1. Tội vi phạm về tài nguyên?

Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên được quy định tại Điều 227 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 với nội dung cụ thể như sau:

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến - 1900.6162

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua điện thoại gọi: 1900.6162

Điều 227. Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

1. Người nào vi phạm các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong những trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc loại khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc loại khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;

b) Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 trở lên;

c) Có tổ chức;

d) Gây sự cố môi trường;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 04 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

e) Làm chết người.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

 

2. Phân tích lợi ích trong khai thác tài nguyên ?

Biểu thuế suất thuế tài nguyên đã không được Thường vụ Quốc hội thông qua với lý do “chưa đáp ứng được mục tiêu quan trọng là góp phần khuyến khích sử dụng tài nguyên tiết kiệm, nhất là tài nguyên không tái tạo”. Việc khai thác tài nguyên để phát triển kinh tế là cần thiết nhưng lại dễ mâu thuẫn với chiến lược giữ gìn nguồn tài nguyên bền vững và bảo vệ môi trường.

Cân đối lợi ích trong khai thác tài nguyên và bảo về môi trường

Luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số: 1900.6162

Hỏi: Xin ông cho biết vai trò của ngành tài nguyên - môi trường trong một nền kinh tế?

Trả lời: Tài nguyên và môi trường là hai mặt của một vấn đề kinh tế. Nếu chỉ tính đến tài nguyên mà không tính đến môi trường thì chúng ta sẽ trở thành kẻ bóc lột tương lai để tìm sự phát triển trước mắt. Vì thế, khi thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường là chính phủ cũng đã ý thức được việc phải khắc phục các hậu quả của quá trình khai thác tài nguyên, để nó không đẻ ra di họa tương lai có chất lượng môi trường của việc khai thác ấy.

Muốn biết tài nguyên đóng vai trò gì thì trước hết chúng ta phải xem xem cái gì được gọi là tài nguyên. Từ trước đến nay chúng ta chỉ nhìn thấy các mỏ quặng là tài nguyên. Trong tất cả các bài học phổ thông của con trẻ, người ta chỉ nhắc đến các mỏ quặng và xem đấy là tài nguyên. Bây giờ chúng ta phải mở rộng khái niệm tài nguyên gồm cả tài nguyên nước, tài nguyên mỏ, tài nguyên biển, tài nguyên đất đai… Phải nói rằng chưa bao giờ người Việt tổ chức khai thác tài nguyên một cách rầm rộ và toàn diện nhằm mục tiêu phát triển kinh tế cho những giai đoạn trước mắt như hiện nay, nhưng đấy là việc tất yếu mà chính phủ của chúng ta phải làm. Suy ra cho cùng, tất cả các chính phủ đều nhìn tài nguyên như một cứu cánh, không trừ một chính phủ nào. Có thể nói, sự chú ý đến việc tìm kiếm và khai thác tài nguyên phục vụ cho sự phát triển kinh tế trước mắt là hoạt động vừa tự nhiên, vừa bản năng, vừa tất yếu đối với chính phủ của chúng ta. Chỉ có một điều đáng bàn là chúng ta phải tính đến các yếu tố phản ứng phụ của quá trình khai thác tài nguyên.

Chúng ta cũng đang tự giác dần dần, đang ý thức dần dần nhưng ở trạng thái hiện nay là chưa đầy đủ. Như đã nói, chính phủ của chúng ta hiện nay, chính phủ CHXHCN Việt Nam không phải là chính phủ duy nhất trong lịch sử Việt Nam để ý đến tài nguyên. Rất nhiều triều đại trước đây đã để ý đến các thứ luật liên quan đến lĩnh vực này. Việc quản lý đất đai mà chúng ta đang làm không chặt chẽ bằng luật về đất đai ở thời kỳ phong kiến. Những định nghĩa luật về đất đai, phân loại đất đai và phân loại để biến đất đai trở thành tư liệu sản xuất hiện nay là không khoa học bằng những triều đại trước đây. Xét về mặt kỹ thuật, năng lực khai thác mỏ của chúng ta bây giờ tốt hơn nhiều so với các triều đại trước đây, nhưng quá trình quản lý nó xét về phương diện nhà nước cũng không vì thế mà chặt chẽ và minh bạch hơn trước đây. Luật của chúng ta về chuyện khai thác tài nguyên phải kèm theo việc xử lý các vấn đề về môi trường là chưa chặt chẽ. Việc ghép khái niệm tài nguyên với môi trường là một sự ghép có ý thức và có ý nghĩa tích cực, nhưng việc tổ chức cân đối lực lượng giữa khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường chưa được chú ý. Mặc dù về hình thức chúng ta đã tổ chức thành một Bộ, nhưng lực lượng quan tâm đến tài nguyên vẫn mạnh hơn, chiếm ưu thế hơn lực lượng quan tâm đến sự hoàn nguyên của môi trường. Vì thế cho nên, tài nguyên và môi trường là một cặp phạm trù thể hiện sự mất cân đối rõ nhất trong sự chú ý một cách toàn diện đến vấn đề này.

