1. Thủ tục khởi kiện ra Tòa trường hợp đánh người gây thương tích?

Chào luật sư! Trước tiên tôi xin trình bày về vụ việc như sau: Tôi đi làm và bị nhân viên trong cửa hàng đánh. Nó dùng búa đánh lên đầu tôi nhiều lần khiến tôi bị khâu mấy mũi trên đầu và bị sưng ở tay do tôi lấy tay đỡ. Sau khi tôi tới cơ sở y tế để giám định thì được báo kết quả như sau: "Tổng tỷ lệ thương tật: 25%". Tôi đã lên trình báo công an ngay sau đó. Cho đến nay đã hơn 1 tháng công an mới gọi tôi lên và hỏi là muốn giải quyết theo hướng đền bù hay là khởi kiện.

Tôi nói là cứ giải quyết theo pháp luật là cho nó đi tù vì nó cũng đang mang một án treo về tội đánh người và sử dụng ma túy rồi. Sau khoảng 2 tuần công an gọi và nói tôi sau 1 tuần nữa mình phải đi giám định thương tật và mọi chi phí tôi phải chịu. Như vậy tôi xin hỏi là công an làm như thế đã đúng trình tự về thủ tục và thời gian để xử lý vụ án chưa? Và chi phí giám định tôi có phải chi trả không?

Xin cám ơn!

>> Luật sư tư vấn luật hình sự về xử lý hành vi cố ý gây thương tích, gọi: 1900.6162

 

Trả lời

Căn cứ pháp lý: Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) - viết tắt là BLHS; Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 - viết tắt là BLTTHS; Bộ luật dân sự năm 2015 - viết tắt là BLDS và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 - viết tắt là BLTTDS.

Và theo như thông tin bạn cung cấp thì hành vi của nhân viên cửa hàng đã đủ cấu thành tội "Cố ý gây thương tích" theo quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS, trong đó có hành vi "dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm" gây tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%.

Mặt khác, khoản 1 Điều 155 BLTTHS quy định: "Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết". Như vậy, trong trường hợp của bạn, chỉ khi bạn có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan công an mới khởi tố vụ án.

Thứ nhất, về thời gian, thủ tục khởi tố vụ án hình sự:

Điều 147 BLTTHS quy định: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: Quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định không khởi tố vụ án hình sự; quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Như vậy, nếu bạn làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án thì cơ quan công an có trách nhiệm kiểm tra, xác minh và thông báo với bạn về kết quả kiểm tra, xác minh, không được thoái thác trách nhiệm.

Thứ hai, Về giám định và chi phí giám định:

Khoản 4 Điều 206 BLTTHS quy định:

4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động, bắt buộc phải trưng cầu giám định.

Vậy nên, trường hợp của bạn bắt buộc phải trưng cầu giám định, và thời hạn giám định không quá 09 ngày theo điểm c khoản 1 Điều 208 BLTTHS.

Điều 8 Pháp lệnh 02/2012/UBTVQH13 quy định về Trách nhiệm thanh toán chi phí giám định: Cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 6 của Pháp lệnh này có trách nhiệm thanh toán chi phí giám định theo mức, thời hạn, phương thức mà tổ chức, cá nhân đã thực hiện giám định thông báo. Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nếu Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng không chịu trách nhiệm trả chi phí giám định. Người bị hại phải hoàn trả cho cơ quan tiến hành tố tụng chi phí giám định đã nộp. Tòa án quy định tại khoản 2 Điều 6 của Pháp lệnh này có trách nhiệm thanh toán chi phí giám định trong trường hợp kết quả giám định không có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án. Nếu kết quả giám định có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án thì bên đương sự thua kiện phải nộp chi phí giám định theo trình tự quy định tại mục 2 của Chương này. Số tiền tạm ứng chi phí giám định được hoàn lại cho cơ quan tiến hành tố tụng đã nộp.

- Thứ ba, về thủ tục khởi kiện ra tòa đòi bồi thường:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 584 BLDS thì người có hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định pháp luật. Như vậy, với tình huống này, nhân viên nhà hàng kia có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho việc sức khỏe của bạn bị xâm phạm. Các khoản thiệt hại trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm theo Điều 590 BLDS gồm có:

Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; Thiệt hại khác do luật quy định. Cùng với những khoản nói trên là một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

>> Tham khảo nội dung liên quan: Mức phạt hành chính với tội cố ý gây thương tích?

