1. Thời gian hưởng chế độ sinh con, dưỡng sức sau sinh

Công ty em khong thông báo luật bảo hiểm mới thay đổi cho công nhân được biết thì bên công ty có phải chịu trách nhiêm về việc này k ạ. Mong luật minh khuê giải đáp sớm giúp e với.

Luật sư trả lời:Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư tư vấn pháp lý của công ty Luật Minh Khuê, sau thời gian nghiên cứu vấn đề của bạn cùng với các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan chúng tôi xin được trả lời bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

2. Nội dung tư vấn

Thứ nhất: Như những thông tin mà bạn đã chia sẻ chúng tôi nhận thấy rằng thời gian bạn nghỉ thai sản từ 17/4 đến 16//10 năm 2017 là đã đủ 6 tháng theo quy định của pháp luật. Tại khoản 1 điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định

"Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng."

Như vậy bạn bảo là đến 4/11/2017 bạn mới đủ 06 tháng là không đúng, rất có thể bạn nhầm về thời gian nghỉ chế độ thai sản. Thời gian nghỉ chế độ thai sản được tính là 06 tháng gồm cả những ngày nghỉ, ngày lễ chứ không tính mình ngày làm việc hành chính. Còn nếu bạn sinh từ hai con trở lên thì sinh thêm mỗi con được nghỉ thêm một tháng như luật định.

Thứ hai: Về thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh của bạn như đã chia sẻ là 07 ngày thì đối với trường hợp của bạn đã nghỉ quá hai ngay so với luật định. Với trường hợp của bạn không sinh mổ, không sinh đôi trở lên thì chỉ nghỉ dưỡng sức không quá 05 ngày trong một tháng làm việc đầu tiên. Nội dung này được quy định tại Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội như sau:

Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản

1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Như vậy đối với trường hợp của bạn khi không được công ty phổ biến quy định về pháp luật liên quan đến nghỉ chế độ thai sản cũng như nghỉ dưỡng sau sinh thì công ty có trách nhiệm giải trình với bạn cũng như các công nhân khác có chế độ nghỉ giống như bạn. Còn bây giờ khi công ty đã làm hồ sơ hưởng lương theo chế độ cho bạn đúng như những gì mà bạn đã thực hiện thì công ty hoàn toàn có căn cứ và nếu không thỏa đáng bạn cần liên hệ bên công đoàn để được giải đáp cụ thể hơn vì mỗi công ty có một chế độ khác nhau cho công nhân dựa trên căn cứ pháp luật.

2. Các chế độ bảo hiểm xã hội

 
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
 
a) Ốm đau;
 
b) Thai sản;
 
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
 
d) Hưu trí;
 
đ) Tử tuất.
 
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
 
a) Hưu trí;
 
b) Tử tuất.
 
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
 
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
 
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
 
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
 
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
 
5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

3. Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội

 
1. Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội.
 
2. Hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
 
3. Bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội và có biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ.
 
4. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung.
 
5. Ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội.
 
Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
 
1. Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách bảo hiểm xã hội.
 
2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
 
3. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.
 
4. Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội.
 
5. Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
 
6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
 
7. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
 
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
 
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
 
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
 
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
 
4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
 
5. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

4. Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội

 
1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
 
2. Ban hành mẫu sổ, mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
 
3. Tổ chức thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
 
4. Cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất.
 
5. Tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.
 
6. Hằng năm, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
 
7. Hằng năm, cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để người sử dụng lao động niêm yết công khai.
 
8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
 
9. Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
 
10. Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quyết định của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.
 
11. Thực hiện công tác thống kê, kế toán tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
 
12. Tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
 
13. Định kỳ 06 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và hằng năm, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; báo cáo Bộ Y tế về tình hình thực hiện bảo hiểm y tế; báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
 
Hằng năm, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong phạm vi địa phương quản lý.
 
14. Công khai trên phương tiện truyền thông về người sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
 
15. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 
16. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
 
17. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

5. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

 
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
 
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
 
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội - Công ty luật Minh Khuê