1 Quy định thế chấp tài sản doanh nghiệp tư nhân

Trong quan hệ thế chấp tài sản, bên có nghĩa vụ phải dùng tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình được gọi là bên thế chấp. Bên có quyền được gọi là bên nhận thế chấp. Chủ thể của thế chấp tài sản phải có đủ điều kiện mà pháp luật đã quy định đối với người tham gia giao dịch dân sự nói chung.

Bên thế chấp tài sản có thể chính là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp thế chấp, có thể là người thứ ba thế chấp (quyền sử dụng đất ) bảo đảm cho bên có nghĩa vụ.

Nguyên tắc xác định tài sản bảo đảm nói chung và nói riêng, xác định tài sản thế chấp, được thiết lập theo Điều 295 BLDS:

- Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

- Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

- Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

- Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Tài sản thế chấp có thể là vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá, tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản đang cho thuê, cho mượn cũng được dùng để thế chấp.

Các bên có thể thỏa thuận dùng toàn bộ hoặc một phần tài sản để thế chấp:

- Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.

2 Điều kiện thế chấp cơ sở kinh doanh

Cơ sở sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh việc thế chấp cơ sở kinh doanh là nghiệp vụ cho phép nhà kinh doanh được vay tiền bằng cách đem cơ sở kinh doanh ra đảm bảo nợ việc thế chấp cần những điều kiện sau

- Việc thế chấp được thực hiện bằng một văn bản viết, không có công chứng viên thị thực, hay do công chứng viên lập ra .Văn bản này phải chỉ rõ tên chủ sở hữu của cơ sở tên người chủ nợ được đảm bảo số tiền vay và thời hạn vay. Văn bản đó còn phải chỉ rõ thế chấp những bộ phận nào của cơ sở kinh doanh; nếu không ghi cụ thể những cái đó, thì được coi như chỉ đem thế chấp cơ sở, lượng khách hàng, tên hiệu, biển hiệu, và quyền được thuê nhà xưởng.
- Việc thế chếp phải đựợc đăng ký tại Phòng lục sự của Tòa án thương mại trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi có văn bản thế chấp. Hết hạn đó, không được đăng ký thế chấp nữa.

3 Hệ quả của việc thế chấp

Thế chấp cơ sở kinh doanh có những hệ quả sau

1. Đối với người mua cơ sở kinh doanh có mắc nợ
Doanh nhân vẫn đến tiếp nhận cơ sở nhưng nếu muốn di chuyển địa điểm của cơ sở kinh doanh thì người đó phải báo cho chủ nợ có thế chấp biết để chủ nợ có thế chấp đăng ký lại hoặc chỉ sửa đăng ký cũ nếu cơ sở kinh doanh vẫn thuộc quản hạt tòa án trước.
Nếu không thông báo cho chủ nợ có thế chấp, thì coi như thời hạn đã đến và người mắc nợ phải trả nợ ngay.
Nếu muốn hủy bỏ hợp đồng thuê nhà xưởng, cũng phải thông báo cho chủ nợ biết.
Người mắc nợ không được bán lẻ các bộ phận của cơ sở đã thế chấp, nếu không thì họ phạm vào tội biển thủ các vật thế chấp.
2 Đối với chủ nợ có đảm bảo
- Trong trường hợp bán cơ sở kinh doanh, người chủ nợ có đảm bảo đựơc quyền ưu tiên về giá bán; người đó được trả nợ trước các chủ nợ thường. ...Nếu có nhiều chủ nợ có đảm bảo thì xếp thứ tự ưu tiên theo ngày tháng của việc đăng ký.Tuy nhiên, các chủ nợ có đảm bảo được trả nợ sau các công nhân viên chức, sau việc trả các án phí và các nợ kho bạc (tức là thuế).
- Người chủ nợ có đảm bảo, có quyền theo vật thế chấp, tức là nếu cơ sở bị dem bán thì chủ nợ có thể đề nghị tạm giữ và bán cơ sở đó, bất cứ nó đang thuộc tay ai; vì vậy, người mua cơ sở có lợi nếu trả tiền trước cho các chủ nợ có đảm bảo, hơn là trả cho người bán.
Để đảm bảo hơn cho chủ nợ có vật thế chấp điều 4 của luật ngày 17-3-1909 quy định chủ sở hữu nhà xưởng cho một cơ sở kinh doanh thuê muốn hủy bỏ hợp đồng cho thuê, phải thông báo cho các chủ nợ có thế chấp biết và tòạ án chỉ được xử quyết định bán đấu giá một tháng sau đó. Thời hạn này cho phép các chủ nợ can thiệp, như trả tiền thuê.để tránh việc làm mất quyền thuê nhà mà hậu quả là mất luôn cả cơ sở kinh doanh.
- Sau cùng, các chủ nợ cố thế chấp, 8 ngày sau khi đòi nợ vẫn không được trả, có thể yêu cầu Tòa án thương mại ra lệnh bán đấu giá cơ sở, và trong khi chờ đợi việc bán đó, tòa án giao việc quản trị cơ sở cho một người quản lý

