1. Quy định chung về tổ chức của tòa án trong hiến pháp thế giới

Trên thế giới, tòa án được tố chức rất đa dạng phụ thuộc vào điều kiện chính trị, lịch sử của mỗi quốc gia, nhất là cấu trúc lãnh thố của nhà nước liên bang hay đơn nhất. Điểm chung nhất giữa các quốc gia về việc tố chức các tòa án nằm ở việc thể hiện tính độc lập của tòa án với các bộ phận khác của nhà nước. Nguyên tắc phân quyền được thể hiện rõ nét nhất ở việc tố chức và hoạt động của các cơ quan xét xử

- Hoa Kỳ là một Nhà nước Liên bang vì vây ở Hoa Kỳ có hai hệ thống Tòa án hoạt động song song: Tòa án Liên bang và Tòa án của các bang.Mặc dù là quốc gia non trẻ, Hoa Kỳ lại sớm có nhiều biện pháp kiên quyết nhằm tạo ra sự độc lập của tòa án.

Hệ thống Tòa án Liên bang gồm có

Tòa án tối cao, Tòa phúc thẩm, Tòa án quận.

+ Tòa án tối cao (The Supreme Court) của Liên bang có thẩm quyền giải quyết các kháng nghị về quyết định của tất cả các Tòa án Liên bang. Thành phần của Tòa án này gồm 9 thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm với sự đổng ý của Thượng nghị viện. Một trong chín thẩm phán đó được bổ nhiệm làm Chủ tịch tòa án tối cao. Tòa án tối cao không phân chia thành các tòa chuyên biệt như hình sự, dân sự. Các thẩm phán đều là những người có trình độ hiểu biết pháp luật và chuyên môn xét xử cao. Quyết định của Tòa án lấy theo đa số (trên 50%) và ít phải có 6 thẩm phán tham gia xét xử.

Tòa án tối cao của Hoa Kỳ còn có thẩm quyền đặc biệt quan trọng. Nó có quyền phán xét tính hợp hiến hay không hợp hiến các đạo luật do quốc hội Mỹ ban hành. Nó có quyền tuyên bố một luật do Nghị viện ban hành là không hợp hiến, làm vô hiệu hóa văn bản pháp luật đó. Tòa án tối cao còn có quyền giải thích các đạo luật của Liên bang và sự giải thích này có hiệu lực pháp luật như một văn bản quy phạm pháp luật.

+ Tòa phúc thẩm (The court of appeal) được tổ chức theo vùng (circuit). Mỗi vùng gổm 3 Bang hoặc nhiều hơn. Toàn nước Mỹ có 11 tòa phúc thẩm Liên bang. Mỗi tòa phúc thẩm bao gồm từ 3 đến 15 thẩm phán, phụ thuộc vào khối lượng công việc của vùng. Các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm suốt đời. Các phiên tòa xét xử bao gồm 3 thẩm phán có thẩm quyền ngang nhau. Quyết định của Tòa phúc thẩm có thể bị khiếu nại lên tòa án tối cao.

+ Tòa án cấp thấp nhất của Liên bang là Tòa án quân sự (The District Court). Toàn nước Mỹ có 94 tòa án quận. Mỗi bang có từ 1 đến 4 tòa phụ thuộc vào công việc nhiều hay ít. Số lượng thẩm phán cấp quận có trong toàn Liên bang có khoảng 1300 người và mỗi bang có từ 1 đến 27 thẩm phán. Các tòa án quận có quyền xét xử hầu hết các vụ tranh tụng. Bản án hoặc quyết định của tòa án quận có thể bị đương sự đề nghị xem xét lại ở tòa án phúc thẩm. Nếu quyết định của tòa phúc thẩm vẫn chưa thỏa mãn đương sự, đương sự có quyền kháng cáo lên tòa tối cao.

Ngoài ra trong hệ thống tòa án Liên bang còn có các tòa án quân sự. Các tòa án này không hoạt động thường xuyên. Thông thường nó được thành lập để xem xét từng vụ việc, ở Hoa Kỳ tất cả các thẩm phán tòa án Liên bang đều do Tổng thống bổ nhiệm.

Hệ thống tòa án các bang gồm có

Tòa án hòa giải, tòa án vi cảnh;Tòa án sơ thẩm của các quận;Tòa phúc thẩm;Tòa án tối cao.