 

2. Gây thương tích cho người khi say rượu có bị truy tố không?

Thưa luật sư, chồng tôi và 3 người bạn đi chơi thi bị người ta quệt vào xe đã xảy ra cãi vã đòi bồi thường bên kia đã bồi thường sau đó lại gặp nhau ở quán hát và lại xảy ra cãi vã bên kia có gọi thêm 20 thanh niên đến để đánh nhau với chồng tôi và bạn chồng tôi sau đó chồng tôi có vớ đc con dao gọt hoa quả đam cho 1 người trong nhóm đó 6 nhát.
Qua giám định tạm thời la 12% chồng tôi trong lúc đó có say rượu và cũng vừa hết án treo được 1 thời gian bên kia có kiện tụng không châp nhận bồi thường ,luật sư cho tôi hỏi nếu trường hợp đó thì sẽ bị đi tù bao nhiêu năm và có tình tiết giảm nhẹ nào không?
Cảm ơn luật sư!

Gây thương tích cho người khác trong tình trạng say rượu có bị truy tố TNHS không?

Trả lời:

Với trường hợp chồng bạn đang trong tình trạng say rượu và có dùng dao gọt hoa quả gây thương tích cho người khác thì quy định theo Bộ Luật Hình sự 2015

Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên”
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người.

Như vậy, tỷ lệ thương tật đạt 12 % chưa đủ yếu tố truy cứu TNHS.

>> Xem thêm nội dung: Đánh người gây thương tích rồi bỏ trốn xử lý như thế nào ?

 

3. Gây thương tích giám định tỷ lệ thương tật là 31% thì bị kết tội gì? 

Luật sư cho em hỏi: Tháng trước, khi em với 2 người bạn đang chuẩn bị lấy xe máy đỗ ở đường gần nhà để đi chơi thì có một nhóm thanh niên đi xe máy khoảng gần 20 người qua.

Nhóm thanh niên dừng xe cách chỗ 3 đứa em khoảng 100m rồi cầm cây vừa hô hét đánh chết chúng nó, vừa chạy về phía tụi em, một người trong nhóm thanh niên kia lao vào đánh bạn em. Cùng lúc đó có một thanh niên cầm cây dơ cao chạy về phía em, khi đó em đã lấy con dao ở trong túi cầm trên tay. Khi thanh niên kia lao đến dơ cây vụt hướng đánh vào đầu em thì em đã dơ tay trái đỡ khúc cây của thanh niên kia và tay phải em đâm 01 phát dao vào bụng của thanh niên kia.

Sau đó em rút dao bỏ chạy được vài tiếng, em ra trình báo cơ quan công an còn thanh niên kia thì bị thương ở bụng, giám định tỷ lệ thương tật là 31%. Sau sự vệc sảy ra gia đình em đã bồi thường và giải hòa với gia đình thanh niên kia. Luật sư cho em hỏi nếu ra tòa em bị kết án về tội gì? Có phải bị đi tù không?

Cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 136, Bộ luật hình sự năm 2015 (Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về tội cố ý gây thương tích như sau:

Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Cùng với đó, theo khoản 1 Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về vấn đề khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:

Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Như vậy, nếu sau sự việc xảy ra, gia đình bạn đã hòa giải và bồi thường cho thanh niên kia và nếu như gia đình thanh niên kia rút đơn yêu cầu khởi tố thì vụ án sẽ bị đình chỉ. Trường hợp này bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự (Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

>> Tham khảo nội dung: Đánh người gây thương tích 30 % bị xử lý thế nào?

 

4. Phân biệt tội vô ý gây thương tích và vi phạm an toàn giao thông gây chết người?

Chào anh/chị, tôi có một tình huống nhờ anh chị giải đáp giúp : Anh A lái xe ô tô đi trên đường theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ. Xe bất ngờ bị nổ lốp và va quyệt làm cho người đi xe máy bên cạnh bị thương nhẹ ở chân,vậy trường hợp trên anh A có vi phạm pháp luật không , tại sao ?
Xin cảm ơn!

Trả lời:

Với câu hởi của bạn , chúng tôi xin được trả lời như sau:

Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 (Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ) quy định:

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe theo hướng dẫn tại nghị quyết số 02/2003/NQ - HĐTP như sau:

a. Làm chết một người;

b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

Vậy một người được coi là phạm tội này chỉ khi có hành vi vi phạm luật an toàn giao thông , VD như sử dụng rượu bia vượt mức cho phép khi điều khiển xe , đi quá tốc độ... và phải gây ra hậu quả nghiêm trọng ( thiệt hại về sức khỏe trên 31%)

Quy định về tội vô ý gây thương tích theo quy định tại điều 138 Bộ luật hình sự như sau :

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Với tội này , người phạm tội không cố ý gây thương tích cho người khác mà phạm tội trong trường hợp không thể lường trước hoặc đoán biết trước được hậu quả xảy ra mà gây thiệt hại cho sức khỏe với mức thương tật 31% trở lên .