4 Cầm cố các dụng cụ ,thiết bị

Trong quan hệ nghĩa vụ, để bảo đảm quyền và các lợi ích của người có quyền không bị xâm phạm thì các bên có thể thoả thuận xác lập một biện pháp bảo đảm đối vật, theo đó bên có nghĩa vụ phải giao cho người có quyền một tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền đã có sẵn một tài sản mà người có nghĩa vụ đã giao cho mình để khấu trừ phần nghĩa vụ chưa được thực hiện. Vì vậy, về phương diện ngữ nghĩa thì cầm cố tài sản là việc một người cầm trước (giữ sẵn) một tài sản của người khác để bảo đảm cho quyền, lợi ích của mình.

Việc cầm cố tài sản thường được đặt ra bên cạnh một hợp đồng dân sự nhưng cũng có thể được đặt ra bên cạnh một nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Bất luận ở trường hợp nào, cầm cố tài sản đều là kết quả của sự thoả thuận từ hai phía và với mục đích bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba phải bằng tài sản của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ đó trước bên có quyền.

Việc mua chịu các dung cụ và thiết bi hành nghề có thể đảm bảo đối với người bán bằng cách cầm cố các dụng cụ hay thiết bị đó. Cũng có thể cầm cố như thế đối với người cho vay tiền để mua sắm dụng cụ thiết bị.
Về Thể thức
Việc cầm cố làm bằng công chứng thư hay tự chứng thư, trong thời hạn chậm nhất là 2 tháng, kể từ ngày giao thiết bị, nếu không thì việc cầm cố không có giá trị (điều 3 luật ngày 8-1-1951 được luật ngày 19-12-1969 sứa đổi)
Trong thời hạn 15 ngày sau khi có văn bản cầm cố, phải đăng ký cầm cố tại Phòng lục sự Tòa án thương.mại. Ngoài ra, theo yêu cầu của chủ nợ, các vật cầm cố phải có một biểu tượng rõ, gắn cố định vào một bộ phận chủ yếu có ghi địa điểm thời điểm và sổ đăng ký việc cầm cố các vật đồ.

5 Hệ quả của việc cầm cố

- Quyền được ưu tiên trả nợ
Trong trường hợp đến hạn mà nợ chưa trả, người chủ nợ có đảm bảo bằng cầm cố có thể yêu cầu bán các thiết bị, dụng cụ và người đó sẽ được trả nợ ưu tiên trên số tiền bán được; người ấy chỉ đi sau ưu tiên chi trả các án phí, các phí tổn bảo quản vật cầm cố, lương và phụ cấp cho các người làm công ăn lương theo điều 47a của quyển Bộ luật lao động.
- Quyền được theo vật cầm cố.
Để thực hiện quyền ưu tiên nói trên, người chủ nợ có đảm bảo có thể thưc hiện quyền của mình đối vối tất cả những người mua vật cầm cố.