- Ở đức

Tòa được chia thành 2 viện (Senat) và 6 phòng (Kammer) với thẩm quyền chuyên môn khác nhau. Tòa có quyền thay đổi thẩm quyền của các viện và phòng thông qua quy định điều hành do chính tòa đưa ra. Kinh nghiệm tư pháp và trọng tâm của các thành viên ngày càng được quan tâm đến. Nói một cách đơn giản, trước đây có thể phân chia viện thứ nhất là "Viện về quyền công dân" và viện thứ hai là "Viện luật quốc gia": Viện thứ nhất có trách nhiệm về những câu hỏi của dẫn giải các điều 1 đến 17, 19, 20 khoản 4, 33, 38, 101, 103 và 104 của Hiến pháp, trong khi tranh chấp giữa những cơ quan hiến pháp hay vụ việc cấm đảng phái được đưa ra trước viện thứ hai. Ngày nay việc phân chia này không còn đúng nữa vì cả hai viện xét xử vụ việc tùy theo chuyên môn.

Khởi đầu, mỗi viện có 12 thẩm phán. Năm 1963 con số thẩm phán được giảm xuống còn 8, bao gồm cả chánh án và phó chánh án của Tòa án Hiến pháp Liên bang, mỗi người đứng đầu một viện. Một viện có khả năng phán quyết khi ít nhất có 6 thẩm phán hiện diện.

Các viện triệu tập nhiều phòng trong lĩnh vực làm việc của viện, bao gồm 3 thẩm phán mỗi phòng. Các phòng này quyết định về khiếu nại hiến pháp, về kiểm tra chuẩn mực cụ thể và về quy trình theo ủy ban điều tra của quốc hội thay cho viện và vì thế giảm gáng nặng cho viện. Trong thời gian này mỗi viện bao gồm 3 phòng. Theo đó thì một số thẩm phán là thành viên đồng thời của nhiều viện.

Trong một quyết định có đa số, những thẩm phán thuộc thiểu số, hoặc là từng thẩm phán một hoặc là cùng nhau, có khả năng thêm vào quyết định của tòa một biểu quyết đặc biệt dưới tựa đề "Ý kiến khác của thẩm phán...".

Để thống nhất việc phán quyết, tòa họp hội nghị toàn thể khi một viện không đồng ý với việc phán quyết của viện kia. Điều này cần đến một nghị quyết của viện không đồng ý. Hội nghị toàn thể bao gồm tất cả các thẩm phán, đứng đầu là chánh án. Cho đến ngày nay, hội nghị toàn thể được triệu tập 2 lần.

- Ở Pháp, hệ thống tư pháp được phân chia thành hệ thống tòa án tư pháp và hệ thống tòa án hành chính. Các tòa án tư pháp giải quyết các vụ án dân sự và hình sự, đồng thời được tổ chức thành các tòa sơ thẩm, tòa phúc thẩm và tòa phá án. Các tòa hành chính giải quyết các vụ kiện đối với các cơ quan nhà nước và được tổ chức thành trọng tài hành chính, tòa phúc thẩm hành chính và Hội đồng nhà nước.

- Nhật Bản, cơ quan tư pháp Nhật Bản gồm Tòa án Tối cao, tám tòa án cấp cao và các tòa án địa phương, tòa án gia đình. Tòa án Tối cao của Nhật Bản gồm Chánh án được Nhật hoàng bổ nhiệm và 14 thẩm phán do Nội các chọn.

 

2. Tòa án được quy định như thế nào trong hiến pháp VIệt Nam

Điều 3 Luật tổ chức tòa án nhân dân quy định

Tòa án nhân dân gồm có

1. Tòa án nhân dân tối cao.

2. Tòa án nhân dân cấp cao.

3. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

4. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

5. Tòa án quân sự.

Tại đêiều 102 ,103 Hiến pháp năm 2013 quy định

Điều 102

1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

2. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.

3. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Điều 103

1. Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.

3. Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.

4. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

5. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.

6. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.

7. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm.