Trong trường hợp của bạn , xe không may nổ lốp khiến bạn va quệt vaò xe khác gây thương tích dưới 31% ( hậu quả không nghiêm trọng 9 thì bạn chưa phạm vào tội nào trong 2 tội trên . nếu sau khi gám định thưong tích này là trên 31% thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vô ý gây thương tích theo điều 108 nêu trên do bạn không vi phạm quy định về an toàn giao thông mà đây chi là sự cố bạn không lường trước được .

>> Tham khảo ngay nội dung: Đánh người gây thương tích dưới 11% xử lý như thế nào ?

 

5. Có được kiện khi người khác bịa đặt, nói xấu, xúc phạm đến mức có thể gây ẩu đả?

Thưa luật sư, Cháu bị một bạn v là bạn của một bạn tên k (là bạn gái mới của người yêu cũ cháu) đặt điều nói xấu. Cháu không quen biết hai bạn này, cũng như chưa bao giờ có xích mích cá nhân.

Bạn ấy có nhắn tin cho một người nữa tên q (là bạn gái cũ của người yêu hiện tại cháu) nói là cháu có lập một nick giả nick của bạn q này và đi kiếm chuyện, gây chuyện chửi bới bạn của v. Nhưng cháu không làm. Bây giờ bạn q gọi điện thoại cho cháu, muốn cháu ra nói chuyện, cháu sợ mấy bạn hẹn ra rồi từ xích mích đó mà có thể gây thương tích cho cháu. Cháu rất sợ, tinh thần cháu bị dao động và hiện không ổn định. Trước đó, cháu của cháu tên là m có theo dỗi trang cá nhân của bạn k và thường xuyên thấy bạn này đăng bài nói xấu, đặt điều về cháu, cháu rất bức xúc nhưng cháu im lặng không cự cãi cũng như không quan tâm đến việc ấy, cho đến hôm nay sự việc như trên xãy ra. Nếu các bạn ấy đặt điều về cháu, xúc phạm cháu như vậy thì cháu có thể kiện không ạ.

Mong luật sư có thể cho cháu lời khuyên và tìm cách giải quyết giúp cháu ạ. Cháu xin cảm ơn ạ.

- Nguyễn Hồng Hạnh Nhi

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi nói xấu người khác trên mạng xã hội có thể xử lý vi phạm hành chính, chịu trách nhiệm dân sự, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngày nay, với sự phát triển của thông tin truyền thông ngày càng nhanh chóng, thì Facebook nói riêng hay các trang mạng xã hội nói chung đã không còn đơn thuần là không gian để mỗi người chia sẻ sở thích, hoạt động riêng tư, quan điểm sống. Bên cạnh những mặt tích cực, Facebook hiện đã và đang trở thành "công cụ" đắc lực để một số người lợi dụng nhằm xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu, bôi nhọ uy tín của người khác...

Các cơ quan quản lý cũng đang tìm cách ngăn chặn, xử lý. Vậy dưới góc độ pháp lý, hình thức xử lý các hành vi trên như thế nào ?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi nói xấu người khác trên mạng xã hội có thể xử lý vi phạm hành chính, chịu trách nhiệm dân sự, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về xử lý hành chính: Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 và khoản 3, Điều 66 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì người có hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác"; sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Về trách nhiệm dân sự: Theo quy định tại Điều 34, Bộ luật dân sự 2015 thì người bị xâm phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm bởi hành vi bêu rếu, nói xấu trên Facebook có quyền yêu cầu yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Căn cứ Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Về xử lý hình sự: Theo quy định tại Điều 156, Bộ luật Hình sự 2015 Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trong đó, hành vi bịa đặt được hiểu là việc tự nghĩ ra một điều gì đó mà không có thật đối với người khác để bôi nhọ, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Việc bịa đặt này có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như: Sao chép làm nhiều bản gửi đi cho nhiều người qua message (tin nhắn), kể lại cho người khác nghe, đăng status (trạng thái), comment (lời bình) trên Facebook...

Kết luận, trường hợp của cháu như đã trình bày, diễn đạt lại cháu cần tránh tiếp xúc, không gặp gỡ các bạn ấy khi không có người thân đi theo tránh trường hợp các bạn ấy có thể gây thương tích cho cháu. Nếu các bạn ấy đặt điều về cháu, xúc phạm cháu như vậy thì cháu có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền như cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát nhân dân các cấp, ủy ban nhân dân các cấp để đề nghị xử lý các bạn kia theo quy định của pháp luật.

>> Xem ngay: Nhậu say, đánh người gây thương tích bị phạt thế nào?

