Điều ước quốc tế phải được thực hiện trên phạm vi toàn lãnh thổ của quốc gia kết ước, theo cơ chế đã quy định trong mỗi điều ước quốc tế.

1. Giải thích điều ước quốc tế

Để thực hiện điều ước quốc tế đòi hỏi các bên phải hiểu đúng, chính xác các quy định của điều ước. Yêu cầu đó dẫn đến việc phải giải thích điều ước. Vẩh đề giải thích điều ước được đặc biệt quan tâm khi các bên ký kết có ý kiến bất đổng về ý nghĩa thực sự của một hoặc một số điều khoản trong điều ước. Yêu cầu của việc giải thích điều ước là:

- Điều ước phải được giải thích thiện chí, phù hợp vói ý nghĩa thông thường của các thuật ngữ được sử dụng trong điều ước và trong mối quan hệ vói đối tượng và mục đích của điều ước.

- Việc giải thích điều ước phải căn cứ vào nôi dung văn bản điều ước, các thoả thuận có liên quan đến điều ước được các bên chấp nhận trong khi ký kết điều ước, các thoả thuận sau này; của các bên về giải thích và thực hiện điều ước, thực tiễn thực hiện điều ước liên quan đến việc giải thích điều ước và các quy định thích hợp của pháp luật quốc tế.

Ý nghĩa của việc giải thích được xem là chính thức hay không phụ thuộc vào thẩm quyền giải thích, có sự phân biệt việc giải thích chính thức và giải thích không chính thức nhưng việc giải thích cho dù là chính thức của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật quốc gia cũng không có giá trị ràng buộc đối với bên kết ước khác, trừ khi được các bên đó chấp nhận. Còn trong phạm vi quốc gia, việc giải thích nói trên lại được các cơ quan hữu quan tuân thủ.

2. Đăng ký và công bố điều ước quốc tế

Điều 102, Hiến chương Liên hợp quốc quy định:

"Mọi hiệp ước và công ước do bất cứ thành viên nào của Liên hợp quốc ký kết, sau khi hiến chương này có hiệu lực phải được đăng ký tại ban thư ký và do ban này công bố càng sớm càng tốt".

Về nguyên tắc, điều ước có đăng ký hay không đăng ký đều không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều ước. Vì vậy, việc đăng ký hay không đăng ký điều ước hoàn toàn thuộc quyền của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, Điều 102 Hiến chương Liên hợp quốc cũng quy định:

"nếu không đăng ký theo quy định của khoản 1 điều này thì không một bên nào của điều ước được quyền viện dẫn hiệp ước hoặc công ước đó trước các cơ quan của Liên hợp quốc".

Việc đăng ký và công bố điều ước quốc tế cũng được quy định trong luật pháp của mỗi quốc gia. Theo Luật điều ước quốc tế năm 2016 của Việt Nam, Bộ ngoại giao tiến hành đăng ký tại Ban thư ký Liên hợp quốc các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bên ký kết. Điều ước sẽ được đăng ừong Công báo của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bộ ngoại giao chủ trì, phối hợp với quan, tổ chức có liên quan xây dựng và vặn hành Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Toàn văn điều ước quốc tế, thông tin về hiệu lực của điều ước quốc tế được công khai trên Cơ sở dữ liệu này.

3. Xác định vị trí điều ước quốc tế trong quan hệ với luật quốc gia

Việc xác định vị trí của điều ước quốc tế trong hê thống các văn bản pháp luật quốc gia hiên không có sự thống nhất trong cách giải quyết của các quốc gia. Cụ thể, vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật của quốc gia thường được xác định theo hai cách:

- Thứ nhất, luật quốc gia quy định điều ước quốc tế là một bộ phận cấu thành của luật quốc gia, có vị trí dưới Hiến pháp nhưng lại có hiệu lực cao hơn các văn bản quy phạm pháp luật khác. Đây là xu hướng khá phổ biến mà điển hình là Cộng hoà Pháp và Liên bang Nga.

- Thứ hai, luật quốc gia không quy định rõ điều ước quốc tế cọ phải là một bộ phận cấu thành luật quốc gia hay không nhưng vân thừa nhận giá trị ưu tiên của điều ước so với luật quốc gia, thậm chí điều ước quốc tế có thể được xếp ngang bằng với Hiến pháp. Điển hình cho trường hợp này là Thuỵ Sỹ, Hà Lan... Hiến pháp Hà Lan năm 1953 (sửa đổi năm 1956) cho phép các điều ước quốc tế được các cơ quan có thẩm quyền của Hà Lan ký kết có thể thay đổi và huỷ bỏ một cách hợp pháp các quy định của hiến pháp.