 

3. Tại sao tính độc lập của toà án lại quan trọng ?

Tính độc lập của tòa án (độc lập tư pháp) là một nguyên tắc quan trong bậc nhất của tất cả các nguyên tắc điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của tòa án. Sự độc lập này còn có nghĩa là cả hệ thống Tòa án với tư cách là một thiết chế, cũng như từng thẩm phán giải quyết các vụ việc phải có khả năng thực hiện trách nhiệm nghề nghiệp của mình mà không chịu ảnh hưởng của các nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp. Dựa trên nguyên tắc phân quyền, quyền lực của Tòa án phải được tách rời khỏi sự ảnh hưởng của quyền lực lập pháp và hành pháp. Sự tách quyền tư pháp ra khỏi quyền lập pháp và nhất là hành pháp là một thành công rất lớn của cách mạng dân chủ tư sản.Mục đích của nguyên tắc Tòa án độc lập là làm cho thẩm phán được tự do trong xét xử để Tòa án thuận tiện hơn trong việc phục vụ công lý, bảo vệ quyền lợi của các bên. Tính độc lập của Tòa án thể hiện ở việc Tòa án phải có quyền quyết định các vụ việc một cách vô tư, không thiên vị, dựa trên bản chất của sự việc và theo luật pháp mà không chịu những hạn chế, tác động hay ảnh hưởng không phù hợp, hoặc sự dụ dỗ, đe dọa hay can thiệp sai trái, một cách trực tiếp hay gián tiếp, từ bất cứ chủ thể nào, với bất cứ lý do nào. Thêm vào đó, Tòa án phải có quyền tài phán đối với mọi vấn đề thuộc thẩm quyền xét xử và phải có quyền lực riêng để quyết định xem một vụ việc được trình lên Tòa án có thuộc thẩm quyền của Tòa theo như luật pháp quy định hay không.Nguyên tắc này được sinh ra do đòi hỏi phải thực hiện chức năng xét xử một cách công bằng. Ngay từ tác phẩm "Tinh thần pháp luật" (1748), Montesquieu đã cảnh báo về sự nguy hiểm của việc không tách rời các quyền tư pháp với các quyền lập pháp và hành pháp. Sự độc lập của toà án khỏi lập pháp và hành pháp là một trong những bảo đảm quan trọng đối với nguyên tắc bình đẳng, bảo vệ các quyền con người, chống lại tình trạng tham nhũng, lợi dụng quyền lực của những nhà cầm quyền. Trong cơ câu bộ máy nhà nước, lập pháp và hành pháp bao giờ cũng phải phôi hợp với nhau ở mức độ nhất định, nhưng tư pháp phải luôn riêng rẽ để có thế phán xét về sự sự đúng sai của hai ngành quyền lực kia.

 

4. Quy định về tính độc lập của tòa án trong hiến pháp thế giới

Trên thế giới, hiến pháp các quốc gia đều có các qui định đảm bảo cho tòa án độc lập. Nội dung thể hiện nguyên tắc độc lập của tư pháp rất đa dạng, ở nhiều khía cạnh, cấp độ. Trước hết, về thế chế, hệ thốngcơ quan tòa án phải độc lập, sau đến là các thẩm phán người thực hiện hoạt động xét xử phải độc lập. Các thẩm phán phải hội đủ các điều kiện đảm bảo sự độc lập cả với bên trong và bên ngoài tòa án (về tiêu chuâh thẩm phán, nhiệm kỳ thẩm phán đủ dài, về thu nhập...).

- Hệ thống tòa án Liên Bang Mỹ từ xưa đến nay đã áp dụng rất nhiều cơ chế nhằm bảo đảm tính độc lập tư pháp.

Đầu tiên, mối quan hệ giữa các cấp tòa án chỉ là mối quan hệ về tố tụng, không phải mối quan hệ cấp trên, cấp dưới. Các cơ quan tòa án thực hiện thẩm quyền của mình độc lập, không cần và không được phép thực hiện thỉnh thị án với các tòa án ở tầng cao hơn.

Mặt khác, giữa tòa tối cao với tổng thống và quốc hội không tồn tại mối quan hệ mang tính chất báo cáo công tác. Quốc hội và tổng thống không được phép tạo ra bất kỳ áp lực nào đối với việc thực thi chức trách bình thường của các thẩm phán. Lãnh đạo tòa tối cao không phải báo cáo công tác thường niên trước quốc hội.

Việc áp dụng một chế độ đãi ngộ tốt, đặc biệt là tiền lương, cũng là điều kiện quan trọng giúp thẩm phán cảm nhận được vị trí xã hội, vinh dự nghề nghiệp của mình, từ đó yên tâm làm việc và duy trì tính độc lập trong hoạt động xét xử.