6 Xử lý tài sản thế chấp và chấm dứt thế chấp tài sản

Nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản thế chấp được xử lý để thực hiện nghĩa vụ.

Việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện thông qua phương thức bán đấu giá. Tuy nhiên, nếu các bên đã thoả thuận trước hoặc khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ các bên tự thoả thuận về phương thức xử lý tài sản thì tài sản thế chấp được xử lý theo thoả thuận của các bên. Bên nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản thế chấp sau khi trừ chi phí bảo quản và các chi phí liên quan khác.

Trong trường hợp phải xử lý tài sản thế chấp để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn mà tài sản đó được dùng thế chấp để bảo đảm nhiều nghĩa vụ thì các nghĩa vụ khác dù chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn. Quyền được ưu tiên thanh toán của những người nhận thế chấp (các chủ nợ) được xác định theo thứ tự giống như thanh toán nghĩa vụ đối với những người nhận cầm cố tài sản.

Chấm dứt tài sản theo bộ luật dân sự
Biện pháp thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt
Việc thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chính, do đó khi nghĩa vụ chính được bảo đảm chấm dứt do bên thế chấp đã thực hiện xong nghĩa vụ hoặc theo các căn cứ chấm dứt do pháp luật quy định thì việc thế chấp cũng chấm dứt.
Ví dụ, A thế chấp quyền sử dụng đất của mình để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng X. Khi đến hạn, A đã thực hiện thanh toán toàn bộ số vay nợ của mình đối với ngân hàng X. Về nguyên tắc, nghĩa vụ được bảo đảm tức là nghĩa vụ hình thành trong hợp đồng vay của A và X đã chấm dứt do nghĩa vụ đã được hoàn thành, biện pháp thế chấp sẽ chấm dứt hiệu lực pháp luât.
- Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác
Pháp luật dự liệu hai trường hợp dẫn đến việc chấm dứt biện pháp bảo đảm là được hủy bỏ hoặc được thay thế, việc chấm dứt hiệu lực của biện pháp bảo đảm trong trường hợp này được hiểu như sau:
+ Hủy bỏ biện pháp thế chấp: Là trường hợp các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khi một trong các bên chủ thể có sự vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thế chấp. Khi các bên hủy bỏ hợp đồng thế chấp thì biện pháp này sẽ chấm dứt hiệu lực pháp luật.
+ Thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác: Thông thường khi một biện pháp bảo đảm được các bên thỏa thuận áp dụng vì lý do nào đó mà không thể thực hiện được biện pháp đó. Ví dụ, đối tượng của biện pháp bảo đảm đó không còn, hoặc bị xử lý bởi một quan hệ nào khác… Hoặc biện pháp đã áp dụng bị các bên thỏa thuận hủy bỏ thì các bên sẽ thỏa thuận để thay thế bằng một biện pháp bảo đảm khác.
Việc được hủy bỏ hoặc được thay thế bởi một biện pháp bảo đảm khác sẽ là căn cứ chấm dứt biện pháp bảo đảm đã bị hủy bỏ hoặc bị thay thế.
- Tài sản thế chấp đã bị xử lý
Xử lý tài sản là hoạt động cụ thể của các bên trong quan hệ nghĩa vụ hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hạch toán, thanh toán trên tài sản hướng đến mục đích lợi ích vật chất để khấu trừ được nghĩa vụ với bên có quyền. Như vậy, khi tài sản thế chấp bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ chính thì việc thế chấp cũng chấm dứt do tài sản thế chấp và mục đích của việc thế chấp không còn.
- Theo thỏa thuận của các bên
Ngoài ra, việc chấm dứt thế chấp tài sản cũng có thể được thực hiện theo thỏa thuận của các bên.

Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết , Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê

Công Ty Luật Minh Khuê xin cảm ơn!!