Tố tụng dân sự quốc tế chủ yếu đề cập các vấn đề sau:

1) Xác định thẩm quyền xét xử của toà án;

2) Xác định địa vị pháp lýcủa người nước ngoài (pháp nhân nước ngoài) trong quan hệ tố tụng dân sự.

3) Uỷ thác tư pháp (Xem thêm. Uỷ thác tư pháp);

4) Công nhận và cho thi hành bản án và quyết định dân sự của toà án nước ngoài.

 

1. Tố tụng dân sự quốc tế là gì ?

Tố tụng dân sự quốc tế là trình tự thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại hệ thống cơ quan tư pháp của quốc gia theo pháp luật tố tụng của chính nước đó xây dựng hoặc công nhận.

Để hiểu rõ hơn khái niệm này, trước hết cần phải nắm được vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là gì ? Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài bao gồm 2 loại:

- Yêu cầu về dân sự có yếu tố nước ngoài là các yêu cầu của chủ thể về các quyền và thực hiện các nghĩa vụ dân sự có yếu tố nước ngoài như yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người nước ngoài mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Việt Nam; chủ thể là cá nhân nước ngoài yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật tại Việt Nam; hoặc yêu cầu công nhận thuận tình li hôn; thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi li hôn... có yếu tô nước ngoài.

- Tranh chấp về dân sự có yếu tố nước ngoài là loại vụ việc có sự xung đột về lợi ích giữa các bên trong một quan hệ pháp lý mà một hoặc các bên đưa ra các yêu cầu, đòi hỏi một lợi ích nhất định (quyền hoặc nghĩa vụ). Ví dụ như tranh chấp về hợp đồng, phân chia di sản thừa kế, tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản, quyền nuôi con... có yếu tố nước ngoài. Việc giải quyết các tranh chấp dân sự thường theo một quy trình tố tụng phức tạp hơn, được giải quyết tại toà án.

Khái niệm vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài hiện được quy định tại khoản 2 Điều 464 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, theo đó, vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp: i) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài; ii) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; iii) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Thực hiện chủ quyền tài phán của mỗi quốc gia về tư pháp, là luật hình thức và thuộc lĩnh vực luật công. Tuy nhiên, khác với thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự trong nước, các quy định của tố tụng dân sự quốc tế được quy định hoặc trong các điều ước quốc tế hoặc trong các văn bản pháp luật trong nước. Các điều ước quốc tế trong lĩnh vực tố tụng chủ yếu nhằm mục đích tăng cường, tạo thuận lợi cho các hoạt động hợp tác tư pháp, giải quyết xung đột thẩm quyền, công nhận và thi hành bản án giữa các nước thành viên. Các quy định về tố tụng dân sự quốc tế trong các văn bản pháp luật trong nước được quy định thành một phần độc lập tách riêng với các quy định về tố tụng dân sự trong nước khác (xem phần nguồn của tố tụng dân sự quốc tế).

Mặc dù thuật ngữ “tố tụng dân sự quốc tế” thường được sử dụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nhưng không nên nhầm lẫn đây là một trình tự thủ tục dân sự của cơ quan tài phán “quốc tế”, vì thực chất đây là quy trình thủ tục tố tụng quốc gia, được giải quyết tại hệ thống toà án mỗi quốc gia. Các điều ước quốc tế trong lĩnh vực tố tụng không phải là một quy trình thủ tục tố tụng quốc tế độc lập. Nói cách khác, thuật ngữ “tố tụng dân sự quốc tế” là quy trình thể hiện ở tính chất của vụ việc (tính chất quốc tế), chứ không phải dựa vào tính chất của quy trình, thủ tục đó.

 

2. Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế

Tố tụng dân sự quốc tế được hình thành và phát triển trên nền tảng các nguyên tắc pháp lý cơ bản của tư pháp quốc tế. Đó là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo quá trình xây dựng và thực thi các quy định của pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo cho việc thực thi quyền và lợi ích các bên trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tố tụng dân sự quốc tế được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản sau:

động ủy thác tư pháp, công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các phán quyết đã có hiệu lực của toà án hay trọng tài nước ngoài.

