Đây là một trong các thiết chế chính của Liên minh châu Âu. Do mô hình liên kết đặc biệt của Liên minh châu Âu (EU) nên Toà án Liên minh châu Âu không chỉ dừng lại ở thẩm quyền của một thiết chế tài phán quốc tế đơn thuần mà ở một số lĩnh vực nhất định, theo sự thoả thuận của các nước thành viên, thẩm quyền của Toà này giống như Toà án quốc gia.

1. Thành phần và cơ cấu của Toà liên minh châu Âu

Toà án Liên minh châu Âu gồm hai bảy vị thẩm phán và tám công tố viên, được bổ nhiệm theo nhiêm kỳ sáu năm. Các thẩm phán của Toà bầu ra Chánh án với nhiệm kỳ ba năm. Ngoài ra, bộ phân giúp việc của Toà còn bao gồm một lực lượng đông đảo các nhân viên, lên đến hơn 1000 người. Bên cạnh Toà án Liên minh châu Ắu còn cố Toà án sơ thẩm châu / 't Âu, cũng bao gồm các thẩm phán nhưng không có công tố viên. Mỗi nước thành viên Liên minh châu Âu có đại diện ít nhất một thẩm phán tại Toà án sơ thẩm. Hiện nay, Toà án sơ thẩm châu Âu có 28 thẩm phán. Chánh án Toà án Liên minh châu Âu còn cá quyền thành lập ra các phân toà, khi có khiếu kiện, Chánh án sẽ giao vụ việc cho một phân toà và chỉ định một thẩm phán làm báo cáo viên trước khi đưa vụ việc ra xét xử chính thức.

2. Thẩm quyền của Toà liên minh châu Âu

Thẩm quyền của Toà án Liên minh châu Âu thể hiên trước hết ở chức năng giải thích Luật của EU và đảm bảo cho pháp luật cùa Liên minh được các thiết chế thuộc EU, các quốc gia thành viên và công dân của các nước thành viên tuân thủ. Việc giải thích Luật của EU thông qua việc thực hiện chức năng tư vấn cùa Toà (Điều 300, phần 6 của Hiệp ước về cộng đồng châu Âu). Việc đảm bảo cho pháp luật của Liên minh được tuân thù thông qua hình thức xem xét và đem ra giải quyết các vụ khiếu kiên theo quy định cùa pháp luật cộng đổng châu Âu. Thẩm quyền cùa Toà án Liên minh châu Âu rất rộng, bao trùm lên cả các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, ví dụ, xem xét và đưa ra phán quyết về hành vi của các thiết chế trong cộng đồng và về các phán quyết cùa Toà. Theo quy định của Hiệp ước về cộng đổng, Toà án Liên minh châu Âu có thẩm quyền giải quyết đơn thư kháng cáo đối với Toà án sơ thẩm châu Âu đồng thời Toà còn có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại hoặc đơn yêu cầu về những phán quyết do Toà đưa ra đối với các bên.

Toà án Liên minh châu Âu còn có chức năng giải thích luật của cộng đổng theo yêu cầu cùa toà án các nước thành viên. Việc giải thích luật cộng đồng bao gồm giải thích các hiệp ước, phúc đáp về hiệu lực của các văn bản do các thiết chế của Liên minh ban hành và giải thích các văn bản đó. Thủ tục này được tiến hành khi toà án cùa một nước thành viên hoãn xét xử một vụ án mà mình đang thụ lý để hỏi Toà về cách giải thích hoặc về hiệu lực của một quy định nào đó của cộng đồng, trước khi áp dụng quy định đó trong quá trình xét xử của mình.

Bên cạnh Toà án Liên minh châu Âu còn có Toà án sơ thẩm châu Âu. Thẩm quyền của Toà này được xác định trong Hiệp định về cộng đồng, đó là xét xử sơ thẩm mọi vụ khiếu kiện của các thể nhâu cũng như các pháp nhân. Toà sơ thẩm không có thẩm quyền trong xác nhận vi phạm nghĩa vụ của các thiết chế cộng đồng và các quốc gia, cũng không có thẩm quyền giải thích luật. Tuy nhiên, sau đó, Hiệp ước Nice 2001 đã quy định thêm thẩm quyền của Toà sơ thẩm trong việc giải thích luật ở những lĩnh vực chuyên biệt và trong việc giải quyết các khiếu kiên trực tiếp của các thiết chế hoặc của các nước thành viên công đồng. Các thẩm quyền mở rộng cùa Toà sơ thẩm hạn chế hơn và ở cấp độ thấp hơn so với Toà án Liên minh châu Âu.

3. Thủ tục tố tụng tại phiên toà của Toà liên minh châu Âu

Về cơ bản, thủ tục tố tụng của Toà án Liên minh châu Âu và Toà sơ thẩm cộng đồng châu Âu là giống nhau. Trình tự giải quyết cũng tương tự như của Toà án công lý quốc tế Liên hợp quốc, bao gồm trình tự các bên đề trình yêu cầu lên Toà và trình tự xét xử về mặt nội dung vụ việc, với thủ tục viết và nói.

- Trong thủ tục viết, nguyên đơn trình bày rõ trong đơn các tình tiết, các điểm pháp lý, các chứng cứ và nêu rõ yêu cầu của mình trong vụ việc. BỊ đơn nộp bản tự bảo vệ trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nhận được tống đạt (có thể được chánh án gia hạn thêm). Nguyên đơn nộp bản phúc đáp và bị đơn nộp bản đối lại phúc đáp của nguyên đơn (thủ tục này là không bắt buộc). Thẩm phán được chỉ định báo cáo sơ bộ về vụ án, trong đó nêu rõ các tình tiết và các điểm pháp lý của vụ án, lập luận của các bên và kết luận sơ bộ của mình. Trong giai đoạn tiến hành thù tục viết, Toà có thể tiến hành các biện pháp tố tụng khác như triệu tập các bên ra ra toà, yêu cầu cung cấp tài liệu, giám định, lấy lời khai nhân chứng...

- Thủ tục nói là thủ tục bắt buộc theo quy định về thủ tục tố tụng của Toà. Tuy nhiên,, kể từ khi quy định này được sửa đổi ngày 16/5/2000, một số vụ án có thể bỏ qua thủ tục này. ở thủ tục nói, chánh án sẽ tiến hành các công việc cần làm, như ấn định ngày mở phiên xét xử, mở phiên xét xử công khai, nghe các bên phần tranh luận... Cuối cùng là phần nghị án và ra phán quyết. Phán quyết được thông qua thẹo đa số. Nếu số phiếu thuận và chống ngang nhau thì theo quyết định của chánh án. Phán quyết của Toà hoặc Toà sơ thẩm có giá trị bắt buộc đối với các bên có liên quan và các bên có liên quan có nghĩa vụ phải thực hiên các nghĩa vụ nêu trong phán quyết. Trường hợp quốc gia thành viên của Liên minh không thực hiện phán quyết của Toà thì có thể thêm một thủ thục xét xử nữa, trong đó, nước thành viên không tuân theo phán quyết có thể bị phạt tiền vì sự chậm trễ thực hiên phán quyết cùa Toà. Như vậy, phán quyết của Toà sơ thẩm hoặc của Toà án Liên minh châu Âu có thể bị kháng cáo và được xem xét lại.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)