1. Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi đang muốn kiện một người lạm dụng chức vụ quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng chưa hiểu rõ quy định về tội này ?
Mong được tư vấn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.6162

 

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 355 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 quy định về tôi Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản:

1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm:

a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng

e) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

c) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động;

d) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hình phạt tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản quy định như sau: 

 

1.1 Hình phạt cơ bản tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Đường lối xử lý hành vi phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo cấu thành tội phạm cơ bản (khoản 1 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Khoản 1 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015 là cấu thành cơ bản của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, có khung hình phạt từ 01 năm đến 06 năm tù.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VIII Bộ luật Hình sự năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).

Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng (dưới 01 năm tù) hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn là hình phạt cải tạo không giam giữ. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

Nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được hưởng án treo.

Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến 06 năm tù.

Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau, thì: Người phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015 bị phạt nặng hơn người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 1 của điều luật này; người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 sẽ được áp dụng hình phạt thấp hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ hơn; người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặngquy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sẽ bị áp dụng hình phạt nặng hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết tăng nặng hơn; người phạm tội trả lại tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.

 

1.2 Hình phạt tăng nặng thứ nhất tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Đường lối xử lý hành vi phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo cấu thành tội phạm tăng nặng thứ nhất (khoản 2 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:

+ Có tổ chức

Cũng tương tự như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản có tổ chức là trường hợp có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm này, trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Tuy nhiên, không phải vụ án lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản có tổ chức nào cũng có đủ những người đồng phạm trên.

Các yếu tố để xác định phạm tội có tổ chức được quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015.

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm

Dùng thủ đoạn xảo quyệt khi thực hiện hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là trường hợp người phạm tội có những mánh khoé, cách thức thâm hiểm làm cho cơ quan, tổ chức, người quản lý tài sản và những người khác khó lường trước để đề phòng.

Dùng thủ đoạn nguy hiểm khi thực hiện hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là trường hợp người phạm tội có những thủ đoạn chiếm đoạt tài sản hoặc thủ đoạn che giấu hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của con người.

+ Phạm tội 02 lần trở lên

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản 02 lần trở lên là trường hợp có từ 02 lần lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trở lên, mỗi lần lạm dụng chức vụ, quyển hạn chiếm đoạt tài sản đều đã cấu thành tội phạm và nay bị đưa ra xét xử cùng một lúc, không phụ thuộc vào khoảng cách thời gian từ lần phạm tội trước đến lần phạm tội sau.

Tuy nhiên, chỉ coi là phạm tội 02 lần trở lên nếu tất cả những lần phạm tội đó chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu trong các lần phạm tội đó, chỉ có 01 lần phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, còn các lần khác chỉ là vi phạm kỷ luật hoặc đã bị xét xử hoặc đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được tính để xác định là phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản 02 lần trở lên.

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

Đây là trường hợp người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Cũng tương tự như các trường hợp phạm tội khác, nếu tài sản bị chiếm đoạt không phải là tiền mà là tài sản thì giá trị tài sản được xác định căn cứ vào giá thị trường vào thời điểm phạm tội, vì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của một người khi thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng không tự mình xác định được giá trị tài sản thì phải trưng cầu giám định (định giá).

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng là trường hợp ngoài hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (thỏa mãn 01 trong 03 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015), người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản còn gây thiệt hại (khác) về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng.

+ Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; làm mất uy tín của Đảng, Nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức; gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của những đối tượng, những địa phương cần được quan tâm, hỗ trợ đặc biệt. Vì vậy, nếu lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đổi với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn thì chỉ cần thỏa mãn 01 trong 03 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015, người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản sẽ bị xét xử theo khoản 2 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015, với hình phạt tù từ 06 năm đến 13 năm.

Người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp nêu trên, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo khoản 2 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VIII Bộ luật Hình sự năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).

Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình
phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (từ 01 năm tù đến dưới 06 năm tù). Nếu người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (dưới 01 năm tù).

Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến 13 năm tù.