 

3. Nguyên tắc tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tố tụng dân sự quốc tế

Cũng xuất phát từ các học thuyết về chủ quyền quốc gia, pháp luật các nước đều có các quy định về quyền miễn trừ đối với quốc gia trong quan hệ tố tụng dân sự quốc tế (quyền miễn trừ tư pháp). Đây là nguyên tắc có nguồn gốc từ tập quán quốc tế, theo đó thì các quốc gia (chủ thể ngang bằng về địa vị pháp lý) không có quyền tài phán lẫn nhau, các cơ quan tư pháp của một nước không có quyền xét xử, hay áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho thi hành án đối với quốc gia và tài sản của quốc gia khác trong tố tụng dân sự quốc tế.

Nguyên tắc Luật toà án (Lex fori): Trong tố tụng dân sự quốc tế, nguyên tắc luật toà án (Lex fori) là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất. Đây là nguyên tắc mang tính tiền đề, tạo cơ sở cho toàn bộ quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài. Nội dung nguyên tắc (Lex fori) là toà án của một quốc gia khi thụ lý một vụ việc sẽ áp dụng luật của chính nước có toà án đó để giải quyết vụ việc.

Luật toà án được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm luật hình thức và luật nội dung của nước có toà án và các quy định tư pháp quốc tế của nước nơi toà có thẩm quyền. Theo nghĩa hẹp, luật toà án trong tố tụng dân sự quốc tế được hiểu là toà án chỉ áp dụng lụật tố tụng của chính nước có toà án (không áp dụng pháp luật tố tụng nước ngoài), về luật nội dung, toà án cũng sẽ áp dụng các quy định của tư pháp quốc tế nước có toà án để xác định.

 

4. Nguồn của tố tụng dân sự quốc tế

Các quy định của tố tụng dân sự quốc tế được xây dựng dưới hai hình thức nguồn chủ yếu là nguồn pháp luật trong nước và nguồn La Haye về tư pháp quốc tế. Hiện nay, Hội nghị La Haye đã xây dựng và thống nhất hoá nhiều điều ước quốc tế trong lĩnh vực tố tụng. Trong số gần 40 công ước thì có gần 2/3 là các công ước về tố tụng, tiêu biểu như: Công ước ngày 01/3/1954 về thủ tục tố tụng dân sự, Công ước ngày 05/10/1961 về bãi bỏ yêu cầu hợp pháp hoá tài liệu công nước ngoài, Công ước ngày 15/11/1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại ra nước ngoài, Công ước ngày 25/11/1965 về lựa chọn toà án, Công ước ngày 25/10/1980 về tiếp cận quốc tế công lý, Công ước ngày 18/3/1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong vấn đề dân sự và thương mại, Công ước ngày 01/02/1971 về công nhận và thi hành bản án dân sự và thương mại của nước ngoài, Nghị định thư ngày 01/02/1971 bổ sung cho Công ước về công nhận và thi hành bản án dân sự và thương mại của nước ngoài... và các công ước về công nhận và thi hành các quyết định liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng cho trẻ em, về con nuôi, công nhận li hôn và li thân...

Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 73 của Hội nghị La Haye về tư pháp quốc tế kể từ ngày 10/4/2013. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam mới ký kết, gia nhập Công ước ngày 29/5/1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác ttong lĩnh vực con nuôi quốc tế, và đang tiếp tục chuẩn bị gia nhập một số công ước như Công ước ngày 05/10/1961 về bãi bỏ yêu cầu hợp pháp hoá tài liệu công nước ngoài (Công ước Apostille), Công ước ngày 15/11/1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại ra nước ngoài (Công ước tống đạt).

Việc gia nhập các điều ước quốc tế đa phương về tố tụng đang trở thành xu thê hiện nay của nhiều quốc gia trong quá trình hội nhập nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các vụ việc dân sự tại hệ thống các cơ quan tư pháp các quốc gia, giảm bớt sự bất cập của các Hiệp định tương trợ tư pháp song phương.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)