Chúng ta là một nước ra khỏi nền kinh tế tập trung quan liêu khá chậm. Xét về tiến trình phát triển kinh tế thì chúng ta là một nước đi sau rất nhiều và vì thế tài nguyên như một cứu cánh quan trọng của cái giai đoạn chậm phát triển của CHXHCN Việt Nam. Và việc chính phủ chúng ta để ý đến tài nguyên như một cứu cánh là một thái độ hoàn toàn tự nhiên. Sự đúng đắn của chính phủ sẽ xuất hiện cùng với sự cân đối phân bố lực lượng giữa khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường.

 

3. Luật tài nguyên môi trường như thế nào?

Trả lời: Là tất cả mọi người phải biết. Những vụ vi phạm phải được xử một cách công khai và không có nhân nhượng. Ở nhiều thị trường khó tính trên thế giới, nếu sản phẩm của anh là sản phẩm xâm phạm môi trường hoặc sử dụng lao động trẻ em, lao động tù nhân là người ta không mua. Chúng ta xử lý mỗi một vụ Vedan mà mất mấy năm, thậm chí mất cảnh giác đến mức trao cho họ cả giải thưởng sản phẩm thân thiện với môi trường. Những việc như vậy làm cho nhà nước mất mát rất nhiều uy tín trong xã hội.

Chúng ta cần lưu ý rằng bảo vệ môi trường là một vấn đề kinh tế. Chi phí cho bảo vệ môi trường chiếm một tỉ trọng cực kỳ quan trọng trong cấu thành giá sản phẩm. Chúng ta buộc phải cạnh tranh với các quốc gia bán tài nguyên khác. Nhưng họ đã đầu tư cho chuyện này lâu rồi, sau chu trình khấu hao hàng chục năm rồi thì giá của họ cạnh tranh hơn giá của một quốc gia mới bắt đầu khai thác. Nếu cộng cả chi phí để hoàn nguyên môi trường, khôi phục lại sự cân bằng môi trường vào giá thành thì vô cùng lớn, người Trung Quốc và người Việt Nam không dám tính đến việc ấy, vì tính đến là không còn đủ khả năng cạnh tranh.

 

4. Vấn đề khai thác tài nguyên?

Trả lời: Đúng. Chúng ta khai thác trên qui mô lớn hơn nhiều so với thời thực dân, vì nhu cầu phát triển của chúng ta nhanh hơn nhiều, lớn hơn nhiều so với thời kỳ thực dân. Thời thực dân chưa ai nghĩ rằng phải khai thác cái bể than dưới lòng sông Hồng. Trong tương lai nếu chúng ta làm việc ấy là chúng ta có thể phá hoại toàn bộ nền văn minh sông Hồng, nhưng chúng ta vẫn phải nghĩ. Trong quá trình đang suy nghĩ thì những anh mau mồm mau miệng lại nói ra và gieo vào trong xã hội tất cả những mối lo lắng không đáng có. Chúng ta chưa kịp chứng minh với xã hội là làm như thế có lợi gì, có hại gì và giải quyết cái hại ấy bằng cách nào, thì chúng ta reo vang là chúng ta tìm được bể than sông Hồng và chúng ta nói ngay đến kế hoạch khai thác nó. Tức là chúng ta nhìn tất cả các con mồi cùng một lúc và nói to về khát vọng vồ mồi cùng một lúc, mặc dù có khi trên thực tế chúng ta chưa làm. Việc đó gieo một nỗi lo lắng không cần thiết cho xã hội. Chúng ta phải nói rõ với mọi người rằng chúng ta sẽ thăm dò xem thế nào. Chúng ta phải làm thử, khai thác thử rồi chúng ta mới có kết luận xem nếu đốt rỗng ruột toàn bộ cái châu thổ này thì nó thành cái gì. Chúng ta không nói như thế. Chúng ta chỉ nói đấy là một nguồn lợi, mà đã là một nguồn lợi thì lắm người nhòm ngó và người dân sẽ cảm thấy lo ngại. Hàng trăm, hàng nghìn suy đoán sẽ tạo ra sự phân vân, sự rối loạn không cần thiết.