 

1.3 Hình phạt tăng nặng thứ hai với tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Đường lối xử lý hành vi phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo cấu thành tội phạm tăng nặng thứ hai (khoản 3 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015, chỉ khác là tài sản bị chiếm đoạt trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Cũng tương tự như các trường hợp phạm tội khác, nếu tài sản bị chiếm đoạt không phải là tiền mà là tài sản thì giá trị tài sản được xác định căn cứ vào giá thị trường vào thời điểm phạm tội, vì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của một người khi thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng không tự mình xác định được giá trị tài sản thì phải trưng cầu giám định (định giá).

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng là trường hợp ngoài hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (thỏa mãn 01 trong 03 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015), người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản còn gây thiệt hại (khác) về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

+ Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động là trường hợp ngoài hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (thỏa mãn 01 trong 03 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015), hành vi phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản còn dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động...

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội là trường hợp hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản gây phẫn nộ, bất bình trong nhân dân, dẫn đến gây rối, biểu tình; bị các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, chính sách đoàn kết, tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá rối an ninh... Vì vậy, nếu lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì chỉ cần thỏa mãn 01 trong 03 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015, người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản sẽ bị xét xử theo khoản 3 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp nêu trên, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VIII Bộ luật Hình sự năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).

Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (từ 06 năm tù đến dưới 13 năm tù). Nếu người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (dưới 06 năm tù).

Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến 20 năm tù.

 

1.4 Hình phạt cao nhất với tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Đường lối xử lý hành vi phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo cấu thành tội phạm tăng nặng thứ ba (khoản 4 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015, chỉ khác là tài sản bị chiếm đoạt trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên.

Cũng tương tự như các trường hợp phạm tội khác, nếu tài sản bị chiếm đoạt không phải là tiền mà là tài sản thì giá trị tài sản được xác định căn cứ vào giá thị trường vào thời điểm phạm tội, vì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của một người khi thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng không tự mình xác định được giá trị tài sản thì phải trưng cầu giám định (định giá).

+ Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên là trường hợp ngoài hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (thỏa mãn 01 trong 03 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015), người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản còn gây thiệt hại (khác) về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp nêu trên, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VIII Bộ luật Hình sự năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).

Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (từ 13 năm tù đến dưới 20 năm tù). Nếu người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hem của điều luật (dưới 13 năm tù).

Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến tù chung thân.

 

1.5 Hình phạt bổ sung với tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Đường lối xử lý hành vi phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo quy định về hình phạt bổ sung (khoản 5 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Ngoài những hình phạt chính như đã nêu trên, người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Việc áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản có tác dụng hỗ trợ hình phạt chính, tăng khả năng trừng trị người phạm tội, giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

 

1.6 Cấu thành tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

*Mặt chủ thể:

- Chủ thể: chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn trong tổ chức, doanh nghiệp...

.*Khách thể:

xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.

* Mặt khách quan

Hành vi khách quan: hành vi vượt ra khỏi phạm vi quyền hạn của mình nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi vượt quyền hạn này chỉ thực hiện trên cơ sở chức vụ, quyền hạn đã có của người phạm tội. Người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như là phương tiện để thực hiện tội phạm. Để chiếm đoạt tài sản của ngườ khác người phạm tội có thể thực hiện tội phạm bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Trong thực tế các thủ đoạn này là lạm dụng chức vụ, quyền hạn để uy hiếp tinh thần hoặc lừa dối hoặc lạm dụng tín nhiệm.

+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn uy hiếp tinh thần người khác để chiếm đoạt tài sản của họ là trường hợp người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn làm phương tiện để cưỡng bức người khác, chiếm đoạt tài sản của họ. Người bị hại do lo sợ rằng người phạm tội sẽ gây thiệt hại cho mình mà để cho người có chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản..

+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa dối người khác chiếm đoạt tài sản của họ là trường hợp người phạm tội thể hiện những nội dung không đúng sự thật với người khác nhưng vì tin vào người có chức vụ, quyền hạn mà họ không nhận thức ra được đó là gian dối và để cho người phạm tội chiếm đoạt tài sản.