Như vậy, xu thế thừa nhận ưu thế của điều ước quốc tế so với các văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia là thực tiễn phổ biến hiện nay tại nhiều quốc gia. Qua đó, giá trị hiệu lực của điều ước quốc tế được đảm bảo bằng các nguyên tắc của luật điều ước quốc tế cũng như các biện pháp đảm bảo khác của quốc gia. Việc nội luật hoá các quy định của điều ước quốc tế tại quốc gia về thực chất không là nghĩa vụ pháp lý của quốc gia, được tiêh hành dựa theo quy định của luật trong nước với các hình thức đa dạng, có ý nghĩa tạo môi trường và điều kiện thực tế để thực thi đầy đủ các quy định của điều ước mà quốc gia đã tự cam kết bằng hành vi pháp lý quốc tế hợp pháp. Nhưng cơ chế thực hiện điều ước quốc tế ở các quốc gia có sự khác nhau nhất định nên việc triển khai thực hiện điều ước một cách cụ thể hoàn toàn do quốc gia thành viên tiến hành.

Liên quan tới việc thực hiện điều ước quốc tế hiện nay tồn tại hai quan điểm chủ yếu:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng, điều ước quốc tế có hiệu lực trực tiếp đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của nó tại các nước thành viên. Quan điểm này sẽ dẫn đến hệ quả là điều ước quốc tế sau khi phát sinh hiệu lực sẽ được áp dụng trực tiếp mà quốc gia đó không cần phải tiến hành "nội luật hoá", trừ khi chính điều ước quốc tế đó có quy định khác.

- Quan điểm thứ hai cho rằng, điều ước quốc tế không thể được áp dụng một cách trực tiếp đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của nó tại các nước thành viên. Quan điểm này thường xuất phát từ việc nhìn nhận điêu ước quốc tế là luật quốc tế cho nên không thể áp dụng như những quy phạm pháp luật trong nước. Vì vậy, để thực hiện điều ước quốc tế, quốc gia cần phải "nội luật hoá".

Mặc dù tồn tại các quan điểm khác nhau của pháp luật quốc gia về giá trị hiệu lực của điều ước quốc tế nhưng tựu trung lại, việc thực tiễn thực thi, tuân thủ luật quốc tế nói chung và điều ước quốc tế nói riêng vẫn phải đi đêh một kết quả là các quốc gia thành viên phải tôn trọng đầy đủ các nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế.

4. Quy định pháp luật Việt Nam về điều ước quốc tế

So với nhiều quốc gia trong khu vực, Việt Nam được đánh giá là nước có pháp luật quốc gia về điều ước quốc tế khá phát triển. Cơ sở pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam là các quy định trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992. Các quy định pháp luật về điều ước quốc tế đã phát triển và đạt được sự phù hợp nhất định với xu thế phát triển của luật quốc tế hiện đại cũng như nhu cầu thiết lập quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam với các nước và tổ chức quốc tế.

Cùng với Hiến pháp, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quốc gia quan trọng trong lĩnh vực điều ước quốc tế. như Pháp lệnh 1988 và Pháp lệnh 1998 về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế. Ngoài ra, việc thực hiện điều ước quốc tế còn được quy định trong các văn bản luật liên quan như Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật dân sự 1995... Tất cả các quy định trên đã tạo thành khung pháp luật quốc gia về ký kết và thực hiên điều ơớc quốc tế của Việt Nam.

Song song vói việc ban hành các quy định của luật trong nước, năm 2001, Việt Nam chính thức gia nhập Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia (gọi tắt là Công ước Viên 1969). Đối vói Việt Nam, Công ước Viên 1969 là công cụ pháp lý quốc tế quan trọng để điều chỉnh quan hệ ký kết, thực hiện điều ước quốc tế giữa Việt Nam với các quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế. Sau khi gia nhập Cộng ước Viên 1969, pháp luật Việt Nam về điều ước quốc tế cần được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Quá trình này hướng tới mục tiêu quan trọng là phải phù hợp với đường lối đổi mới toàn diện đất nước, tạo được thế chủ động cho Việt Nam trong hội nhập quốc tế và khu vực, đồng thời góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế, một mặt bảo vệ tốt nhất các quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, cá nhân, tổ chức ttong quan hê với nước ngoài, mặt khác khẳng định được vị thế vững vàng của Việt Nam trên trường quốc tế. Từ những định hướng chiến lược nêu trên, thực hiện Nghị quyết số 21/2003/QH11 về chương trình xây dựng pháp luật năm 2004 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vấh đề xây dựng và ban hành Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 đã được thông qua. Năm 2013, Việt Nam ban hàrih Hiến pháp mới với nhũng sửa đổi liên quan đến vấn đề ký kết điều ước quốc tế. Cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật điều ước quốc tế năm 2016 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 09/4/2016. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, tạo ra những đổi mới trong quản lý nhà nước về công tác ký kết, thực hiện điều ước quốc tế và xây dựng môi trường pháp luật quốc gia tương thích với các nghĩa vụ và cam kết quốc tế mà Việt Nam hiện là thành viên.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)