
- 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương;
- 60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh;
- 100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện.
Riêng người sống tại xã đảo, huyện đảo; người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn đi khám không đúng tuyến vẫn được hưởng theo mức hưởng đúng tuyến.
4. Hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cần gồm nhữn gì ?
>> Luật sư tư vấn Luật lao động trực tuyến, gọi:1900.6162
Trả lời:
1. Thủ tục chốt sổ BHXH
Theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH, thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:
Bước 1: Báo giảm lao động
Hồ sơ cần chuẩn bị để báo giảm lao động gồm:
- Tờ khai điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
- Tờ khai đơn vị điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS);
Doanh nghiệp hoàn thiện các giấy tờ nêu trên và gửi tới cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp tham gia.
Bước 2: Chốt sổ bảo hiểm xã hội
Hồ sơ làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm gồm:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Công văn chốt sổ của đơn vị (Mẫu D01b-TS);
Doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ và gửi tới cơ quan BHXH qua phần mềm BHXH hoặc qua đường bưu điện để được giải quyết.
Hiện nay, thời gian xác nhận sổ BHXH là không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2. Đăng ký khám chữa bệnh ban đầu:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014, việc đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực hiện như sau:
“1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.”
Từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quy định riêng về thủ tục, thời gian thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quỹ.
Trường hợp bạn muốn thay đổi nơi đăng kí khám, chữa bệnh ban đầu thì có thể đổi thẻ BHYT ngay khi thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng. Hồ sơ thay đổi cơ sở khám chữa bệnh ban đầu gồm có:
– Đơn đề nghị cấp lại, đổi thẻ (mẫu D01-TS)
– Thẻ BHYT cũ còn giá trị.
Số lượng hồ sơ: 1 bộ nộp tại BHXH quận/huyện.
Việc đổi thẻ BHYT do thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu chỉ thực hiện vào 10 ngày đầu của tháng đầu mỗi quý.
Bạn có thể đăng ký thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu vào ngày 20 tháng cuối quý trước cho đến ngày 10 tháng đầu quý sau.
Lưu ý, bệnh viện nơi bạn muốn thay đổi làm nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu phải thuộc danh mục các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu.
3. Đóng bảo hiểm đối với người thiếu tuổi về hưu nhưng thừa năm đóng bảo hiểm.
Căn cứ vào Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc hội quy định về đối tượng đóng BHXH bắt buộc:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Như vậy, trong trường hợp người lao động mà bạn đề cập tới thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm bắt buộc. Đây là loại bảo hiểm mà người lao động và người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải tham gia. Do vậy, nếu lao động đó vẫn tiếp tục làm việc thì vẫn phải tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội dù đã đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
>> Xem thêm: Người về hưu có phải mua thẻ bảo hiểm y tế nữa hay không ?
5. Những trường hợp nào được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế ?
>> Luật sư tư vấn luật lao động về chế độ bảo hiểm y tế, gọi : 1900.6162
Nội dung trả lời:
Căn cứ khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH:
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Như vậy nếu bạn nghỉ việc không lương từ 14 ngày trở lên trong tháng và việc nghỉ này để hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật bảo hiểm y tế thì bạn vẫn được hưởng quyền lợi của BHYT.
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc hội:
"5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội."
Như vậy nếu bạn không đóng liên tục thì thời gian bạn đóng bảo hiểm xã hội được xác định là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Tham khảo bài viết liên quan:Tư vấn chuyển bảo hiểm y tế ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn luật Bảo hiểm xã hội - Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Xử lý kỷ luật công chức vi phạm sinh con thứ 3 có bị buộc thôi việc không ?