+ Nếu người phạm tội không gian dối nhưng người bị hại vẫn tin mà giao cho tài sản và người có chức vụ, quyền hạn lạm dụng sự tín nhiệm này mà chiếm đoạt tài sản của họ thì đây là thủ đoạn lạm dụng tín nhiệm.

- Kết quả là nhằm chiếm đoạt tài sản của tổ chức, cá nhân.

- Phương tiện: chính là chức vụ, quyền hạn được lạm dụng để thực hiện hành vi

* Mặt chủ quan:

- Lỗi : cố ý trực tiếp

- Mục đích: mục đích chiếm đoạt tài sản

-Động cơ: Vu lợi bất chính

Hình phạt của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

+ Khung 1: bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm

+ Khung 2: bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm.

+ Khung 3: bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm

+ Khung 4: bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân

+ Hình phạt bổ sung: còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

 

2. Tư vấn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội vu khống ?

Chào luật sư, em có vấn đề sau mong được luật sư tư vấn giúp. Cháu trai em được thằng bạn cùng phòng đưa xe nhờ chở bạn của nó đi Bình Dương để xin việc. Xong cháu em chở đi, xuống đó vô quán nước uống. Cái thằng được chở đi mới nói cháu em ngồi đó nó lấy xe chạy vô công ty kia xin việc. Xong nó lấy xe đi luôn. Cháu em đợi tới chiều không thấy nó quay lại bà chủ quán mới nói nó lấy xe đi luôn rồi đợi gì nữa. Cháu em mới đón xe về Sài Gòn nói với thằng chủ xe là bạn nó lấy xe đi luôn rồi. Mà thằng chủ xe quen biết thằng ăn cắp xe nhưng không biết địa chỉ nhà nơi ở gì hết đó. Giờ thằng chủ xe nói cháu em thì dàn cảnh với thằng kia ăn cắp xe nó nó bắt đền. Giờ nó kêu đưa nó 5 triệu không nó báo công an.
Mà giờ lỡ đưa 5 triệu vài bữa nó đòi tiếp thì tính sao? Xe nó hồi mua tầm 23 triệu. Mà cháu em nó không có lấy nó cũng chỉ giúp thằng chủ xe chở bạn nó đi tìm việc thôi ?
Mong nhờ luật sư tư vấn giùm em về trường hợp này. Rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư, Em xin chân thành cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn Luật hình sự trực tuyến gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Về hành vi của người lấy xe ở đây đã cấu thành hành vi trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017:

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Xét về lỗi em bạn không có lỗi đối với việc để mất xe do đó em bạn không có nghĩa vụ phải bồi thường, mà bên có lỗi phải có nghĩa vụ bồi thường căn cứ quy định tại Điều 528 Bộ luật Dân sự 2015.

Điều 528. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thỏa thuận, quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì phải bồi thường.

Trong trường hợp, em bạn không thực hiện hành vi phạm tội nhưng người bạn đó một mực đổi tội, vu khống cho em bạn rằng đã lấy xe nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm của em bạn, về hành vi đó có thể cấu thành tội vu khống theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017.

Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Đối với trường hợp này, bạn và em bạn nên đến Cơ quan Công an để khai báo, tường trình về việc mất xe. Và phía bên Công an sẽ có trách nhiệm làm rõ nguyên nhân, và trường hợp phạm tội này có đồng phạm hay không?. Vì người lấy xe lại là bạn của người đưa xe cho em bạn nên cũng cần đưa ra giả thiết người bạn này có liên quan gì đến việc mất xe không?.Do đó trong trường hợp này, em bạn nên thỏa thuận với người bị mất xe chờ cơ quan Công an xác nhận và tìm kiếm để trả lại tài sản cho người đó sớm nhất.