Tại Mỹ, hiến pháp quy định hai cơ chế đảm bảo tính độc lập của thẩm phán liên bang trong hoạt động xét xử gồm: Nhiệm kỳ trọn đời "nếu tư cách tốt", đồng nghĩa họ không lo bị mất việc khi không có lý do chính đáng (thẩm phán vẫn có thể bị luận tội nhưng không thể bị cách chức vì những lý do khác) và không bị giảm lương trong thời gian tại vị vì bất kỳ lý do gì. Bên cạnh đó, mức lương của thẩm phán cũng cao hơn nhiều lần so với mức thu nhập bình quân xã hội. Đối với thẩm phán đại đa số các bang, chế độ nhiệm kỳ vẫn được áp dụng. Quy định của từng bang về nhiệm kỳ dài ngắn không giống nhau, phần lớn là từ 6 đến 8 năm.

- Tại Nhật :Sự độc lập của tòa án với cơ quan hành pháp và tư pháp thể hiện trong hiến pháp Nhật như sau: "Không một tòa án bất thường nào được phép thành lập và không cơ quan nào thuộc nhánh hành pháp được trao quyền tư pháp cuối cùng".

Điều 76 hiến pháp quy định tất cả các thẩm phán tòa án đều độc lập trong hành động, chỉ bị ràng buộc bởi hiến pháp và pháp luật. Thẩm phán chỉ có thể bị bãi nhiệm bởi một cuộc luận tội công khai hoặc khi không thể đáp ứng công việc về mặt thể chất và tinh thần. Hiến pháp cũng từ chối cơ quan hành pháp kỷ luật thẩm phán.

Thẩm phán các cấp của Nhật đều có nhiệm kỳ 10 năm, mỗi nhiệm kỳ đều phải sát hạch một lần, sau khi thông qua có thể được tái bổ nhiệm.

Việc xét xử phải công khai, việc kết án cũng tương tự, trừ khi tòa án "nhất trí rằng tính công khai gây nguy hại trật tự công cộng hay đạo đức xã hội", song các phiên tòa tội danh chính trị, tội về báo chí và những trường hợp có liên quan tới quyền lợi hiến định bắt buộc phải công khai.

 

5. Quy định về tính độc lập của tòa án trong hiến pháp VIệt Nam.

Các bản Hiến pháp của Việt Nam đều có quy định về sự độc lập của Tòa án. Nhưng đi vào chi tiết thì nguyên tắc này được quy định trong các Hiến pháp rất khác nhau: Hiến pháp năm 1946 quy định “Khi xét xử các thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp”; Hiến pháp năm 1959 viết: “Khi xét xử, Tòa án nhân dân có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”; Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 quy định: “Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập chỉ tuân theo pháp luật”. Hiến pháp mới được thông qua năm 2013 có quy định tương tự:“Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm” (Điều 103).

Ở nghĩa hẹp nhất của các thuật ngữ trong các quy định nói trên có thể được hiểu chính xác rằng, Tòa án chỉ có thể độc lập trong thời gian diễn ra việc xét xử, còn ngoài thời gian xét xử, mọi vấn đề liên quan đến Tòa án, thẩm phán, hội thẩm nhân dân không cần thiết phải độc lập. Do vậy, khó có thể làm cho Tòa án độc lập trên thực tế. Như trên đã phân tích, nguyên tắc độc lập của Tòa án không chỉ giản đơn nằm ở trong thời gian xét xử, mà phần lớn phải ở ngoài thời gian xét xử. Muốn xét xử độc lập thì thiết chế phải độc lập, thẩm phán phải độc lập cả ngoài thời gian xét xử. Cho đến nay, dù chúng ta đã có sự phân công phân nhiệm rạch ròi giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng trên thực tế vẫn chưa thể thay đổi những biểu hiện đã quá quen thuộc của nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa.

Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Đây là điểm mới nổi bật, vì trong lịch sử lập hiến Việt Nam chưa bao giờ có sự thừa nhận quyền tư pháp do Tòa án thực hiện, tương tự như ở các nhà nước phát triển. Và hơn nữa, cũng là lần đầu tiên Hiến pháp quy định rõ nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Tòa án nhân dân lên trước và lên trên nhiệm vụ bảo vệ chế độ như quy định của các Hiến pháp trước đây. Đó là những điểm rất sáng của Hiến pháp mới.