Mục lục bài viết
- 1.Hội đồng tái thẩm có những quyền gì đối với bản án, quyết định hình sự bị kháng nghị?
- 2. Quy định của pháp luật về thẩm quyền của HĐTT và thẩm quyền của HĐGĐT trong tố tụng hình sự
- 3. Những điểm giống và khác nhau của thẩm quyền của HĐGĐT và HĐTT
- 4. Về quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm
- 5. Phân biệt giữa tái thẩm và giám đốc thẩm
1.Hội đồng tái thẩm có những quyền gì đối với bản án, quyết định hình sự bị kháng nghị?
>> Xem thêm: Điều tra viên là gì ? Quy định về điều tra viên trong vụ án hình sự
Trong tố tụng hình sự, tái thẩm là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó. Những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là:
- Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật
- Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;
- Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;
- Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.
Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm đối với bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được quy định tại Điều 402 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể bao gồm:
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
2. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
3. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.
4. Đình chỉ việc xét xử tái thẩm.
2. Quy định của pháp luật về thẩm quyền của HĐTT và thẩm quyền của HĐGĐT trong tố tụng hình sự
>> Xem thêm: Khám nghiệm hiện trường là gì? Khái quát chung về khám nghiệm hiện trường
3. Những điểm giống và khác nhau của thẩm quyền của HĐGĐT và HĐTT
>> Xem thêm: Lú luận về động cơ phạm tội trong vụ án hình sự ?
Giống nhau: Hội đồng giám đốc thẩm và Hội đồng tái thẩm khi xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật đều có các quyền: không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án đã có hiệu lực pháp luật; Hủy bán án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án và cả 2 thủ tục thì hội đồng không có quyền sửa lại bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Khác nhau:
Thứ nhất, Hội đồng giám đốc thẩm có quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại. Còn hội đồng tái thẩm có thẩm quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại. Có sự khác nhau đó vì xét lại theo thủ tục tái thẩm thì căn cứ để kháng nghị đó là phát hiện tình tiết mới, đã là tình tiết mới thì phải được có ngày từ đầu nên nếu sai thì phải sai từ sơ thẩm còn với thủ tục giám đốc thẩm thì pháp luật quy định sai ở đâu xét lại ở đó.
Thứ hai, Hội đồng giám đốc thẩm có quyền giữ nguyên bản án của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa còn hội đồng tái thẩm thì không có thẩm quyền này.
4. Về quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm
>> Xem thêm: Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự”
Về quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm, BLTTHS nước ta cho phép Hội đồng giám đốc thẩm có quyền: 1/ Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị, giữ nguyên bản án đã có hiệu lực pháp luật; 2/ Hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án; 3/ Hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại. Đồng thời không cho phép Hội đồng giám đốc thẩm có quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại. Nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự một số nước cho thấy không có nước nào quy định về thẩm quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại như luật tố tụng hình sự Việt Nam. Luật tố tụng hình sự Cộng hòa Pháp và luật tố tụng hình sự của Nhật Bản quy định hội đồng giám đốc thẩm có các quyền: không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị, giữ nguyên bản án đã có hiệu lực pháp luật; Hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án; hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại. Luật tố tụng hình sự Trung Quốc và Liên bang Nga quy định Tòa án cấp giám đốc thẩm có các quyền: không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị, giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án; hủy bản án, quyết định của Tòa án và đình chỉ tố tụng đối với vụ án; hủy bản án, quyết định của Tòa án và trả lại vụ án để xét xử lại; sửa bản án, quyết định của Tòa án.
Có thể thấy rằng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định cho phép Tòa án cấp giám đốc thẩm hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để tiến hành tố tụng lại từ giai đoạn điều tra là không khoa học. Bởi lẽ, vai trò, mục đích của thủ tục giám đốc thẩm chủ yếu là uốn nắn những phán quyết, quyết định sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới nên chỉ hủy để xét xử lại. Vì vậy, tác giả kiến nghị cần bỏ thẩm quyền này của Tòa án cấp giám đốc thẩm khi sửa đổi, bổ sung BLTTHS cũ
5. Phân biệt giữa tái thẩm và giám đốc thẩm
Tiêu chí | Giám đốc thẩm | Tái thẩm |
Tính chất | Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. (điều 370 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015) | Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó. (điều 397 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015) |
Đối tượng | Là bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị do có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án.
| Là bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện tình tiết quan trọng có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. |
Thành phần tham gia phiên tòa | Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án triệu tập đương sự hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm vẫn tiến hành phiên tòa. | Chỉ triệu tập đương sự ( người có lợi ích trực tiếp) ngay cả khi xét thấy cần thiết, nếu đương sự vắng mặt vẫn tiến hành phiên tòa bình thường. |
Căn cứ | Phát hiện ra có sai lầm, vi phạm nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án | Phát hiện được tình tiết quan trọng làm thay đổi nội dung cơ bản của bản án, quyết định mà tòa án và các đương sự không biết được khi tòa án giải quyết vụ án.
|
Những người có quyền kháng nghị | – Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao. Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. – Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực. – Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. | – Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. – Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực. – Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. |
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật hình sự, luật tố tụng hình sự về thẩm quyền hội đồng giám đốc thẩm vụ án hình sự - Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến.
Trân trọng./.
>> Xem thêm: Lú luận về động cơ phạm tội trong vụ án hình sự ?
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh KHuê