 

6. Sử dụng vũ khí quân dụng gây thương tích thì phải làm như thế nào?

Thưa luật sư! K chuyên cho vay nặng lãi chứa chấp cờ bạc tụ tập tất cả côn đồ trong cả nước về huyện nam trực và đánh dân, các băng nhóm sử dụng hung khí và vũ khí quân dụng thanh toán lẫn nhau gây mất trật tự an ninh làm cho dân hoang mang lo lắng. Tôi xin cung cấp 1 số thông tin.

Hôm ngày 29-12-1016 âm lịch mới đây tôi và 15 người thanh niên xóm ở tổ dân phố thị trấn nam giang- nam trực đang ăn tất niên thì có anh đ đứng trước cổng nhà nói to về tiền nong. Tôi gọi anh đạo vào bảo tiền nong gì anh em xóm đang ngồi đầy ra mày nói to vậy mày không biết giữ cho tao à , còn tao không nợ nần gì mày tao nợ anh k thì để tý nữa tao điện cho anh k nói chuyện. Thì lúc đó anh đạo đi về thì khoảng 15phut sau anh đạo lại đi xe máy đến gọi tôi ra ngoài khi tôi ra ngòai thì có con xe oto bán tải của anh k phi đến và anh k và mấy người đàn em xuống chưa kịp nói thì mấy đệ đánh tôi dồn dập tôi choáng nằm gục xuống đất, khi 2 thanh niên xóm tôi nhìn thấy tôi bị đánh gục chạy ra can ngăn thì lại bị nhóm anh kiên đánh cho gực ngã. Lúc đó xóm ngõ chạy ra thì nhóm anh k nổ súng bắn và lên xe bỏ đi.

Trong lúc đó xóm đã cho tôi và 1 người cũng bị thương lên xe oto taxi đi lên viện. Và xóm cũng đã nhận dc 1 vỏ đạn. Thực tế tôi rất hoang mang và không biết có nên kiện hay không. Vì anh k có rất nhiều đệ tử và tôi còn nghe nói anh k có an ninh pháp luật đứng đằng sau lo lót rất mạnh , nếu kiện dc tôi rất sợ sẽ bị trả thù. Luật sư cho tôi biết làm cách nào tố giác hoặc tố cáo giữ được thông tin bí mật cho người dân không ạ. Mà nếu họ bị bắt họ có thể bị phạt tù và tiền bao nhiêu năm.

Tôi xin cám ơn luật sư.

Trả lời

Hành vi chém người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người khác là vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất nguy hiểm của hành vi và mức độ thiệt hại gây ra, người thực hiện hành vi này có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đồng thời phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị tổn hại về sức khỏe do hành vi đó gây ra.

Để xác định cụ thể trách nhiệm pháp lý của người gây thương tích, anh cần trình báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan điều tra công an cấp xã và cấp huyện tại nơi cư trú. Nội dung của đơn trình báo, tố giác bao gồm các nội dung cơ bản như: Họ và tên người trình báo, ngày tháng năm sinh, số Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu thường trú, Nội dung chi tiết vụ việc. Ngoài ra có thể gửi kèm theo các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật. Qua đó cơ quan công an có cơ sở để áp dụng các thủ tục pháp lý cần thiết như điều tra để xác minh tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật; trưng cầu giám định tư pháp để xác định mức độ thiệt hại đối với cơ thể do hành vi gây thương tích gây ra. Kết luận giám định là căn cứ quan trọng để đánh giá hành vi cố ý gây thương tích có đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự hay không; đông thời cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.

Về hình thức xử lí đối với hành vi hành hung người khác: Hành vi hành hung của K và đồng bọn có thể bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ thương tích của anh. Ngoài ra những người trên còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe, cụ thể:

Thứ nhất, về trách nhiệm hình sự: Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”.

Thứ hai, về trách nhiệm hành chính: nếu mức độ thương tích dưới 11% và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 1034 Bộ Luật Hình sự 2015 thì hành vi hành hung của những người đó chưa đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử phạt hành chính.

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định :

"3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;"

Thứ ba, về trách nhiệm dân sự: Hnhaf vi hành hung của những người trên dù bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự đều phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho anh theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cụ thể những người đó có trách nhiệm liên đới bồi thường những khoản sau:

- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

- Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

- Trong trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại được bồi thường bao gồm chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại và khoản cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Khoản cấp dưỡng hàng tháng được xác định là mức lương tối thiểu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

>> Bài viết tham khảo thêm: Tư vấn về hướng xử lý khi bị xã hội đen đe dọa, quấy rối ?

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ: 1900.6162 để được giải đáp.Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.