 

3. Mua trả góp không trả tiền có phạm phải tội chiếm đoạt tài sản ?

Thưa luât sư, Tôi có mua đồ trả góp đựơc 5 tháng,1 tháng tôi trả góp là 780.000 đồng, mà góp 12 tháng tôi còn nợ lai số tiền là 6.590.000 đồng. Sau đó, tôi bị mất số điện thoại và mất hết giấy tờ. Tôi có lên chỗ đóng tiến báo mất giấy đóng tiền và yêu cầu làm lại mà bên thu tiền nói không có giấy chứng minh nên họ không làm.
Tôi để lại số điện thoại mới, cũng không thấy họ gọi, không thấy bên ngân hàng xuống nhà, rồi tôi cho vay. Bây giờ bên ngân hàng thưa tôi chiếm đoạt tài sản ?
Mong Luật sư giải đáp!

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Do đó, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

Theo đó, bạn không hề có hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản từ trước và mọi thông tin bạn đưa ra đều là sự thật và bạn chỉ có hành vi không trả tiền cho ngân hàng, như vậy, bạn không đủ các yếu tố để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, việc bạn không thực hiện các nghĩa vụ của mình với ngân hàng là lỗi của bạn và bạn phải chịu trách nhiệm bồi thường hợp đồng và thiệt hại (nếu có) đối với ngân hàng. Do đó, bạn nên thanh toán số tiền còn lại cho họ để tránh những rắc rối không đáng có về mặt pháp lý.

 

4. Tư vấn luật thừa kế: Giả mạo chữ ký chiếm đoạt tài sản thừa kế ?

Kính gửi công ty luật Minh Khuê, Kính mong luật sư giúp tư vấn cho tôi 1 việc như sau: Cha mẹ tôi sinh ra được 10 người con, 4 nam chết 1 còn lại 3, 6 nữ chết 2 còn lại 4. Tôi con trai trưởng trong gia đình, ông bà nội, bà ngoại, cha mẹ ruột đều chết.
Cha tôi và bà nội chết đi, đã để lại một căn nhà, do 2 người đều đứng tên chủ quyền, 2 người không để lại di chúc. Hai đứa em tôi tranh giành ở trong căn nhà này, từ ngày 5/7/1991 đến nay. Đúng ra là trai trưởng tôi có quyền ở trong căn nhà này để thắp nhang thờ cúng cha mẹ, ông bà, nhưng vì hai đứa em tôi nó ngang ngược, tôi không muôn đưa ra nhờ pháp luật phân xử, cũng chỉ vì sợ hang xóm chê cười, tôi đành phải ra ngoài thuê nhà để ở, với hoàn cảnh khó khăn, làm nghề tài xế chở mướn, chưa có khả năng mua nhà.
Gia đình tôi hầu hết chết vì bệnh già và bệnh ung thư, tôi chính là người gần gũi chăm sóc nhiều nhất, nhưng trong giờ phút cuối cùng của những người than đã ra đi, tôi mới được biết em trai tôi đã lừa mọi người trong gia đình, ký tên vào một tờ giấy trắng với lý do xin phép xây dựng sửa chữa nhà cửa, còn một mặt giấy bên kia tiếp theo thì nó làm gì để qua mặt được pháp luật thì mọi người không biết, và hiện nay đã làm được sổ hồng đứng tên 1 mình. Tôi là trai trưởng, hiện giờ Hộ khẩu thường trú và Chứng minh nhân dân của tôi vẫn ở địa chỉ trong căn nhà này, tôi không đồng ý ký tên vào văn bản thỏa thuận cho em trai tôi đứng tên thừa kế. Tôi nghĩ là nó đã giả mạo chứ ký của tôi để qua mắt chính quyền. Hiện nay căn nhà này đang bị để hoang, 2 đứa em tôi lâu này ở trong căn nhà này, đã dọn đi nơi khác ở.
Theo tin tôi được biết, lý do vì nợ nần, cờ bạc, thường xuyên bị người cho vay tiền đến đòi nợ và xã hội đen hăm dọa. Nguyện vọng cuối cùng của tôi là nhờ luật sư hướng dẫn thủ tục nhờ pháp luật thu hồi lại sổ hồng, thứ 2 là để ngăn chặn căn nhà này bị đem đi bán hoặc đem thế chấp cho ngân hang, thứ 3 là để ngăn chặn căn nhà này có thể xảy ra án mạng khi không có tiền trả nợ ?
Trước khi nhận được sự giúp đỡ, tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.
Người hỏi: N.M.H