 

5. Tài nguyên nào nên chú ý trong dài hạn?

Trả lời: Có ba thứ nổi bật: dầu khí, đất đai và nước. Có một loại tài nguyên nữa là tài nguyên biển thì chúng ta đang có tranh chấp và phải nói rằng tiềm năng của lực lượng vũ trang của chúng ta chưa đủ mạnh để chúng ta có thể khai thác mà vẫn bảo vệ được sự yên ổn. Cho nên việc khai thác tài nguyên biển có lẽ phải đi chậm hơn và phải dựa trên cơ sở đánh giá chiến lược tài nguyên biển của các quốc gia lân cận. Đấy là loại tài nguyên có chất lượng đa quốc gia. Những loại tài nguyên như vậy buộc phải có chiến lược khai thác dựa trên chính sách đối ngoại và dựa trên sự đánh giá cả các chính sách đối ngoại của các quốc gia khác. Mỗi một loại tài nguyên phải có những chương trình khác nhau. Tài nguyên đất đai thì liên quan đến an ninh quốc phòng, liên quan đến lãnh thổ, đến sự cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp. Gần đây tôi có đọc một bài viết rằng vấn đề lương thực trở thành vấn đề chính trị của thế kỷ XXI, bởi vì vào những năm 40 của thế kỷ này, thế giới sẽ thiếu lương thực. Do sự khô hạn do sự dâng lên của mực nước biển thì diện tích canh tác toàn cầu sẽ co lại và do đó lương thực trở thành vấn đề chiến lược toàn cầu. Cho nên trong cân đối tài nguyên đất đai, đối với trong nước thì chúng ta phải cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp, cân đối khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và đô thị; đối với quốc tế thì chúng ta phải tính đến tình trạng khan hiếm lương thực của thế kỷ. Tài nguyên nước cũng là tài nguyên đa quốc gia, nó liên quan đến các quốc gia thượng nguồn, cho nên phải có chiến lược khôn khéo gắn chặt với chính sách đối ngoại. Chính sách đối ngoại không đủ sáng suốt, không đủ cương quyết, không đủ kinh nghiệm thì loại tài nguyên ấy sẽ trở thành tài nguyên phụ thuộc. Khi chúng ta trở thành nước phụ thuộc quốc tế về tài nguyên thì chúng ta sẽ dần dần trở thành quốc gia phụ thuộc, thậm chí dưới phụ thuộc. Ngay cả tài nguyên dầu khí cũng có tranh chấp. Nhìn chung, những tài nguyên có tính chất chiến lược đều vướng phải vấn đề đa quốc gia. Tài nguyên nước và tài nguyên dầu khí vướng một cách trực tiếp, còn tài nguyên đất đai thì vướng một cách gián tiếp vào vấn đề cân đối toàn cầu về tình trạng lương thực trong thế kỷ XXI. Cho nên, mọi tài nguyên có chất lượng chiến lược đều lệ thuộc vào chính sách đối ngoại, lệ thuộc vào tầm nhìn.

Qua các bạn, tôi đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ nên có một phác đồ mô tả toàn bộ diễn biến về giá trị kinh tế của tất cả các tài nguyên mà Việt Nam có để làm nền tảng cho chính phủ của chúng ta xây dựng chính sách vĩ mô một cách ổn định đối với mỗi một loại tài nguyên. Cái mà chúng ta có hiện nay mới chỉ là đánh giá thị trường, đánh giá sự dao động giá cả của các nguyên liệu trong ngắn hạn. Chúng ta không phỏng đoán được trong một quá trình 50 năm thì giá nguyên liệu ấy dao động thế nào, địa vị công nghiệp của từng loại nguyên liệu là như thế nào. Xây dựng chiến lược bán hàng 100 năm khác với xây dựng chiến lược 100 năm cho quá trình khai thác một loại tài nguyên.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê