1. Khi nào được xem là thực phẩm nhập khẩu an toàn?

Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm sẽ không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá, và các chất sử dụng như dược phẩm. Việc nhập khẩu các thực phẩm tại nước ngoài vào tiêu thụ trên thị trường Việt Nam khiến cho các sản phẩm đồ ăn uống trên thị trường Việt Nam trở nên đa dạng, phong phú, người dân dễ dàng được tiếp xúc nhiều loại mỹ vị của nước ngoài mà không quá tốn kém, bảo vệ được sức khỏe vì những thực phẩm này đã được qua kiểm duyệt trước khi được nhập khẩu vào Việt Nam 

Theo đó, một loại thực phẩm được xem là đảm bảo chất lượng để nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây: 

- Thứ nhất là phải đáp ứng được các điều kiện chung của thực phẩm ban toàn là đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định trên, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:

+ Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm

+ Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm

+ Quy định về bảo quản thực phẩm.

- Thứ hai là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các điều kiện sau đây:

+ Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu

+ Phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Ngoài các điều kiện quy định trên thì thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định của Chính phủ.

Trong trường hợp Việt Nam chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu thì áp dụng theo thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Xem thêm:

Thực phẩm là gì? Thực phẩm gồm những gì? Ví dụ về thực phẩm

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng là gì?

2. Thực phẩm nhập khẩu không đạt yêu cầu phải xử lý ra sao? 

Sau khi hoàn tất việc xử lý đối với thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quyết định của cơ quan kiểm tra nhà nước, chủ hàng có trách nhiệm báo cáo cơ quan kiểm tra nhà nước và cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố một trong các giấy tờ sau:

+ Chứng từ tái xuất đối với trường hợp áp dụng hình thức tái xuất

+ Biên bản tiêu hủy có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền

+ Hợp đồng chuyển mục đích sử dụng giữa chủ hàng với bên mua hoặc bên nhận chuyển nhượng lô hàng, mặt hàng. Bên mua hoặc nhận chuyển nhượng lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu không được sử dụng lô hàng, mặt hàng đó làm thực phẩm.

Sau khi hoàn thành việc khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn, nếu muốn nhập khẩu vào Việt Nam, chủ hàng có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký kiểm tra theo quy định như đã phân tích tại mục 2 của bài viết

Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn mà lô hàng, mặt hàng vẫn không đạt yêu cầu nhập khẩu thì phải áp dụng một trong các hình thức xử lý là tái xuất hoặc tiêu hủy.

3. Bất cập trong việc nhập khẩu thực phẩm vào Việt Nam

Công khai các tiêu chí về thực phẩm:

Hiện nay, theo quy định của Việt Nam đối với thực phẩm lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam, trước khi nhập khẩu, nhà nhập khẩu phải làm thủ tục đăng ký công bố hợp quy với Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế sau khi tiến hành đánh giá hợp quy đối với sản phẩm nhập khẩu. Cụ thể, hồ sơ cần thiết để công bố hợp quy sẽ khác nhau phụ thuộc vào việc sản phẩm cần công bố đã có quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam hay chưa. Tuy nhiên, trong trường hợp sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam, sau khi làm hồ sơ đăng ký và mặc dù đã nộp kết quả kiểm nghiệm thành phần của sản phẩm nhưng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế vẫn thường xuyên yêu cầu nộp kết quả kiểm nghiệm bổ sung để xác nhận xem trong sản phẩm này có chứa các chất đặc biệt hay không.

Về vấn đề kiểm nghiệm, Việt Nam quy định rằng, sẽ công nhận các kết quả kiểm nghiệm từ phía Nhật Bản nếu như kết quả đó được công bố từ các phòng kiểm nghiệm đã đạt tiêu chuẩn. Do đó, khi sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam sẽ chỉ kiểm tra thêm một số yếu tố như quy định của Việt Nam có quy định chỉ tiêu kỹ thuật nào đó mà trong phiếu kiểm nghiệm cung cấp từ phía Nhật Bản không đáp ứng đủ. Còn trong trường hợp chưa có hợp quy thì số lượng sản phẩm có quy chuẩn kỹ thuật là không có nhiều.

Ở Việt Nam cũng giống như các nước, số lượng nhóm sản phẩm thực phẩm theo quy định quy chuẩn kỹ thuật không đều và rất hạn chế. Nên phải dựa vào bản chất sản phẩm nó được cấu tạo từ thành phần gì và chúng tôi có văn bản để căn cứ vào đó để ra các chỉ tiêu cần phải kiểm tra.

Kiểm tra mẫu thử trở thành chướng ngại:

Tần suất kiểm tra mẫu thử thực phẩm mỗi lần nhập khẩu và thời gian kiểm tra kéo dài 7 ngày với thịt động vật và 4 ngày với rau củ quả đang trở thành chướng ngại trong việc mang thực phẩm tươi sống đến với người tiêu dùng tại Việt Nam

Thực tế hiện nay, việc kiểm tra mẫu thử động vật theo nguyên tắc được tiến hành đối với mỗi lần nhập khẩu. Cụ thể, việc kiểm tra mẫu thử đối với các mặt hàng thịt khoảng 7 ngày và mặt hàng rau, củ, quả là 4 ngày. Vì vậy, cần xem xét việc giảm tần suất kiểm tra mẫu thử và rút ngắn thời gian kiểm tra.

 Về tần suất kiểm tra mẫu thử căn cứ vào nguy cơ gây dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản trong nước và việc này được tuân thủ theo Luật Thú y năm 2015 và thông lệ quốc tế. Về thời gian kiểm tra thông quan đối với sản phẩm động vật nhập khẩu vào Việt Nam đều áp dụng hệ thống đăng ký một cửa quốc gia nên rất nhanh. Còn trường hợp lấy mẫu kiểm tra theo phản ánh của doanh nghiệp là 7 ngày thì không biết cụ thể thế nào nhưng theo quy định của Luật Thú y 2015 tối đa là 3 ngày

. Hiện nay, theo mô hình giải quyết thủ tục thông qua hệ thống một cửa quốc gia thì tần suất kiểm tra có thể giảm. Lưu ý, khi khai báo hệ thống một cửa quốc gia đề nghị doanh nghiệp trước khi hàng về có đầy đủ thông tin cần thiết thì khai báo trước và chỉ trong vòng 15 phút sẽ được cán bộ kiểm tra hồ sơ trên mạng và cấp giấy để làm thủ tục khai báo với hải quan. Riêng thời gian kiểm tra lấy mẫu (tính từ khi lấy mẫu đến khi có kết quả) là 3 ngày. Đây là thời gian phù hợp với quy định của quốc tế. Khi có kết quả rồi, thủ tục khai báo, thủ tục cấp giấy qua hệ thống điện tử, ký chữ ký số, doanh nghiệp có giấy luôn.

Tuy nhiên, có một cái vướng là hiện nay một cửa quốc gia cấp giấy thông qua hệ thống điện tử, nhưng đến khi mang hàng hóa lưu thông trong nước thì các lực lượng khác lại kiểm tra, nhất là đối với những địa phương quen làm thủ tục bằng giấy.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Thực phẩm không đạt yêu cầu thực phẩm nhập khẩu thì xử lý như thế nào? do Công ty Luật Minh Khuê biên soạn và muốn gửi đến quý khách mang tính chất tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 19006162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc!    

Nếu quý khách có nhu cầu muốn báo phí dịch vụ, quý khách hãy vui lòng gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất. Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!