 

Trả lời:

Thứ nhất, Bạn nói ngôi nhà trên là do cha bạn và bà nội bạn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, chúng tôi có thể chia ra được hai trường hợp như sau:

- Trường hợp 1: ngôi nhà trên là tài sản chung của hộ gia đình bạn và người đứng tên đại diện là bà nội và cha bạn. Khi đó, theo điều 102 , Bộ luật dân sự 2015 về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình:

Điều 102. Tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
1. Việc xác định tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này.
2. Việc xác định tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 506 của Bộ luật này.
3. Việc xác định tài sản chung của các thành viên của tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo thỏa thuận của các thành viên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

-Trường hợp 2: ngôi nhà trên là tài sản chung phân chia được theo phần của bà nội bạn và bố bạn theo điều 209, bộ luật dân sự 2015

Điều 209. Sở hữu chung theo phần
1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Khi đó, nếu cha bạn và bà nội bạn mất mà không để lại di chúc thì ngôi nhà này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật theo quy định tại điều 651, bộ luật dân sự 2015.

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, ngôi nhà này sẽ được chia theo phần đóng góp của cha bạn và bà nội bạn sau đó sẽ tiến hành chia thừa kế theo quy định nêu trên nếu gia đình bạn có yêu cầu chia thừa kế ngôi nhà đó.

Thứ hai, bạn trình bày em trai bạn "đã lừa mọi người trong gia đình, ký tên vào một tờ giấy trắng với lý do xin phép xây dựng sửa chữa nhà cửa, còn một mặt giấy bên kia tiếp theo thì nó làm gì để qua mặt được pháp luật thì mọi người không biết, và hiện nay đã làm được sổ hồng đứng tên 1 mình". Và bạn không đồng ý ký tên vào văn bản thỏa thuận cho em trai bạn đứng tên thừa kế nhưng hiện nay em bạn lại làm được sổ hồng đứng tên mình. Như vậy, bạn phải xác định rõ xem cái tờ giấy trắng mà bạn ký cho em bạn với lý do xin giấy phép xây dựng sửa chữa nhà cửa thực ra nội dung đó là gì và bạn có thể nên văn phòng đăng ký đất đai nơi em bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để biết rõ hơn lý do được cấp.

Sau khi xem xét các vấn đề trên nếu bạn thấy em bạn đã lừa dối bạn và bạn có chứng cứ chứng minh sự lừa dối đó thì bạn có thể khiếu nại về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo luật khiếu nại 2011. Nếu khiếu nại không được giải quyết hoặc giải quyết không hợp lý thì bạn có thể khởi kiện hành chính theo quy định của luật tố tụng hành chính.

Về em bạn, nếu thực sự bạn chứng minh được em bạn có hành vi lừa dối để mong chiếm được ngôi nhà này thì theo quy định tại điều 174, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, em bạn có thể phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5. Chiếm đoạt tài sản của người khác bị xử lý như thế nào theo luật hình sự ?

Luật Minh Khuê tư vấn các hình thức xử phạt hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác.

Luật sư tư vấn:

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định:

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đứng tên vay tiền ngân hàng thì bạn phải có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, nghĩa vụ trả nợ cho bạn thuộc về bạn của bạn. Trường hợp bạn của bạn không có ý định trả nợ, bạn có thể khởi kiện người đó về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 175 của bộ luật hình sư 2015 sửa đổi 2017 nếu có đủ yếu tố hình sự. Bạn nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn của bạn cư trú. Đồng thời cung cấp chứng cứ chứng minh giao dịch giữa hai bạn có tồn tại, chứng minh nghĩa vụ trả nợ thuộc về bạn của bạn nhưng người đó không trả.